Lo ngại cho sức khỏe của 2 nữ tù nhân lương tâm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

2013-01-16

Hai tù nhân lương tâm Mai thị Dung và Trần Thị Thúy, hiện đang thụ án tại tại giam K5 tỉnh Đồng Nai. Gia đình họ vừa đi thăm về và cho biết một số thông tin về tình cảnh của họ trong tù.

Đày đọa

Ông Võ Văn Bửu, chồng bà Mai thị Dung, vừa đi thăm vợ tại nhà tù K5 ở Đồng Nai hôm ngày 15 tháng giêng về cho biết tình hình của vợ ông khi ra gặp mặt người thân như sau:

Sức khỏe cũng như những lần đi thăm trước, khi ra phải có người kè ra. Nói chuyện chừng 1 tiếng và họ dẫn vào. Khi vào chúng tôi để đồ ăn chay lại, nhưng ông phụ trách chỉ cho đem vào 7 kilogram thôi. Dung cũng kể nhốt chung với những người nhiễm HIV máu mủ.

Bà Mai thị Dung quá yếu như ông Võ Văn Bửu cho biết vì bà này bị bệnh sạn túi mật nhưng để quá lâu ngày nên nay bị nhiễm trùng. Bà này bị bắt từ hồi tháng 8 năm 2005 và đến năm 2007 đã phải nằm bệnh xá của trại giam.

Cũng bị giam tại trại K5, tỉnh Đồng Nai là chị Trần Thị Thúy. Gia đình đi thăm nuôi hồi ngày 6 tháng giêng vừa qua và người em của chị Thúy là anh Trần Thanh Tuấn cho biết tình hình sức khỏe của chị này như sau:

Tôi là em ruột chị Thúy, thăm chị hôm ngày 6 tháng giêng. Sức khỏe càng ngày càng suy yếu. Hồi ở nhà 80 kilogram nay còn hơn 40 kilogram.

Vì không bị bệnh tật nên chị Trần Thị Thúy bị lao động đập điều và việc làm này cũng gây nên những chứng bệnh ngoài da; tuy nhiên việc vệ sinh không được trại giam đảm bảo. Anh Trần Thanh Tuấn nói về điều này:

Về K5 phải đập điều.Nước điều dính vào như acid vậy gây ngứa, làm thối thịt. Chỉ cho hai bộ đồ thôi,nên ngứa ngáy cả đêm không ngủ được. Mền gửi vào cũng không cho đắp.

Gia đình của hai tù nhân Mai thị Dung và Trần Thị Thúy còn cho biết, trong trại giam họ bị cho ở ngay cạnh những người bị bệnh AIDS giai đoạn sắp chết. Việc chứng kiến cảnh người bệnh kêu la đau đớn, cũng như máu chảy cũng là một hình phạt đối với hai người phụ nữ này.

Kêu cứu vô vọng

Trước tin tức mà người thân cho biết và qua thực tế sức khỏe mà gia đình thấy khi hai bà Mai Thị Dung và Trần Thị Thúy ra gặp thân nhân trong những ngày thăm nuôi, gia đình đã có làm đơn kêu cứu đến những cơ quan cao nhất cũng như những vị lãnh đạo cao nhất nước về tình trạng mà họ cho là quá khắc nghiệt đó.

Ông Võ Văn Bửu trình bày việc gia đình kêu cứu:

Có yêu cầu Bảo vệ chính trị khi đến gia đình là cho vợ tôi đi chữa bệnh, chi phí gia đình chịu nhưng họ không đồng ý.

Gia đình của tù nhân Trần thị Thúy cũng gửi đơn đến Bộ Công An, chủ tịch nước Trương Tấn Sang và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Anh Trần Thanh Tuấn cho biết Bộ Công An có trả lời đơn thư khiếu nại nhưng thực tế không thay đổi. Anh này cho biết:

Tôi tiếp tục gửi đơn cho chủ tịch và thủ tướng nhưng đến nay chưa trả lời. Bộ Công an có trả lời hai lần chỉ nói đang điều tra làm rõ.

Yêu cầu nhận tội

Lý do vì sao cả hai người phụ nữ vừa nói bị chịu những đối xử khắc nghiệt như gia đình trình bày như thế?

Cả hai gia đình đều nói rõ là an ninh trong tù yêu cầu bà Mai Thị Dung và chị Trần Thị Thúy phải nhận tội.

Không chỉ yêu cầu trong tù thôi, mà cơ quan an ninh còn đến gia đình nói rõ điều đó. Ông Võ Văn Bửu trình bày:

Những lần họ đến tận nhà yêu cầu tôi vận động vợ để đưa đi trị bịnh; nhưng tôi không đồng ý vì đâu có tội.

Anh Trần Thanh Tuấn cũng cho biết chị Trần Thị Thúy không chấp nhận các việc chị làm là phạm tội:

Từ ngày bị tù đến nay chị vẫn không nhận tội, chỉ nói là giúp dân mà thôi. Hiện nay dù gia đình khó khăn mỗi tháng gửi vào 5 triệu, chị cũng để ra giúp cho những trẻ mồ côi, những tù nhân khác.

Theo ông Võ Văn Bửu cho biết vợ của ông bà Mai thị Dung dù bị bắt cùng một lần với ông nhưng bị kết án hai lần: một lần 5 năm và thêm sáu năm, tổng cộng 11 năm tù.

Chị Trần thị Thúy bị tòa án tỉnh Bến Tre kết án nặng nhất là 8 năm trong nhóm gồm 7 người trong phiên xử hồi cuối tháng 5 năm 2011 về tội âm mưu lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.