Hội nghị Trung ương để bàn chuyện cá lòng tong?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tin Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 Đảng CSVN phải khai mạc ngay ngày 1/10/12, chứ không chờ nổi thêm 2 tuần nữa như dự định, đã lập tức tạo nhiều xôn xao, phân tích.

Có người chỉ ngay ra rằng việc dời ngày chỉ để các “cán bộ giao liên thường trực” như Hoàng Trung Hải, Nguyễn Chí Vịnh báo cáo với Bắc Kinh rằng toàn thể Trung ương đảng CSVN mừng Ngày Quốc Khánh Trung Quốc, 1 tháng 10, nhưng không để “các thế lực phản động bản địa” xuyên tạc. Tuy nhiên, phân tích được nhiều người đồng ý hơn là nhu cầu của phía Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phải chận đứng gấp rút loạt đòn phản công của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà quyết định 7169 và dùng tội “dính líu tới Quan Làm Báo” để bắt nhiều người, chỉ là bước khởi đầu. Cũng có nguồn tin từ bên trong nội bộ cho biết phải họp Trung ương vì Bộ Chính trị và ông Nguyễn Phú Trọng không giật được cái ghế Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng ra khỏi tay ông Dũng, và vì thế không khởi động được chiến dịch chỉnh đốn đã tuyên bố rầm rộ từ lâu, tức không mở màn tấn công qui mô nhắm vào ông Dũng được.

Chính những tin tức và phân tích như trên đã dấy lên cả một cơn thủy triều với vô số câu hỏi dồn dập: Phiếu kín của 175 ủy viên Trung ương lần này có thực sự “kín” và là quyết định tối hậu không? Nếu đúng như vậy, thì các phe quyền lực đã vận động, sắp xếp, thương lượng tới đâu rồi? Ai đã ngả theo phía nào? Ai sẽ bỏ chủ chạy lấy người? Có phải phe ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng đã thuyết phục được đa số nên mới triệu tập hội nghị? Và phải triệu tập gấp kẻo các ủy viên lại bị cánh ông Nguyễn Tấn Dũng “mua” trở lại chăng? Như thế có phải Đại tướng quân đội Phùng Quang Thanh và đại tướng công an Trần Đại Quang nay đã dứt khoát chọn theo hẳn một phe không?……

Nhưng giữa biển nao nức chờ đợi đó, người ta chỉ nghe ông Nguyễn Phú Trọng, trong bài phát biểu khai mạc cuộc hội nghị kéo dài 2 tuần này, yêu cầu Trung ương thảo luận, cho ý kiến về các báo cáo và đề án liên quan đến ba nội dung chính: Kinh tế và xã hội – Phát triển giáo dục và đào tạo – Một số vấn đề xây dựng đảng. Mọi người, mọi nơi, mọi phía đều thất vọng. Cho dù ông Trọng có khai triển 3 nội dung trên và cộng thêm phần nghe các bản phê và tự phê của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Văn phòng chính phủ cho thêm hấp dẫn, nhưng đa số người quan tâm vẫn thấy nếu chỉ có thế thì hội nghị được triệu tập chỉ để bàn chuyện cá lòng tong.

Trong vấn đề thay đổi nhân sự mà đa số dư luận đang chực chờ lắng nghe, ông Trọng lại nói trước luôn: “Trung ương chưa thể bàn về nhân sự quy hoạch cụ thể, mà chủ yếu tập trung cho ý kiến”. Nếu chỉ tập trung cho ý kiến thì có cần 175 ủy viên phải vác xác về Hà Nội không?

Còn đối với “vấn đề xây dựng đảng” mà chỉ ngồi nghe các bản phê và tự phê — đã qua kiểm duyệt — của các bộ phận đầu não thì có giúp gì không? Và một lần nữa, có cần 175 ủy viên phải vác xác về Hà Nội để ngồi nghe 2 tuần liền không? Chắc chắn họ là những người biết đọc và có thể đọc các “tài liệu mật” này ở các địa phương.

Hơn thế nữa, vấn đề chuẩn bị, sắp xếp lên danh sách các “cán bộ chiến lược” xưa nay vẫn là trách nhiệm của Ban tổ chức Trung ương và Bộ chính trị. Các ủy viên Trung ương thường chỉ đóng vai trò bỏ phiếu tại các đại hội chứ không dính vào khâu chuẩn bị. Và từ nay đến đại hội đảng kế tiếp, dù là đại hội giữa nhiệm kỳ, vẫn là một khoảng thời gian rất dài.

Vì vậy, chẳng có ai, từ dân chúng đến tập thể cán bộ đảng viên, tin vào những gì ông Trọng nói trong bài diễn văn khai mạc là những mục tiêu thực sự của hội nghị. Đặc biệt với câu nói úp mở của ông Trọng: “Hầu hết các vấn đề chúng ta sẽ bàn và quyết định đều rất quan trọng, khó và nhạy cảm”.

Hiện nay có 2 luận điểm được nhiều người đồng ý là mục tiêu thật của cuộc họp. Thứ nhất, việc khẩn cấp triệu tập hội nghị trung ương dài đằng đẳng này là để tùng xẻo ông Nguyễn Tấn Dũng sau khi đã mài xong con dao “phê và tự phê” tại Bộ Chính trị trong tháng 8/2012. Lý do phải cần đến 2 tuần là vì phe đối thủ phải tùng xẻo trước các vòng ủy viên trung ương đảng còn đang bao quanh ông Dũng. Những ủy viên này hoặc phải “bỏ chủ chạy lấy người” hoặc bị chính thức cột vào một số tội trạng. Những tội trạng đó được dùng để sau cùng kết tội một ông Dũng đứng chơ vơ. Kịch bản này gần như khúc phim chiếu lại cảnh tùng xẻo ông Nguyễn Hà Phan năm 1996. Lúc đó, ủy viên Bộ chính trị kiêm Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hà Phan bị đem ra phê phán và cách chức vì tội trạng “phản bội” trong thời chiến tranh. Sau bao nhiêu năm tháng, tội trạng này chỉ đột nhiên xuất hiện trong cuộc chạy đua giành ghế trước đại hội đảng.

Tuy nhiên, luận điểm thứ hai được nhiều người hơn cho là lý do thật của hội nghị. Đó là thực tế về tương quan lực lượng giữa các phe phái hiện nay. Mặc dù trong mấy năm gần đây những tập đoàn kinh tế và tổng công ty do ông Dũng nắm giữ đổ bể hàng loạt, nhưng với ưu thế của một người nắm giữ hầu hết quyền lực kinh tế, và bộ máy công an, ông Dũng vẫn còn quá mạnh và có quá nhiều phương tiện để luồn lách, khỏa lấp, mua thời gian. Hiện nay, không có ai hay nhóm quan chức nào, kể cả Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có đủ sức mạnh có thể đè bẹp hẳn phe cánh của ông Dũng. Nỗ lực đầu tiên được thử tại cuộc họp kéo dài 5 ngày của Bộ chính trị gồm 14 ủy viên, đã không thành công và không đưa ra được một kết luận nào ở cuối cuộc họp. Và vì thế, lần này phải triệu tập hội nghị Trung ương đảng với 175 ủy viên, để có “thêm thịt đè người”.

Hiển nhiên, cánh của 2 ông Sang và Trọng không nắm hết cả 175 ủy viên, nên cho dù có thêm “thịt” họ cũng chỉ mong tiến lên mức “hiệp thương ở thế mạnh” mà thôi, chứ không mong đập dẹp hẳn nổi đối thủ. Nghĩa là họ ráng cạy được bao nhiêu mảng quyền lực và quyền lợi ra khỏi tay ông Dũng thì tốt bấy nhiêu. Và 2 tuần là thời gian hợp lý, tạm đủ để chia lại các vùng quyền lực và quyền lợi quá rộng lớn dưới trướng thủ tướng. Ít nhất các vùng sau đây sẽ nằm trong những chủ đề “hiệp thương” gay gắt:

Trước hết, các bộ Quốc phòng, Ngoại giao và Công an sẽ đi về đâu, trực thuộc văn phòng chủ tịch nước để nâng cao vị thế của ông Trương Tấn Sang cũng như cắt bớt vây cánh của ông Dũng, hay sẽ tiếp tục làm công cụ kinh tế và vũ khí đấu đá nội bộ của thủ tướng. Trong 3 bộ nêu trên, có lẽ bộ Công an sẽ được 2 phe giành nhau kịch liệt nhất. Nhưng trong thực tế, vẫn có ít là 2 cách “nắm” công an — hoặc nắm chính thức qua thẩm quyền pháp qui hoặc nắm bằng tiền và các cơ hội kiếm tiền. Ngay ở hiện tại, các cánh đang kình địch nhau đều nắm trong tay một mảng công an để làm vũ khí tấn công. Thực tế này biểu hiện qua các vụ một nhóm công an này truy lùng, lục soát, bắt bớ các quan chức của phe cánh bên kia và ngược lại. Nó cũng biểu hiện qua các bản tin trái ngược nhau mà công an chỉ thị cho báo chí phải đăng, cụ thể như tin ông Trần Xuân Giá bị bắt.

Khu vực thứ nhì được “hiệp thương” gay gắt là các thẩm quyền kiểm soát kinh tế nói chung và những lĩnh vực béo bở nói riêng. Ngoài việc lập lại Ban Kinh tế trung ương và giành ghế Chủ tịch ủy ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, phe ông Sang và Trọng còn muốn giật các lĩnh vực kinh tế quan trọng như dầu khí, xây dựng, ngân hàng ra khỏi tay ông Dũng. Dĩ nhiên, phía thủ tướng biết rõ nếu để mất các lĩnh vực kinh tế đó, ông sẽ mất rất nhiều vây cánh. Việc mất vây cánh lớn luôn kéo theo hệ quả co rút bắp thịt chính trị và lại dẫn tiếp đến đợt tấn công kế tiếp từ các đối thủ. Vòng xoáy qua lại này cứ tiếp tục cho đến khi ông mất hẳn ghế thủ tướng. Với bao năm kinh nghiệm đấu tranh nội bộ, ông Dũng dư biết ông phải tìm mọi cách chống đỡ lại đợt tấn công đầu tiên vô cùng nguy hiểm này. Phía ông Sang nay tố cáo ông Dũng đang dùng cựu tướng công an Nguyễn Văn Hưởng để cầu cứu Bắc Kinh can thiệp và tạo áp lực lên các đối thủ của ông.

Và khu vực thứ ba cần chia lại là các lĩnh vực làm ăn của các “công ty tư doanh” do con em các quan chức nắm giữ. Các công ty này, còn được gọi là “sân sau” của các lãnh đạo ở thượng tầng, có uy thế tuyệt đối trong thương trường Việt Nam, được ưu đãi về vay vốn, và luôn luôn trúng thầu lại từ các công ty quốc doanh. Đây là vùng có thu lợi cao nhưng trách nhiệm tương đối thấp so với loại tập đoàn kinh tế quốc doanh hay tổng công ty nêu trên. Do đó đây cũng là vùng tranh chấp kịch liệt giữa 2 phe tại hội nghị.

Xét như vậy thì sau cùng nỗ lực chính yếu tại hội nghị Trung ương đảng CSVN lần này vẫn chỉ là chuyện hiệp thương chia lại quyền và lợi giữa tập thể các quan chức thượng tầng của đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi. Những tranh cãi nẩy lửa suốt 2 tuần này sẽ chẳng giúp gì cho nền kinh tế đang tiếp tục tuột dốc, doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt, vật giá leo thang, và cảnh sống ngày càng thêm cùng cực của mọi tầng lớp người dân.

Và cũng giữa cơn đấu đá chia sân càng lúc càng ác liệt đó, rõ ràng giới lãnh đạo Việt Nam chẳng còn lòng dạ nào nghĩ đến chuyện bảo vệ đất nước, mặc dù Trung Quốc đang xâm lược Việt Nam trên nhiều lĩnh vực từng ngày từng giờ, ngay trên mặt truyền thông văn hóa, ngay trong các ngõ ngách kinh tế hàng ngày, và ngay trên đất liền chứ không chỉ ngoài biển đảo xa xôi. (Khổ nỗi, cứ hễ dân chúng đứng lên đòi góp phần bảo vệ đất nước thì lãnh đạo đảng lại đạp xuống với lời khinh miệt: “Biết gì mà lo. Hãy để nhà nước lo.”)

Chính vì thế mà hiện nay, trước làn sóng xâm lược liên tục và cực kỳ nguy hiểm của Bắc Kinh, chỉ còn mỗi tiếng nói duy nhất của Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh: “Việt Nam không còn bất cứ băn khoăn gì khi hợp tác với Trung Quốc trên mọi lĩnh vực, giải quyết với Trung Quốc mọi bất đồng.”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.