Nếu ở vị trí của tôi, bạn sẽ làm gì?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 19/3/2013 – Khi tôi hỏi bạn câu này không có nghĩa tôi mong bạn hay bất cứ một người Việt Nam nào phải trải nghiệm những điều giống như tôi. Đơn giản tôi muốn ở bạn sự đồng cảm. Tôi tin rằng cuộc sống sẽ thú vị và sống động hơn khi chúng ta thử đặt mình vào hoàn cảnh của người khác và suy nghĩ, cảm nhận bằng trái tim của họ. Những tình huống tôi sắp đặt ra có thể khiến bạn thấy khó chịu và cho rằng “thật xui xẻo”. Nếu vậy, bạn hãy chấm dứt việc đọc nó. Nhưng tôi vẫn muốn bạn cùng tôi tham gia “trò chơi trắc nghiệm” này, để tôi được hiểu bạn hơn. Hãy cho tôi biết cảm nhận của bạn nhé để chúng ta được gần nhau . Và đây là các tình huống bạn rất có thể sẽ gặp phải nếu bạn là tôi:

Chưa đầy 6 tháng kể từ lúc ra tù, bạn nhận hơn mười giấy triệu tập của chính quyền địa phương. Họ liên tục đến nhà làm phiền bạn với đủ các lý do: kiểm tra hộ khẩu, làm việc hoặc thăm hỏi. Những người nhân danh công an nhân dân này sẵn sàng đứng đập cửa nếu bạn không cho họ vào. Thật không dễ chịu chút nào khi nhiều lần họ nhằm lúc bạn vắng nhà để khủng bố tinh thần cho người mẹ gần 80 tuổi của bạn. Thậm chí, giữa lúc đêm tối, mất điện họ tự ý mở cổng ngoài và bắt ép mẹ bạn phải mở cửa để họ “kiểm tra hộ khẩu”. Cả đám người sắc phục lẫn không sắc phục cầm đèn pin rọi khắp nhà, từ phòng riêng cho đến toa-lét.

Bạn trở về trong tình trạng sức khỏe suy kiệt, cần phải đến bệnh viện thăm khám và điều trị nhưng luôn bị chính quyền địa phương gây khó khăn. Bạn hỏi: “Nếu tôi chẳng may bị bệnh nghiêm trọng cần phải đi cấp cứu nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng, mà bệnh viện lại nằm ở phường khác, quận khác. Khi đó theo như luật của các ông thì tôi vẫn phải làm đơn, báo cáo với các ông lên cấp phường, rồi chờ các ông trình lên cấp quận sau đó lại tiếp tục chờ các ông giải quyết rồi tôi mới được tự đi cứu mạng tôi à, nhỡ lúc đó chết thì sao?”. Và bạn sẽ nhận được câu trả lời từ chính miệng ông phó chủ tịch UBND phường rằng: “Đã là luật thì phải thi hành thôi, không khác được.” Tư gia của bạn liên tục bị công an chốt chặn, canh gác, bao vây nhằm khủng bố tinh thần và ngăn chặn quyền tự do đi lại của bạn. Không những thế, ban đêm họ còn gây mất trật tự, ảnh hưởng đến giấc ngủ của gia đình bạn cũng như những người hàng xóm xung quanh.

Mồng 5 tết, công an vào tận nhà “khuyến cáo” bạn không nên đi đâu và lập tức kéo đến canh gác khiến cho khách khứa, bạn bè của bạn tỏ ra hoang mang, sợ hãi.

Bạn đi thăm người quen, hãy chuẩn bị tinh thần bị công an ập vào lôi đi bất cứ lúc nào rồi áp giải đến vài trụ sở mà họ muốn rồi thẩm vấn hàng tiếng đồng hồ. Sau cùng, bạn sẽ được “kỷ niệm” một giấy xử phạt trị giá 1,5 triệu đồng với cái gọi là “vi phạm các quy định về nghĩa vụ của người chấp hành án phạt quản chế”.

Và đây là câu chuyện tôi muốn chia sẻ với bạn:

Tôi đã trải qua 4 năm tù giam bằng luật của “Nhà nước CHXHCN VN” và trở về trong tình trạng sức khỏe tồi tệ. Trước kia và cả bây giờ, tôi chưa bao giờ chấp nhận bản án cũng như những thứ luật vô lý mà nhà cầm quyền áp đặt cho tôi. Điều này đồng nghĩa với việc tôi sẽ đối mặt với vô vàn khó khăn thậm chí phải chấp nhận cả những rủi ro mà bản thân không thể lường trước được. Mẹ tôi vì quá lo lắng đã khuyên tôi nên “làm đơn” để thông báo cho họ việc sẽ đi khám bệnh ở Hà Nội. Bởi trước đó, bà đã được công an “nhắc nhở” rằng trong trường hợp tôi tự ý đi, nếu gặp “sự cố” giữa đường họ sẽ không chịu trách nhiệm gì. Tôi đã…làm đơn, thông báo cho họ đầy đủ các thông tin cần thiết mà họ yêu cầu. Và đây là câu trả lời tôi nhận được: Vào lúc 23 giờ 30 phút ngày 3/10/2012, một toán công an (phường Đông Hải 1) đã xông vào nhà tôi đòi “kiểm tra hộ khẩu”, tức là chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi tôi đưa đơn. Họ ra “lệnh miệng” rằng tôi không được đi đâu khỏi nhà. Toán công an này còn cho biết đơn của tôi viết “Sai” vì không có từ “ĐƠN XIN” và thiếu giòng chữ “CHXHCNVN độc lập, tự do, hạnh phúc”.

Để được hưởng cái quyền đương nhiên là của mình, tôi đã phải xoay sở, nghĩ đủ mọi cách để đến được bệnh viện hòng không bị ngăn cản. Các bác sĩ bệnh viện Việt Tiệp ( Hải Phòng) kết luận tôi chỉ bị viêm họng, không có gì nguy hiểm trong khi tôi luôn bị sốt nhẹ và họ cũng không giải thích được hiện tượng này. Bác sĩ chuyên khoa mắt chẩn đoán tôi bị “phù đĩa thị” và “thoái hóa biểu mô sắc tố”. Ông cũng kê đơn thuốc cho tôi. Tuy nhiên, bệnh tình không những không thuyên giảm mà còn thêm trầm trọng. Tôi tìm đến một bác sĩ khác rất nổi tiếng và uy tín tại Hà Nội. Bà chẩn đoán tôi bị “ mỏi điều tiết” và “gai thị bạc mầu phía thái dương”. Theo phương pháp điều trị của bà, tôi thấy bệnh đỡ hẳn. Nhưng chưa đầy hai tháng sau, tôi bị đau lại. Nhiều lúc cảm giác như hai mắt muốn vỡ tung, rất khó chịu. Lại thêm những cơn sốt nhẹ cứ dai dẳng hết ngày này qua ngày khác. Tôi thực sự lo lắng. Tôi cần phải vào Sài Gòn khám chữa bệnh. Và tôi lại lần thứ hai làm đơn. Không phải tôi thỏa hiệp với thứ “luật vô luật” kia mà vì không muốn họ lấy cớ tôi vắng nhà để khủng bố tinh thần mẹ tôi. Hơn nữa, đi khám bệnh là quyền đương nhiên bất cứ ai cũng được hưởng ( không phải xin phép). Không một chính phủ hay nhà nước bình thường nào muốn công dân của mình ốm yếu, bệnh tật. Với suy nghĩ như thế, tôi chắc chắn họ để tôi đi. Tôi đã sai!

Ngày 19/2/2013: Tôi gửi đơn yêu cầu cho đi khám bệnh.

Ngày 22/2: Tôi bị mệt, phải đi tiêm và truyền nước. Bác sĩ yêu cầu điều trị những ngày tiếp theo.

Ngày 23/2: Công an bắt đầu canh gác. Việc điều trị do vậy bị gián đoạn.

Ngày 24/2: Sáng : công an vào nhà đưa giấy triệu tập ngày 25/2 lên UB phường để nghe “trả lời đơn yêu cầu đi khám bệnh”.

Chiều: Do không thể đến phòng khám cũ, tôi phải chuyển tới điều trị tại một phòng khám nhỏ ở gần nhà.) Huyết áp đo được chưa đến 80/50. Trong khi tôi nằm truyền nước, công an đứng ngoài canh cửa.

Ngày 25/2/2013: Trong lúc tôi đang nằm truyền nước, công an khu vực đã vào tận nơi “kiểm tra” và anh ta gọi điện báo cáo tình hình cho cấp trên.

Sáng 26/2: Tôi đi làm việc. Công an các cấp phường, quận, thành phố đã thông báo việc họ đã nhận được đơn của tôi và hứa sẽ giải quyết. Tôi yêu cầu họ phải trả lời bằng văn bản theo đúng luật định. Bà Lã Thị Thu Thủy, đại diện công an thành phố và ông Nguyễn Văn Kỳ, phó chủ tịch UBND phường Đông Hải 1 đã hứa sẽ trả lời đơn bằng văn bản.

10 giờ sáng ngày 28/2, công an phường vào đưa giấy triệu tập, yêu cầu phải có mặt vào lúc 10 giờ 15 cùng ngày để nghe họ chính thức trả lời đơn. Tôi yêu cầu họ dẫn chứng luật nào cho phép công an được triệu tập công dân trước 15 phút ( thậm chí thời gian ra mở cổng và nghe họ trình bày cũng …quá 15 phút ). Họ ra về và ít phút sau mang 1 giấy triệu tập khác hẹn ngày hôm sau 1/3/2013 lên phường “làm việc”.

Ngày 1/3/3013: Tôi đi “làm việc” với “các cơ quan có thẩm quyền” gồm những thành phần sau:

1. Nguyễn Văn Kỳ, phó chủ tịch UBND phường Đông Hải 1
2. Trung tá Lưu Văn Thi, phó trưởng công an phường Đông Hải 1.
3. Lã Thi Thu Thủy, đội trưởng phòng an ninh chính trị PA67, công an thành phố Hải Phòng.
4. Đại úy Nguyễn Mạnh Tùng, đội trưởng cảnh sát thi hành án Hình sự quận Hải An.
5. Trung tá Mạc Tư Khoa, đội trưởng phòng Thi hành án Hình sự ( không rõ thành phố hay quận vì không giới thiệu).
6. Đỗ ( hay Đinh gì đó) Văn Thuấn, trưởng công an phường Đông Hải 1.
7. Một nam công an mặc thường phục không giới thiệu tên.
8. Một nữ công an quận mặc thường phục khác tên Nga.

Các “cơ quan có thẩm quyền” đã trả lời tôi bằng miệng như sau: Không được đi, nếu cố tình sẽ bị bắt. Lý do để họ ngăn cấm không cho tôi đi vì tôi là “đối tượng đặc biệt”-nguyên văn lời Lã Thị Thu Thủy. Khi tôi yêu cầu họ thực hiện lời hứa cũng như tuân thủ đúng pháp luật ( của chính họ) là trả lời bằng văn bản. Đại úy Tùng trả lời: “Chúng tôi trình bày rất rõ ràng, chị tự nhớ được, cần gì văn bản”.

Ông Lưu Văn Thi yêu cầu tôi phải thanh toán …món nợ 1,5 triệu đồng (tiền phạt…) Ông ta còn nói do hàng tháng tôi không tự giác lên phường “ trình diện và báo cáo về việc chấp hành quy định quản chế” , thậm chí còn xé giấy triệu tập trước mặt công an nên từ tháng 4 /2013 trở đi, cho dù tôi có muốn lên phường cũng phải gọi điện “xin phép” trước và đợi sự đồng ý của họ tôi mới được đi “trình diện”. Còn thì cứ chờ họ gửi giấy triệu tập đến nhà rồi theo đó mà đi. Và không quên “khiển trách” tôi viết đơn lại dám dùng từ “Đơn yêu cầu” thay vì “Đơn xin”.

Tôi không muốn kể thêm về cuộc đối thoại giữa tôi và những con người này. Nhưng tôi có nói với họ trước khi ra về rằng: “Chính các người không cho tôi bất cứ một lý do nào để tôi tôn trọng các người. Muốn được người khác tôn trọng trước nhất hãy tự tôn trọng bản thân mình”. Và nhìn lên mười mấy tấm bằng khen “lực lượng anh hùng…”treo trên tường, tôi bảo: “Không phải cứ treo mấy tấm biển anh hùng kia là thành anh hùng ngay đâu, gỡ xuống đi cho đỡ xấu hổ”. Tôi đứng lên, xô ghế thật mạnh rồi bước ra cửa. Cô công an tên Nga chạy theo: “ Để em đưa chị Nghiên về”. Tôi miễn cưỡng cảm ơn rồi đi bộ về nhà. Ngày 5/3 , sau 12 ngày đêm họ mới bỏ chốt canh gác.

Khi tôi ngồi gõ những con chữ này, đôi mắt tôi vẫn vô cùng đau nhức. Những cơn sốt nhẹ vẫn đeo bám và ôi chao, chỉ mong một ngày được thoát khỏi những cơn đau đầu triền miên, dai dẳng.

Cảm ơn các bạn đã kiên nhẫn nghe hết câu chuyện rời rạc và tẻ nhạt của tôi. Và hãy cho tôi biết, bạn sẽ làm gì để vẫn là một người tự do?

Phạm Thanh Nghiên, ngày 19/3/2013
(Defend the Defenders)

***

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…