Trì hoãn hội họp: Dấu hiệu lạnh nhạt trong quan hệ Việt-Mỹ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Thi chuyển ngữ

Hoa Kỳ và Việt Nam, hai cựu thù cùng chia sẻ mối quan tâm về sự trỗi dậy của Trung Quốc, đều nhận thấy rằng vấn đề nhân quyền đã ngăn trở quan hệ thân thiết hơn giữa hai nước.

Sự căng thẳng giữa hai nước đã hiện rõ khi cuộc họp hàng năm giữa Washington và Hà Nội về vấn đề nhân quyền bị trì hoãn. Cuộc gặp gỡ thường niên này đã được tiến hành liên tục từ năm 2006, nhưng lần gặp gỡ cuối cùng năm 2011 đã mang lại ít kết quả, và một viên chức cao cấp Bộ Ngoại Giao nói rằng hai bên còn đang cố gắng “xác định những thông số” của lần gặp gỡ tới để cuộc họp tiến bộ hơn.

Hoa Kỳ thất vọng và bực mình về những trấn áp mới đây của Việt Nam đối với các bloggers, các nhà hoạt động, các nhóm tôn giáo, mà Việt Nam nghĩ là mối đe dọa đối với việc nắm chặt quyền hành của họ và việc bắt giữ một công dân Mỹ với tội danh âm mưu lật đổ chính quyền có thể bị án tử hình.

“Chúng tôi chưa thấy những cải thiện mà chúng tôi mong muốn,” một viên chức của Bộ Ngoại Giao ẩn danh vì không được phép tuyên bố công khai, đã cho biết như vậy. “Chúng tôi rất muốn được thấy những hành động cụ thể.”

Việc trì hoãn cuộc họp, do Hà Nội tổ chức, có thể chỉ là vài tuần lễ. Nhưng nó cũng đã nhấn mạnh sự việc Việt Nam đối xử ngày càng tối tệ đối với những người bất đồng chính kiến trong hai năm qua đã làm cho những nỗ lực tăng cường quan hệ giữa hai bên trở nên rắc rối hơn.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nói rằng việc đối thoại về nhân quyền đã “góp phần cải thiện sự tin tưởng” giữa hai nước và hai bên đang thảo luận về thời điểm cho cuộc họp tới. Một phát ngôn nhân của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng nói rằng hai bên đang thảo luận về thời điểm của buổi họp tới.

Cũng như Washington, Việt Nam muốn có quan hệ thương mại và an ninh sâu rộng hơn, nhưng Hoa Kỳ nói rằng điều đó phải đi đôi với việc cải thiện nhân quyền. Một số nhà lâp pháp có nhiều ảnh hưởng trong Quốc Hội Hoa Kỳ cũng đang áp lực Tổng Thống Obama phải cứng rắn hơn đối với việc Việt Nam đàn áp các nhà đối kháng và quyền tự do tôn giáo.

Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, phần lớn là vì mối ưu tư chung về việc Trung Quốc ngày càng tỏ ra hùng hổ trong vùng Đông Nam Á. Mối quan tâm chung về chiến lược được phản ảnh rõ ràng trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ về Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh đòi chủ quyền xung đột với Việt Nam và bốn nước khác trong vùng.

Từ sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ, Việt Nam đã mở cửa về kinh tế nhưng vẫn không trao quyền tự do tôn giáo và chính trị cho 87 triệu dân trong nước. Hoa Kỳ và Việt Nam đã thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào năm 1995, 20 năm sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, và việc nối lại mối quan hệ hữu nghị đã được đẩy mạnh khi Tổng Thống Obama đặt ưu tiên về quan hệ chặt chẽ hơn với các nước Đông Nam Á.

Việc Việt Nam đàn áp các nhà bất đồng chính kiến tiếp diễn sau sự suy thoái của nền kinh tế một thời hùng mạnh. Các nhà phân tích nói rằng Hà Nội chống đỡ những chỉ trích về chính sách kinh tế, về những vụ tham nhũng tai tiếng, và về những đấu đá nội bộ, phần lớn được phố biến trên mạng internet, ngoài sự kiểm soát của nhà cầm quyền.

Trong năm ngoái, Việt Nam đã giam giữ hơn 30 người hoạt động ôn hòa, các bloggers, và các nhà đối kháng, theo Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Right Watch) cho biết. Trong năm nay, 12 người đã bị kết án trong những phiên xử ngắn ngủi, thường chỉ một ngày, và bị án tù dài hạn. Bảy người khác đang chờ ra tòa. Nhà cầm quyền cũng soạn thảo những luật để hạn chế tự do internet.

“Những cãi cọ nội bộ đã lấn át tất cả những việc khác,” Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam của trường Đại Học New South Wales, nói. “Họ hoang tưởng về những phê bình, chỉ trích, đến nỗi họ không màng gì đến Hoa Kỳ nữa.”

Việc bắt giữ và đem ra xử sắp tới đây của nhà đấu tranh dân chủ Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Quân là thí dụ rõ ràng nhất về việc Hà Nội không muốn lắng nghe mối quan tâm của Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền.

Ông Quân, 59 tuổi, đã bị bắt tại phi trường Tp.HCM vào tháng Tư khi ông tới phi trường trong một chuyến bay từ Hoa Kỳ, nơi mà ông đã sinh sống từ khi ông trốn khỏi Việt Nam bằng thuyền khi ông còn trẻ. Gia đình và bạn bè ông Quân nói rằng ông là một thành viên lãnh đạo của Việt Tân, một tổ chức đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam bằng phương pháp ôn hòa, đã bị nhà cầm quyền Việt Nam gán cho nhãn hiệu khủng bố. Ông đã từng bị bắt giữ ở Việt Nam trong sáu tháng vào năm 2007.

Giới chức trách thoạt đầu cáo buộc ông Quân tội khủng bố, nhưng bây giờ lại đổi thành tội âm mưu lật đổ chính quyền mà hình phạt có thể từ 12 năm tù tới tử hình.

Với việc điều tra đã kết thúc, phiên xử có thể gần kề. Ngày xử thường chỉ được công bố một vài ngày trước.

Theo bản cáo trạng mà The Associated Press (AP) có được, ông Quân đã gặp gỡ những nhà đấu tranh Việt Nam tại Thái Lan và Mã Lai trong những năm 2009 và 2010 để thảo luận về an toàn Internet và phản kháng bất bạo động. Bản cáo trạng nói rằng ông đã đi Việt Nam với tên trong thông hành là Richard Nguyễn vào năm 2011, khi ông kết nạp bốn thành viên Việt Tân khác.

Bà vợ ông Quân không phủ nhận việc ông Quân muốn thay đổi hệ thống chính trị tại Việt Nam.

“Ông muốn nói chuyện với những người trẻ trong nước và nêu ra ý tưởng về dân chủ tại Việt Nam,” bà Ngô Mai Hương, vợ ông Quân từ Sacramento đã nói trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại của AP. “Ông đã sống ở Hoa Kỳ, đã có được tự do ở đây. Ông muốn họ cũng được như vậy.”

Các vị dân cử Quốc Hội Hoa Kỳ ở các địa hạt có nhiều người Mỹ gốc Việt đang áp lực thúc đẩy chính quyền Obama.

Dân Biểu Liên Bang Frank Wolf, một nhà chỉ trích hàng đầu, nói rằng chính phủ Mỹ đã xem nhẹ vấn đề nhân quyền trong lúc tìm kiếm quan hệ kinh tế và an ninh với Việt Nam. Cùng với ba dân biểu đảng Cộng Hòa, dân biểu Wolf, tiểu bang Virginia, đã đòi cách chức Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, David Shear, vì đã không mời các nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tham dự buổi tổ chức mừng ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ, 4 Tháng 7, tại Tòa Đại Sứ Mỹ ở Hà Nội, mặc dầu đã cam kết là sẽ làm.

“Cách giải quyết của phía Hành Pháp là một thất bại hoàn toàn. Họ chỉ lo về vấn đề kinh tế và an ninh.” ông Wolf nói, đồng thời cũng chỉ trích Đại sứ Shear đã không đích thân đi thăm ông Quân trong nhà tù. “Nhân quyền và tự do tôn giáo phải là ưu tiên hàng đầu.”

Các viên chức Hoa Kỳ đã đi thăm ông Quân tại nhà giam tất cả năm lần, gần đây nhất là vào cuối tháng 9.

“Chúng tôi tin rằng không một ai phải bị giam giữ vì đã bày tỏ một cách ôn hòa chính kiến của mình cũng như khát vọng cho một tương lai phồn thịnh và dân chủ,” phát ngôn nhân Tòa Đại Sứ Christopher Hodges nói. “Chúng tôi tiếp tục kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam giải quyết vụ này nhanh chóng và minh bạch.”

Dân biểu Wolf và những nhà lập pháp khác quan tâm đến vấn đề Việt Nam không có nhiều tiếng nói trong việc quyết định chính sách nhưng có thể làm khó xử cho chính quyền Obama. Ông tiết lộ rằng ông có thể đề nghị sửa đổi ngân sách để gây áp lực lên Hành Pháp về vấn đề chính sách đối với Việt Nam. Ông Wolf là một thành viên cao cấp của Ủy Ban Chuẩn Chi đầy quyền hạn, có nhiệm vụ giám sát phần lớn ngân sách liên bang.

Hoa Kỳ có một số ảnh hưởng nếu muốn Việt Nam cải thiện về nhân quyền: Việt Nam là một trong những nước nhận nhiều viện trợ nhất của Hoa Kỳ tại Á Châu và hiện đang thương lượng một thỏa hiệp về tự do thương mại với Washington và bảy nước khác.

Nhà cầm quyền Việt Nam từ chối bình luận về những tội danh của ông Quân, nhưng Hà Nội ý thức được rằng Hoa Kỳ rất nhậy cảm về trường hợp này. Nhiều nhà quan sát nói rằng ông Quân nhiều phần sẽ bị xử có tội và kết án tù theo thời gian đã bị giam giữ và sẽ nhanh chóng bị trục xuất, mặc dầu rằng ngay cả như vậy cũng sẽ gây áp lực trên Tòa Bạch Ốc phải cột hiệp ước thương mại và viện trợ với tiến bộ về nhân quyền tại Việt Nam.

“Sẽ là một tai họa cho Việt Nam nếu họ xử tội nặng một công dân Hoa Kỳ vì đã cổ võ một cách ôn hòa cho nhân quyền,” bà Linda Malone, giáo sư trường Williams and Mary Law School, cho biết. Bà là luật sư cố vấn cho các luật sư Việt Nam của ông Quân. “Họ sẽ thiệt thòi rất nhiều trên những gì mà họ đang muốn tiến tới.”

Matthew Penington tường trình từ Washington

Nguồn: AP

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.