Tin tức về Linh mục Nguyễn Văn Lý trong nhà tù Cộng sản

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Bản tin ngày 22-08-2012)

Chuyến thăm Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý ngày 14-08-2012

Theo chương trình đã sắp xếp, thứ 7 ngày 11-08-2012, tôi (Nguyễn Công Hoàng) và người cháu ruột gọi bằng cậu ra Huế dự lễ đám cưới một người em bà con rồi tối Chủ nhật lên xe ra thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam thăm Linh mục Nguyễn Văn Lý, chú ruột và là ông theo huyết tộc. Nằm trên xe từ 5g chiều ngày 12-08 cho đến 6g sáng ngày 13-08 thì tới Phủ Lý. Do đường cao tốc Ninh Bình – Cầu Giẽ đã khai thông nên xe về Hà Nội đa phần đi đường này, vì thế chúng tôi phải xuống tại ngã ba đường cao tốc quốc lộ 21 (cách Phủ Lý khoảng 7 km), rồi từ đó thuê xe lên trại tù Ba Sao (phía tây huyện Kim Bảng). Dọc đường gần tới trại, thấy xuất hiện nhiều cán bộ công an đứng 2 bên đường, hai cậu cháu thắc mắc chẳng hiểu có chuyện gì. Sau đó xe chúng tôi bị chăn lại, với thông báo: hôm nay không được thăm gặp thân nhân vì trại đang dời địa điểm.

Chúng tôi liên lạc với cán bộ trại giam, họ cũng cho biết như vậy, và hẹn sẽ xin ý kiến lãnh đạo rồi trả lời sau. Đành cho xe trở về Phủ Lý tìm nhà trọ nghỉ qua đêm. Sáng hôm sau (14-08-2012), nhận tin báo được phép thăm gặp, hai cậu cháu vội vã sắp xếp hành lý, gọi xe lên trại giam mới để thăm gặp Lm Lý. Trại mới này nằm tại thôn Tân Lang, xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (cùng huyện, tỉnh, chỉ khác thôn, xã. Trại cũ, rộng hơn nhiều, đã được bán cho một công ty để làm khu du lịch sinh thái). Xe tới trại lúc 7giờ sáng và chúng tôi là những người khách đầu tiên của trại này. Nhà cửa đều mới xây nhưng còn ngổn ngang, bề bộn.

Sau phần thủ tục hành chánh, đến 7g30’ chúng tôi được gặp người thân.

Linh mục Lý bước đi vẫn còn khập khiễng, nhưng không dùng gậy nữa. Thân mình gầy hơn trước, song sắc diện hồng hào, nét mặt tươi cười, tỏ lộ sự bình an nội tâm. Thời gian sau này huyết áp của ông dao động từ 90/130-140 mmHg, có lúc lên 100/150mmHg, do vậy từ hôm 5-7-2012 trong trại có cho uống thêm Coversyl 5mg 1viên/ngày. Với di chứng bại liệt do tai biến mạch máu não, lại ở trong môi trường bị giam cầm mà có chỉ số huyết áp như thế thì thật đáng quan ngại cho sức khỏe và tim mạch!

Sau phần thăm hỏi tin tức về bà con, bạn hữu và Giáo hội, linh mục gởi lời cám ơn tất cả thân hữu xa gần đã luôn tưởng nhớ tới mình. Ông đặc biệt cám ơn các giám mục, các linh mục và anh chị em giáo hữu đã luôn nâng đỡ ông bằng nhiều cách. Linh mục cũng cho biết có nghe tin về những cuộc biểu tình gần đây phản đối Trung Quốc mà đã bị đàn áp. Phần chúng tôi thì cho biết chuyện tự thiêu của bà Đặng Thị Kim Liêng, thân mẫu chị Tạ Phong Tần; và vị tù nhân lương tâm hứa sẽ cầu nguyện cho bà cũng như cho các tù nhân lương tâm khác cách đặc biệt.

Linh mục cũng cho biết sáng nay (ngày 14-08) tại trại tù mới, ông đã dâng thánh lễ thật sốt sắng để cùng với Giáo hội Công giáo toàn cầu mừng kính thánh Maximilien Kolbe – một linh mục người Ba Lan đã dám sẵn sàng chết thay cho một tù nhân dưới thời Đức Quốc xã – đồng thời cầu nguyện cho Giáo hội, cho Quê hương, cho chính mảnh đất Tân Sơn cũng như cho tất cả những tù nhân lẫn cán bộ tại trại. Trước khi dâng thánh lễ, ông đã quỳ gối xuống hôn nền đất nhà tù mới với ý thức: xin được coi nơi này như nhiệm sở mới mà chính Thiên Chúa trao phó cho. Đối với ông, đấy thật là một thánh lễ đầy ý nghĩa!

Sau đó, trước mặt cán bộ cai tù, linh mục đã trao cho chúng tôi lời kinh vắn tắt mà ông đã sáng tác và vẫn nguyện nhiều lần trong ngày sống, với ước mong được nhiều người hiệp ý chung lòng cầu nguyện. Lời kinh này được ông viết bằng cánh tay phải đã bị liệt trước đây nhưng nay đã hồi phục khá. (Xin xem dưới bản tin).

Sau hơn một giờ tâm sự, chúng tôi giã từ người chú và ông trong nỗi ngậm ngùi, lên xe về lại Phủ Lý, và tức tốc tìm phương tiện vào Quảng Trị để kịp dự cuộc hành hương thường niên tại Linh địa La Vang sáng ngày 15/8.

Nguyễn Công Hoàng, 20-08-2012.
Nhóm phóng viên FNA Khối 8406 phổ biến ngày 22-08-2012

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.