Dân biểu Canada can thiệp cho nhà hoạt động Trần Thị Thúy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 13.7 kb
Dân biểu Canada Judy Sgro

Hai dân biểu Canada vừa gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu quan ngại về tình trạng ‘vi phạm nhân quyền có hệ thống’ tại Việt Nam, đặc biệt chú ý tới trường hợp giam cầm nhà hoạt động đấu tranh cho quyền lợi đất đai của người dân, Trần Thị Thúy.

Dân biểu Judy A. Sgro cho biết bà viết thư để gia nhập vào danh sách những người quan tâm đến tình hình nhân quyền của Việt Nam. Nữ dân biểu Canada nói bà Thúy bị giam giữ trái phép, bị đưa ra tòa trong một phiên xử không minh bạch và bất công, và bị ngược đãi trong tù.

Bà Sgro lên án đây là những vi phạm trầm trọng luật pháp quốc tế về nhân quyền căn bản của công dân và đề nghị chính quyền Việt Nam phải nỗ lực ngăn chặn tình trạng bất công đó nếu muốn được tiếng là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Còn dân biểu Wayne Marston thì nhấn mạnh rằng cách Việt Nam giam giữ ngược đãi đối với nhà hoạt động Trần Thị Thúy khiến công luận bàng hoàng.

JPEG - 6.7 kb
Dân biểu Canada Wayne Marston

Ông Marston kêu gọi Thủ tướng Dũng tôn trọng Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã tự nguyện ký kết và đáp ứng yêu cầu phóng thích bà Trần Thị Thúy. Ông nói:

“Trong trường hợp của bà Thúy, tôi hoàn toàn không thấy có công lý cơ bản và sự đáp ứng đòi hỏi về công lý căn bản. Khi tôi nhận được các thông tin về vụ việc của bà Thúy, tôi cảm thấy mình cần phải lên tiếng. Trong các cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam, chúng ta cần phải xem xét mọi khía cạnh trong thành tích nhân quyền của Hà Nội và vụ việc này cần phải được xem xét cùng với các vi phạm nhân quyền khác của Việt Nam.”

Tháng 5 năm ngoái, bà Trần Thị Thúy cùng 6 nhà hoạt động khác ở Bến Tre bị kết án về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Bà Thúy bị tuyên phạt 8 năm tù.

Thân nhân bà Thúy cho hay bà đang bị giam giữ trong điều kiện hết sức khắc nghiệt, bị cưỡng bức lao động, bị đánh đập, và không được điều trị y tế dù có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Bà Bùi Thị Nữ, thân mẫu bà Thúy, đã nhiều lần viết thư cầu cứu công luận quan tâm đến trường hợp của con mình.

Các bản án Hà Nội dành cho bà Thúy và nhóm các nhà hoạt động đòi quyền lợi đất đai ở Bến Tre bị giới lập pháp ở Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, Úc, và Canada mạnh mẽ chỉ trích là vi phạm nhân quyền, trong đó có quyền tự do tụ họp và lập hội của công dân.

Tháng 9 năm 2011, Nhóm Hành động của Liên hiệp quốc Chống Giam giữ Tùy tiện xác nhận chính phủ Việt Nam đã vi phạm luật quốc tế qua việc giam giữ tùy tiện bà Thúy và 6 cộng sự của bà.

Việt Nam cáo buộc nhóm hoạt động này tham gia thành lập hội-đoàn nhằm tập hợp lực lượng để lật đổ chính quyền cũng như tham gia các khóa huấn luyện phương pháp đấu tranh “bất bạo động” của Việt Tân, một tổ chức chính trị ở hải ngoại cổ võ đa đảng-dân chủ cho Việt Nam mà Hà Nội gọi là một ‘tổ chức khủng bố’.

Nguồn: VOA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…