Hội nghị “Chúng Tôi Có Một Giấc Mơ” – TCBC số 2

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Các Phụ Nữ Tranh Đấu Cho Nhân Quyền họp mặt tại Hội Nghị Toàn Cầu tại New York

NEW YORK – Ngày 15 Tháng 9, 2011 – Các phụ nữ dẫn đầu trong việc bảo vệ nhân quyền ở khắp thế giới sẽ tới New York để tham dự một hội nghị quan trọng được tổ chức để trùng hợp với ngày khai mạc Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

Chúng tôi có một giấc mơ: Hội Nghị Toàn Cầu Chống Đàn Áp và Kỳ Thị sẽ đặt trọng tâm vào những cuộc tranh đấu của phụ nữ trong nghị trình tranh đấu cho nhân quyền khi hội nghị nhóm họp vào các ngày 21-22 Tháng 9.

Những Phụ Nữ Can Trường sẽ trình bày các bài nói chuyện gồm có nhà văn Mariane Pearl, vợ của ký giả của tờ Wall Street Journal Daniel Pearl đã bị khủng bố Al Qaeda sát hại ở Pakistan năm 2001; Rebiya Kadeer, người nổi tiếng trong việc bênh vực quyền lợi của người dân Uyghur tại Trung Quốc; Grace Kwanjeh, một ký giả người Zimbabwe đã thoát chết khỏi phòng tra tấn của chế độ Mugabe; Jacqueline Kasha, một người bênh vực mạnh mẽ cho quyền của những người đồng tính luyến ái và đổi phái tính tại Uganda; Trần Khải Thanh Thủy, nhà văn và cựu tù nhân người Việt Nam; và Marina Nemat, một nhà văn và phóng viên nổi tiếng người Ba Tư.

Hội Nghị cũng sẽ đưa ra cái nhìn từ bên trong của những trại tù khủng khiếp của chế độ Bắc Hàn qua người nhân chứng đầu tiên là Kim Hye Sook đã vượt thoát khỏi trại tù Bukchang.

“Phụ nữ là nền tảng của mọi gia đình và mọi cộng đồng. Khi một phụ nữ đứng lên tranh đấu thì cả gia đình và cộng đồng cùng đứng lên”. Đó là lời phát biểu của bà Mariane Pearl là người sẽ điều hợp đề tài Sự Can Đảm Của Phụ Nữ: Cuộc Tranh Đấu cho Nhân Phẩm. “Với sự hiện diện của những người phụ nữ phi thường này tại hội nghị, mà nhiều người trong số đó đã trải qua cảnh ngục tù, biệt giam, tra tấn và diệt chủng, chúng tôi gửi ra một thông điệp thật rõ ràng là quyền của phụ nữ được sống tự do, không bị kỳ thị là điều không thể tranh cãi”.

Bà Pearl cho biết thêm là “Quyền của phụ nữ sẽ là tâm điểm của tuyên ngôn của chúng tôi vào cuối hội nghị”.

  • Hội nghị Chúng tôi có một giấc mơ sẽ diễn ra vào hai ngày 21-22 Tháng 9 tại khách sạn W Hotel, 541 Lexington Avenue, New York, NY 10022.
  • Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc và ghi danh, xin vào trang mạng www.ngosummit.org.
  • Để yêu cầu phỏng vấn và những câu hỏi khác xin liên lạc Ben Cohen, là Giám Đốc Liên Lạc Truyền Thông tại New York qua điện thoại số 917 302 0194, hoặc Phó Giám Đốc là Lev Janashvili qua số 212 844 9290, email secretariat@ngosummit.org.

Được tổ chức bởi Liên Minh các NGO về nhân quyền

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…