Tổ chức Bảo vệ những Nhà Tranh Đấu cho Nhân Quyền lên tiếng cho Ls. Lê Quốc Quân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Về việc bắt giữ tùy tiện Luật sư Lê Quốc Quân

Tổ chức Bảo vệ những Nhà Tranh Đấu cho Nhân Quyền là một chương trình phối hợp giữa Liên Đoàn Thế Giới Cho Nhân Quyền (International Federation for Human Rights, FIDH) và Tổ Chức Quốc Tế Chống Tra Tấn (World Organisation Against Torture, OMCT), kêu gọi sự can thiệp khẩn cấp của Quý Vị liên quan đến tình trạng sau đây tại Việt Nam.

VNM 001 / 0113 / OBS 001
Giam giữ cách ly / Sách nhiễu bằng luật pháp
Mô tả sơ lược tình hình

Tổ chức Bảo vệ những Nhà Tranh Đấu cho Nhân Quyền (VCHR) cho biết về việc bắt giữ tùy tiện Luật sư Lê Quốc Quân, một luật sư về nhân quyền và cũng là một blogger.

Theo tin nhận được, vào ngày 27/12/2012, Ls Lê Quốc Quân đã bị công an Hà Nội bắt giữ trên đường đưa con gái tới trường học. Công an cũng đã lục soát văn phòng và tư gia và tịch thu một số tài liệu. Hẳn là họ đã đọc lệnh bắt giữ nhưng đã không đưa cho gia đình Ls Quân. Công an nói với gia đình Ls Quân là ông sẽ bị truy tố theo Điều 161 Bộ Luật Hình Sự liên quan đến trốn thuế. Nếu bị kết tội, Ls Quân có thể bị 3 năm tù và phạt vạ nặng.

Ls Quân hiện đang bị biệt giam tại nhà tù Hoả Lò số 1 và đã bắt đầu tuyệt thực vào ngày 28/12. Cả luật sư và gia đình của ông đều không được thăm viếng cho đến nay.

Thêm vào đó, việc bắt giữ Ls Quân là tiếp nối của một lệnh mới đây của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị chính quyên tái tục cuộc chiến chống lại những ai dùng internet để “bôi nhọ và tuyên truyền nhà nước”.

Ls Lê Quốc Quân đã bị nhà cầm quyền Việt Nam sách nhiễu liên tục kể từ năm 2007 vì những hoạt động nhân quyền của ông [1]. Vào ngày 3/10/2012, khoảng 50 công an và dân quân mặc thường phục đã xông vào văn phòng trung ương của VietNam Credit tại Hà Nội và chi nhánh tại Sài Gòn. Công ty này thuộc về Ls Quân và 2 người em trai của ông là các ông Lê Đình Quản và Lê Quốc Quyết. Công an đã tịch thu các hồ sơ và tài liệu của công ty, hành hung nhân viên và bắt giữ hai người em để thẩm vấn. Vào ngày 30/10, họ trở lại và bắt giữ ông Lê Đình Quản cũng với cáo buộc “trốn thuế”. Ông Quản hiện bị giam tại nhà tù Hoả Lò số 3. Ngoài ra, vào ngày 18/8/2012, Ls Quân đã bị 2 người lạ mặt đánh đập tàn nhẫn bằng gậy sắt ngay bên ngoài nhà ông tại Hà Nội.

Tổ chức Bảo vệ những Nhà Tranh Đấu cho Nhân Quyền mạnh mẽ lên án việc bắt giam Ls Lê Quốc Quân, vì dường như hành động này chỉ nhằm trừng phạt những hoạt động hợp pháp cho nhân quyền của ông Quân, và đồng thời nhắc nhở rằng việc cáo buộc trốn thuế trước đây đã được sử dụng để tấn công những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền. Blogger Nguyễn Văn Hải, hay Điếu Cày, thành viên sáng lập của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, lúc đầu đã bị bỏ tù với tội danh trốn thuế nhưng sau đó lại bị kêu án 12 năm tù vào Tháng 9/2012 về tội tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 88 Luật Hình Sự, cùng với 2 blogger khác cũng là thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do là bà Tạ Phong Tần và ông Phan Thanh Hải [2]. Vào ngày 28/12/2012, toà phúc thẩm đã y án 12 năm tù đối với ông Điếu Cày và y án 10 năm đối với bà Tạ Phong Tần và giảm án tù còn 3 năm đối với ông Phan Thanh Hải.

Kêu gọi hành động:

Xin vui lòng viết thư gửi tới nhà cầm quyền Việt Nam đòi hỏi họ:

i. Bảo đảm sự toàn vẹn thể chất và tâm lý của các ông Lê Quốc Quân, Điếu Cày, Phan Thanh Hải và bà Tạ Phong Tần và của tất cả những người bảo vệ nhân quyền trong mọi hoàn cảnh.

ii. Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho các ông Lê Quốc Quân, Điếu Cày, Phan Thanh Hải và bà Tạ Phong Tần vì việc giam giữ họ dường như chỉ để trả thù những việc làm bảo vệ nhân quyền của họ và trái với luật pháp quốc gia và quốc tế.

iii. Chấm dứt tất cả mọi sự sách nhiễu, kể cả trong lãnh vực luật pháp, đối với các ông Lê Quốc Quân, Điếu Cày, Phan Thanh Hải và bà Tạ Phong Tần, cũng như đối với tất cả những người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam.

iv. Tuân thủ những điều khoản trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc về Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền, đã được Đại Hội Đồng LHQ thông qua vào ngày 9/12/1998, và đặc biệt:

– Điều 1, nói rằng “mọi người có quyền, một mình hay cùng với người khác, quảng bá và tranh đấu để bảo vệ và thực hiện nhân quyền và những quyền tự do căn bản ở cấp quốc gia hay quốc tế”.

– Và Điều 12.2, nói rằng “Nhà nước phải có những biện pháp cần thiết để bảo đảm là các giới chức thẩm quyền bảo vệ mọi người, cá nhân hay cùng với những người khác, chống lại mọi hành vi bạo lực, đe dọa, trả thù, phân biệt đối xử tàn tệ theo pháp luật hay trên thực tế, áp lực hay những hành động tùy tiện khác đối với những việc làm hợp pháp của họ khi thực thi những quyền hạn được nhắc đến trong Bản Tuyên Ngôn”.

v. Tổng quát hơn, bảo đảm việc tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản trong mọi hoàn cảnh hợp với những quy định quốc tế và địa phương về nhân quyền mà nước Việt Nam đã ký kết.

Các địa chỉ:

• H.E. Mr. Pham Binh Minh, Minister of Foreign Affairs, 1 Ton That Dam St., Ba Dinh District, Hanoi, Vietnam; Tel: 84-4-37992000; 080 48235; Fax: 84-4-38231872 – 84-4-37992682, Email: bc.mfa@mofa.gov.vn
• H.E. Mr. Nguyen Thai Binh, Minister of Interior, 37A Nguyen Binh Khiem St., Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam; Tel: 84-4-39764116 – 84-4-39764278; Fax: 84-4-39781005
• H.E. Mr. Ha Hung Cuong, Minister of Justice, 56-60 Tran Phu St., Ba Dinh District, Hanoi, Vietnam; Tel: 84-4-37336213 – 84-4-37338068; Fax: 84-4-38431431
• H.E. Mr. Tran Dai Quang, Minister of Public Security, 44 Yet Kieu St., Hoan Kiem District, Hanoi, Vietnam; Tel: 84-4-069 42545 – 84-4-048 226602; Fax: 84-4-9420223
• H.E. Mr. Vu Duc Dam, Minister, Office of the Government (OOG), 1 Hoang Hoa Tham St. Ba Dinh District, Hanoi, Vietnam; Tel: 84-4-80 43100; 84-4-80 43569; Fax: 84-4-80 44130
• H.E. Mr Vũ Dũng, Ambassador Extraordinary and Plenipotential, Permanent Representative, 30 chemin des Corbillettes, 1218 Grand-Saconnex, Geneva, Switzerland; Tel (Assistant): +41 022-791 85 40; Phone: +41 (0) 22 791 85 40; Fax: +41 (0) 22-798 07 24; Email: info@vnmission-ge.gov.vn
• HE Mr. PHAM Sanh Chau, Ambassador, Boulevard Général Jacques 1, 1050 Brussels, Belgium. Tel: +32 (0)2 379 27 37; Fax: +32 (0)2 374 93 76; Email: vnemb.brussels@skynet.be / unescochau@yahoo.com

Cũng xin quý vị vui lòng gởi thư đến Toà đại sứ Việt Nam tại quốc gia đang cư ngụ.

– – –

Ghi chú:

[1] Ông Lê Quốc Quân trở về lại Việt Nam năm 2007 sau một khóa tu học 5 tháng tại Hoa Kỳ dưới học bổng Reagan-Fascell do National Endowment for Democracy (NED) bảo trợ. Sau khóa học, ông xuất bản một tường trình có tựa đề Dân Chủ tại Việt Nam: vai trò của xã hội. Chỉ bốn ngày sau khi trở về, ông bị bắt giữ vì bị tình nghi là có dính đến “những hành vi lật đổ chế độ”. Ông được thả tự do sau 100 ngày giam cầm, nhưng không được phép rời Việt Nam nữa. Ông cũng bị tước bằng luật sư và bị theo dõi thường trực. Tuy thế, ông vẫn tiếp tục viết blog về các chủ đề nhân quyền, dân chủ, công bằng xã hội và tham gia các cuộc biểu tình tại Hà Nội để lên án Trung Quốc xâm lấn lãnh thổ Việt Nam.

[2] Xem Lời Kêu Gọi Khẩn của Tổ Chức Bảo Vệ, VNM 001 / 0212 / OBS 018.2, ra ngày 27 tháng 9, 2012.

Nguồn: http://www.fidh.org/Viet-Nam-Arbitrary-detention-of-Mr-12679

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.