Đồng hành với người em bị bắt oan sai

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(24.08.2012)– Sài Gòn – Cách đây gần một năm, 27.08.2011, Paul Trần Minh Nhật bị bắt không một lý do tại trường Đại học Ngoại ngữ Tin học Tp. HCM. Kể từ đó, Nhật chưa một lần được đưa ra xét xử theo đúng pháp luật.

Anh Paul Trần Khắc Đạt, anh trai của Paul Minh Nhật sau đó đã trở thành “chiếc cầu nối” giữa hai nơi: một là Paul Minh Nhật ở trong trại giam cộng sản, hai là gia đình. Thời gian đầu sau khi Paul Minh Nhật bị bắt, anh Đạt là người vất vả chạy đi chạy lại giữa Sài Gòn và Lâm Đồng để thăm hỏi, động viên và đưa những vật dụng cần thiết cho người em gặp nạn. Anh trở thành “cánh chim xanh” từ hồi nào không biết. Chỉ biết là trong một năm qua, chưa một tháng nào anh lỡ chuyến thăm em mình.

Anh cũng thường xuyên cùng cha mẹ, anh em đọc kinh, xin Lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình, cho sự bình an của Paul Minh Nhật cùng các anh chị em bị bắt bớ, tù đày vì một lẽ yêu nước. Lời kinh Hòa Bình vang lên mỗi tối Chúa Nhật trong ngôi nhà gỗ đơn sơ làm ấm cả một vùng quê.

Tưởng rằng mọi chuyện sẽ suôn sẻ, vì suy cho cùng Paul Minh Nhật không mắc tội gì cả, gia đình tin rằng sẽ sớm được trả tự do. Nhưng không phải vậy, họ không buông tha dễ dàng như thế, họ tìm không ra lý do để kết án thì họ bắt đầu gán tội, không nhận tội họ không xét xử, không xét xử thời gian tạm giam tăng lên. Họ không giam Paul Minh Nhật ở Sài Gòn nữa, họ chuyển ra Hà Nội. Từ đây khó khăn cho gia đình lại càng chồng chất.

Nhưng không vì thế gia đình và anh Paul Khắc Đạt nản lòng. Mặc cho đường xa cách trở, mặc cho công việc nhà bận rộn, mặc cho khó khăn về tài chính, mặc cho những lời can ngăn, anh Paul Khắc Đạt vững một niềm tin rằng: “Dù biết là khó khăn đó, mỗi tháng một lần mình vẫn sẽ ra thăm Nhật, gửi một chút quà, một ít tiền thôi cũng được. Biết rằng không phải ra là được gặp mặt nhưng mình vẫn ra, ra để cho Nhật thấy rằng gia đình và mình không bỏ rơi mà vẫn luôn ở bên Nhật, quan tâm và thương yêu hết lòng. Để Nhật kiên trung hơn, vững mạnh hơn trong tâm hồn, chiến đấu đến cùng với niềm tin bất diệt của mình”.

Mỗi lần gặp anh là anh lại xác tín niềm tin của mình như thế. Hỏi anh sao không để người khác đi thay cho mình, lúc nào cũng đi vậy thời gian dành cho gia đình của mình thì sao? Anh chỉ cười và nói “mình không đi thì ai đi, với lại đó cũng là trách nhiệm và bổn phận của một người anh đối với em mình”. Thời gian để ra Bắc trung bình 1 lần phải mất 5 ngày nhân lên với số tháng từ ngày Paul Minh Nhật bị chuyển ra Hà Nội cho tới bây giờ, tính ra anh mất cả tháng trời không làm việc và ở bên chăm sóc gia đình.

Ngày 22.08 vừa rồi gặp anh ở Sài Gòn cũng là lúc anh vừa mới ra Bắc thăm em trai và từ đó bắt xe vào Nam để gặp Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, C.Ss.R. bàn bạc công việc. Gặp nhau được ít phút ngắn ngủi anh lại phải trở về quê hương Lâm Đồng. Khi tiễn anh lên đường, một người bạn của anh ngoài Nghệ An đánh điện mời anh về đó dự Lễ do Đức tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt cử hành cho các thanh niên Công Giáo bị bắt bớ tù đày. Vậy là chỉ trong vòng 1 tuần, anh phải khăn gói ra Bắc những hai lần. Không phải ai cũng đủ sức khỏe và can đảm để dấn thân như anh. Tạ ơn Chúa vì trên đời này không ít người đã tình nguyện rời bỏ sự an nhàn, an toàn và thảnh thơi của mình mà cho anh em như thế.

Đồng Hương

Nguồn: http://www.chuacuuthe.com/

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.