Học Đấu Tranh Bất Bạo Động là Một Cái Tội???

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cái lo sợ lớn nhất của gia đình những thanh niên Công Giáo và Tin Lành đang bị công an CSVN bắt trái phép từ hơn 1 năm qua và đang bị giam tại Nghệ An là con em của họ sẽ bị đưa ra xét xử trong phiên tòa “Bỏ Túi” vào cuối năm nay, theo lá thư gửi cho công luận vào ngày 30 tháng 11 vừa qua.

Đây không chỉ là lời báo động mà còn là lời cầu cứu khẩn cấp với dư luận trong và ngoài nước trước những hành vi chà đạp nhân quyền một cách trắng trợn của nhà cầm quyền CSVN qua một số vụ xử gần đây như vụ xử Blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Tấn Hải hay hai nhạc sĩ Trần Vũ An Bình, Việt Khang.

Xác suất CSVN xử “Bỏ Túi” rất cao. Lý do là bản Cáo Trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Hà Nội (*) không có bất cứ luận chứng nào đúng luật, khi quy kết việc các thanh niên Công Giáo và Tin Lành này tham gia khóa học về đấu tranh bất bạo động do đảng Việt Tân tổ chức là “hành vi phạm tội”.

Dựa trên “hành vi phạm tội” này, Viện kiểm sát CSVN đề nghị xét xử dựa trên điều 79 Luật Hình Sự là “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” với mức án từ 5 năm đến hai mươi năm, chung thân hay tử hình.

Từ chỗ đi học “đấu tranh bất bạo động”, công an CSVN đã quy chụp thành tội “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”, quả là một sự gán ghép tùy tiện, phi lý và coi thường công luận.

Đấu tranh bất bạo động không phải là một chủ thuyết hay một phương thức nhằm lật đổ một chính quyền mà đơn thuần là những kỹ thuật giúp cho người dân thấp cổ bé miệng, vượt qua sợ hãi bị đàn áp, dám bày tỏ ý kiến phản đối của mình trước một vấn đề mà mình bất bình hay cho là bất công trong xã hội.

Sống trong những chế độ độc tài, do bị khống chế tư tưởng và o ép mọi mặt trong đời sống, người dân không dám bày tỏ ý kiến và tuân phục mọi mệnh lệnh phi lý từ bộ máy an ninh. Lâu dần đa số người dân chọn lối sống “mackeno” và trở thành vô cảm với mọi sự quanh mình, mặc tình để cho một thiểu số độc tài thao túng từ kinh tế, chính trị, giáo dục cho đến văn hóa, y tế, tôn giáo…

Đấu tranh bất bạo động là nhằm giúp cho những con người vô cảm biết rung động trước những khổ đau của đồng loại, giúp nhau thoát khỏi sự sợ hãi và chế ngự của bạo lực để nói lên khát vọng thay đổi tốt hơn cho xã hội, qua những phản ứng phi bạo lực như viết kiến nghị, viết thư phản đối, chất vấn và cao hơn nữa là tụ họp số đông để đòi hỏi chính quyền thỏa mãn các yêu sách chính đáng của người dân.

Đấu tranh bất bạo động đã có từ xưa và được người dân tại quốc gia Cộng sản ở Đông Âu (1989), Trung Á (2000) và nhất là tại Bắc Phi qua cuộc cách mạng Hoa Lài (2012) khai dụng để cùng nhau tụ họp chống tham nhũng, chống gia tăng vật giá, chống các hành động tra tấn chết người của công an v… v… để tạo áp lực thay đổi. Nếu hiểu rõ, chính quyền chỉ là phương tiện và người dân mới là cứu cánh, thì nguyện vọng chung của người dân luôn là lẽ chính đáng, và các cấp chính quyền phải thừa hành, tuân thủ.

Một chính quyền độc tài cố cưỡng lại ước muốn thay đổi của người dân, tiếp tục dùng bộ máy bạo lực đàn áp thô bạo thì hệ quả đương nhiên phải gánh chịu là sự thảm bại như chính quyền Mubarak của Ai Cập, Ben Ali của Tunisia, hay nhiều chính quyền độc tài tương tự trong giòng lịch sử của nhân loại.

Trong khi đó, cựu tướng Thein Sein, từng nằm trong nhóm quân phiệt Miến trước đây, đã thấy rõ sự bế tắc của guồng máy bạo lực quân phiệt Miến Điện nên sau khi được bầu làm Tổng thống vào đầu năm 2011, ông đã tuyên bố trả tự do cho các tù nhân chính trị, bãi bỏ kiểm duyệt báo chí và mở cuộc đối thoại với bà Aung San Suu Kyu, chấp nhận những thay đổi dân chủ hóa Miến Điện.

Nỗ lực của Tổng Thống Thein Sein – và tại một số chế độ độc tài khác như Ả Rập Saudi, Bahrain – là loại phản ứng tích cực đối với đấu tranh bất bạo động. Ông đã không làm như nhà cầm quyền CSVN là dùng điều 79 (hoạt động lật đổ chế độ) và điều 88 (tuyên truyền chống chế độ) để tiếp tục đẩy bà Aung San Suu Kyu và dân tộc Miến Điện ở vào thế đối đầu mà đã tự thay đổi, chọn tự do dân chủ và tôn trọng ước muốn của đa số dân chúng Miến làm nền tảng phục vụ.

Những thanh niên Công Giáo và Tin Lành đi học đấu tranh bất bạo động cũng chỉ là mong muốn Việt Nam sẽ có ngày chuyển hóa dân chủ như Miến Điện để mọi người dân Việt Nam được sống trong một xã hội tự do, dân chủ và hài hòa với lân quốc.

Đọc gần 20 trang bản cáo trạng, người ta chỉ thấy một dụng tâm duy nhất của Viện kiểm sát và công an CSVN là dựng ra vở kịch giả về cái gọi là ‘âm mưu chống chế độ” để tiếp tục đàn áp những thanh niên yêu nước.

Theo tin tức gia đình thì sinh viên Trần Minh Nhật và anh Đặng Xuân Diệu đã từ chối nhờ Luật sư vì họ “đã không làm bất cứ điều gì trái với lương tâm”. Đặc biệt thanh niên Đặng Xuân Diệu nói rằng: “nhà cầm quyền có dùng nhục hình và bản án nặng nề để hại tôi thì chính quyền đang dẫm đạp lên đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam, và đó là chuyện của họ; họ phải tự chịu trách nhiệm”, mang ý nghĩa một bản cáo trạng của một công dân yêu nước đối với một thể chế cường quyền đang đi ngược lại với nguyện vọng của dân tộc và trào lưu văn minh của nhân loại.

Đúng như hai thanh niên Trần Minh Nhật và Đặng Xuân Diệu suy nghĩ, họ chưa hề có những hành động nào vi phạm điều 79 của Luật Hình Sự. Vì thế họ không cần Luật sư để biện hộ những gì mà họ đã không làm, không chủ trương như bản Cáo trạng gán ghép. Cảm phục khí khái của những thanh niên yêu nước bao nhiêu, người ta càng căm phẫn sự dối trá và xảo quyệt của bộ máy bạo lực CSVN bấy nhiêu.

Sau cùng, một trong những nguyên lý căn bản của đấu tranh bất bạo động là lòng dũng cảm. Bà Aung San Suu Kyu là tấm gương sáng chói của tinh thần này khi phải đối đầu với bạo lực trong 20 năm dài. Và bà đã chiến thắng! Chúng ta tin rằng những thanh niên Công Giáo và Tin Lành cũng như các nhà dân chủ Việt Nam dù có phải trải qua những năm tháng trong lao tù, sẽ mang lại chiến thắng sau cùng cho dân tộc, bởi chính họ là hiện thân của lòng dũng cảm.

Võ Đông Thành

* Cáo trạng đối với 17 thanh niên Công giáo và Tin lành: http://thanhnienconggiao.blogspot.com/2012/12/cong-bo-ban-cao-trang-vu-bo-tui-xet-xu.html

Nguồn: DienDanCTM.blogspot.com

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…