Công ty Skype có thể nghe lén bạn?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Skype cho phép cảnh sát và các giới thẩm quyền nghe lén điện đàm của người sử dụng? Đó là là câu hỏi được đặt ra bởi một nhóm đông đảo bao gồm các tổ chức tranh đấu cho các quyền hạn như Electronic Frontier Foundation, Ký Giả Không Biên Giới, nhiều nhà hoạt động, ký giả, …. trong một lá thư ngỏ đăng tải trên mạng.

Nhóm đồng ký tên lá thư ngỏ cho rằng Skype với hơn 600 triệu người sử dụng đã trở thành một trong những công ty viễn thông lớn nhất thế giới. Nhiều người sử dụng cậy nhờ vào Skype cho những cuộc điện đàm nhạy cảm, như các nhà hoạt động sống trong các thể chế độc tài, hoặc ký giả nói chuyện với nguồn tin của họ. Nói cách khác, người sử dụng phụ thuộc vào Skype để giữ kín thông tin và có khi mạng sống của họ.

Vậy mà, “rất tiếc là người sử dụng và các cố vấn về an ninh vi tính vẫn mơ hồ và mù mờ về mức độ kín đáo của các cuộc điện đàm Skype, đặc biệt là giới chính quyền và những nhóm thứ ba khác có truy cập được dữ kiện và thông tin về người sử dụng Skype không.”

Đó là lý do nhóm ký tên thư ngỏ muốn Skype và công ty mẹ là Microsoft công khai và thường xuyên phổ biến những báo cáo minh bạch, kiểu như Google từng làm, cho biết rõ chính sách về quyền riêng tư, dữ kiện gì Skype cung cấp cho các nhóm khác, dữ kiện gì Skype thu thập, bao nhiêu lần Skype hồi đáp khi giới thẩm quyền đòi hỏi dữ kiện, và Skype dùng tiêu chuẩn gì khi đáp ứng.

Căn bản ra, nhóm ký tên thư ngỏ muốn biết lập trường của Skype về quyền riêng tư và nghe lén có thay đổi trong những năm vừa qua, nhất là sau khi được Microsoft mua lại.

Trong quá khứ, Skype được sự tin tưởng của nhiều giới vì nhờ có mã hóa (encryption) và hạ tầng cơ sở thông tin dùng mô thức giữa người-và-người (peer-to-peer) khiến cho việc nghe lén hầu như không thực hiện được. Vào năm 2007, Skype chính thức lên tiếng cho biết cách thức hoạt động như thế chống lại nghe lén. Và cảnh sát Đức cũng đã than phiền về chuyện đó.

Nhưng trong những năm gần đây, mọi thứ có thể đã thay đổi. Giới chuyên gia an ninh vi tính chỉ ra một thay đổi về cấu trúc của Skype gần đây giúp cho công ty Skype và giới thẩm quyền có thể nghe lén điện đàm của người dùng. Theo đánh giá của các chuyên gia thì thay vì thuần túy dùng cấu trúc giữa người-và-người thì bây giờ Skype có những trạm chính (supernode) và các điện đàm đi ngang qua trạm đó. Và nhờ thế mà Skype có thể nghe lén dễ dàng các cuộc điện đàm ngang qua trạm chính.

Công ty Skype thì phủ nhận là những thay đổi về cấu trúc có liên quan đến khả năng nghe lén, nhưng lại từ chối không xác nhận là Skype có cho phép nghe lén không, khi bị báo giới đặt câu hỏi vào hè năm 2012.

Trước đó một năm vào tháng Sáu 2011, Microsoft nộp đơn xin bằng sáng chế cho việc “chận bắt hợp pháp” (legal intercept) dường như cho dịch vụ chat như Skype. Sự việc này chỉ làm cho lời đồn đãi lan rộng.

Ngoài ra vào đầu năm 2012 sau khi bắt giữ ông Kim Dotcom của dịch vụ Megaupload và các cộng tác viên, FBI tiết lộ là họ điều nghiên email và các thông tin chat của Skype đi lùi tới năm 2007 để truy tìm ông Kim. Điều này mâu thuẫn với chính sách của Skype chỉ giữ thông tin chat trong vòng 30 ngày.

Lập trường vững chắc về quyền riêng tư của người dùng mà Skype có trước đây nay đã lung lay, và khiến cho giới chuyên môn lo âu.

Lá thư ngỏ còn đề cập đến ấn bản Skype đặc biệt cho cư dân mạng tại Trung Quốc, gọi là TOM-Skype. Phần mềm này nhìn y hệt như ấn bản chính của Skype khiến cho một số người dùng có thể không biết là họ đang dùng ấn bản Skype đặc biệt. TOM-Skype có phần kiểm duyệt để chận bỏ những thông tin, cụm từ “nhạy cảm” đối với chính quyền Trung Quốc. Ngoài ra mức độ theo dõi, nghe lén của TOM-Skype như thế nào cũng không được công ty Skype làm rõ.

Nguyên văn lá thư ngỏ (Anh ngữ) gửi cho Skype có nơi đây: http://www.skypeopenletter.com/

Theo Mashable.com

Nguồn: NoFireWall.com

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.