Thư của mẹ nhà đấu tranh dân oan Trần Thị Thúy nhân ngày QTNQ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kính gửi:

– Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc
– Bộ ngoại giao Hoa kỳ
– Bộ ngoại giao Úc
– Bộ ngoại giao Na Uy
– Bộ ngoại giao Thụy Sĩ

Nhân ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12/2013

Tôi tên: Bùi Thị Nữ. Sinh năm: 1943

Hiện cư ngụ: Ấp Long Thái xã Long Khánh B, Huyện Hồng Ngự – Đồng Tháp.

Là mẹ ruột của: Trần Thị Thúy

Nguyên do: Vào năm 1982 gia đình tôi bị chính quyền tỉnh Đồng Tháp cựu đại tá Quân Đội Nhân Dân Việt Nam tên là Phạm Ngọc Trọng cướp đi 22 ha đất ruộng của gia đình tôi. Đến năm 2002 gây sóng gió lần nữa là 2.500m2 đất chỉ bồi thường 10.000đ/ m2. Trong khi đó nhà nước bán lại 3.000.000đ/m2.

Cứ qua sự việc nói trên gia đình tôi và con gái tôi đi khiếu kiện từ điạ phương đến trung ương coi như vô hiệu quả. Đến năm 2010 bổng tự nhiên như một cơn đại hồng thủy công an tràn vào bắt con gái tôi, đánh con trai tôi và đứa con thứ 2 tôi lên máu không cho bác sĩ đến nên con tôi bị tử vong.

Kính thưa quí ngài!

Ở một thể chế độc tài, độc đảng quyền con người không có, cả tự do tôn giáo cũng không thì người dân chúng tôi sống trong cảnh phập phòng lo sợ. Họ bắt người qui tội gì cũng được. Tại vì chính quyền có Điều 4 Hiến pháp trong tay họ muốn chụp mũ ai thì chụp, nay ở nhà có tổ chức đám giỗ thì họ dùng lực lượng công an, nhất là tên Lực – Công an an ninh – tỉnh đến ngăn chặn không cho dòng họ đến nhà cúng đám. Họ dùng hết thủ đoạn này tới thủ đoạn kia, cấm vận kinh tế không cho ai đến, còn riêng con gái tôi là Trần Thị Thúy bị họ giam giữ rất khắc nghiệt và hiện nay bị bệnh rất nặng như sau: sạn túi mật, vôi cột sống và cao huyết áp. Nhưng khi mang thuốc vào thì họ không cho uống, mỗi khi đến thăm họ quay phim, chụp hình và gây khó khăn. Bề ngoài thì họ nói sửa điều luật này đến điều luật nọ nhưng thực chất là một tờ giấy cũ mà thôi.

“Đi cùng khắp biển cù lao
Lộn đi lộn lại cũng tao với mày.”

Nay tôi làm thỉnh nguyện thư này đến quí ngài Cao Ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vì hiện nay Việt Nam là thành viên của Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Bước ra sân chơi Quốc tế thì họ phải tuân theo luật quốc tế, thả những người tù lương tâm và chính trị. Trong đó có con gái tôi là: Trần Thị Thúy đang bị giam cầm ở nhà tù tỉnh Đồng Nai đang lâm bệnh nặng.

Trong khi chờ đợi sự phúc đáp của quí ngài gia đình tôi và nhân dân cả nước, đời đời nhớ ơn quí ngài. Nhờ có quí ngài con tôi và những người tù chính trị mới có thể thoát khỏi cảnh lao tù cộng sản.

Tôi thành thật biết ơn quí ngài./.

Hồng Ngự ngày 10 tháng 12 năm 2013
Kính thư
(Đã ký)
Bùi Thị Nữ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.