Ls. Dương Hà chia sẻ về phiên xử phúc thẩm Ls. Cù Huy Hà Vũ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hoàng Hà thực hiện

Hoàng Hà: Xin kính chào Ls. Dương Hà, thay mặt cho quý thính giả của đài, chúng tôi xin được chia sẻ sự bất công và bất nhân mà gia đình bà đang là nạn nhân. Trước tiên xin được hỏi thăm về tình trạng sức khỏe của bà và bà Xuân Bích hiện nay như thế nào?

Ls. Dương Hà: Thưa ông, sức khỏe của chúng tôi thì tức nhiên là có mệt, nhưng nói chung là vẫn tốt ạ.

Hoàng Hà: Thưa bà, phiên toà sơ thẩm ngày 4/4 đã được đồng bào trong và ngoài nước theo dõi sát sao diễn biến cũng như phiên tòa phúc thẩm ngày 2/8 vừa qua. Bà có thể chia sẻ cảm nhận về hai phiên xử vừa qua; có những điểm tương đồng và khác biệt nào không, thưa bà?

Ls. Dương Hà: Dạ thưa phiên tòa sơ thẩm ngày 4/4/2011 và phiên tòa phúc thẩm ngày 2/8/2011 vừa qua về cơ bản thì nó cũng giống nhau; khác chăng thì chỉ khác về tên gọi. Tên gọi đó là ‘phiên tòa sơ thẩm’ và ‘phiên tòa phúc thẩm’ do hai tòa khác nhau điều khiển, nhưng tôi nghĩ cũng đều do một nơi chỉ đảo cho nên tất cả mọi diễn biến nó gần như thế. Nó chỉ khác hơn một chút xíu, tức là có sự rút kinh nghiệm của các luật sư cũng như sự rút kinh nghiệm của Ban tổ chức; Ban tổ chức chứ tôi không nói là của Tòa án là bởi vì mọi thứ đều na ná như thế. Thế nhưng các luật sư thì rút kinh nghiệm là không được để cho người ta chọc, để cho người ta đuổi ra; dù người ta có thế nào đi nữa thì các luật sư đã bảo nhau, nói đi nói lại với nhau rằng: phải cố gắng nhịn nhục, cố gắng chủ vững lại để bảo vệ cho thân chủ của mình. Chính vì thế cho nên mặc dù khi bảo vệ thân chủ ở ngoài phiên tòa hay bị cắt, hễ nói đến điều gì – người ta gọi là “nhạy cảm” – về chính trị một chút thì lập tức dừng lại… Cho nên được nói nhiều hơn, nhưng mình nói thì mình nghe, thẩm phán cứ việc nói; còn đối đáp giữa luật sư với cả kiểm sát viên thì luật sư hỏi một đằng, kiểm sát viên đối đáp một nẻo. Thẩm chí viện kiểm sát nói những điều mà nó không có trong cáo trạng, rất lạ là như vậy. Có những cái luật sư nói thì kiểm sát viên giữ quyền công tố, lại bảo rằng không có trong bản án, không có trong kháng cáo của Ts. Vũ; đến nỗi Ls. Triển phải nói “Tại sao tôi thấy như là ông chưa đọc bản án hay ông chưa đọc cáo trạng?”.

Có thể nói là có những sai phạm của cáo trạng thì ở phiên tòa sơ thẩm rập khuôn nguyên trạng như thế để kết tội ông Vũ… thì đến phiên tòa bên này vẫn như vậy, cho nên tôi thấy chuyện trong tòa hay ở ngoài tòa, chuyện xét xử công khai hay xét xử kín thì ta cũng thấy rồi; nói là công khai nhưng ngăn đường cấm chợ từ rất xa, bao nhiêu là dây kéo ở xa lắm… giữa mặt quảng trường tòa án cứ rộng mênh mông như hôm mồng 1 Tết ấy. Cũng vẫn mấy xe bus, cũng vẫn một xe cứu hỏa; công an mặc áo xanh thì ít hơn nhưng mặc áo thường phục dân sự thì lại nhiều hơn. Theo cảm nghĩ của tôi thì trong hay ngoài cũng na ná như nhau mà thôi.

Hoàng Hà: Bà cho biết là luật sư bào chữa theo những điều kiện đã có trong bản cáo trạng, còn chánh án thì không chấp nhận hoặc bác bỏ những trình bày cũng như những chứng cứ mà luật sư đưa ra. Những sự bác bỏ đó thế nào thưa bà?

Ls. Dương Hà: Ví dụ như 12 điều bị bóp méo và xuyên tạc trong cáo trạng bị các luật sư lôi ra. Kiểm sát viên bảo rằng đấy là do họ sơ xuất, có nhầm lẫn, nhưng cũng không ảnh hưởng gì đến nội dung của bài viết cả, cho nên là không sao. Còn khi luật sư bảo vệ cho thân chủ dẫn luật ra thì chủ tọa phiên tòa lại bảo rằng không cần phải dẫn luật, và không được dẫn. Khi luật sư đọc những bài bào chữa và chạm đến những phần nào mà chủ tọa phiên tòa không muốn mọi người được nghe thì đã yêu cầu luật sư dừng, mà nếu luật sư không dừng thì phải có chế tài, hoặc luật sư phải ngồi xuống để người khác nói, v.v. và v.v.. Tóm lại tôi thấy rằng đây là một phiên tòa có thể nói là đã được dạn dừng rồi, và mọi thứ vẫn như thế thôi. Không có một ý gì gọi là dân chủ, hoàn toàn là không dựa trên Bộ luật tố tụng hình sự để điều khiển phiên tòa.

Hoàng Hà: Sau ngày xử 2/8, bà có được thăm Ts. Cù Huy Hà Vũ không, thưa bà?

Ls. Dương Hà: Dạ thưa có. Hôm nay thì theo đúng luật rồi; trước đây mỗi lần chúng tôi vào thăm thì đều nói rằng không được phép bởi vì phải được tòa án v.v.. tức là đấu tranh 9 tháng rồi thì tôi được vào thăm một lần và con trai tôi được vào thăm một lần. Nhưng sau khi bản án có hiệu lực, tức ngay khi tòa án tuyên thì có hiệu lực mà, cho nên phải giải quyết một số vấn đề vì các luật sư cũng rất là bức xúc, phải chuẩn bị những kiến nghị. Bản thân tôi cũng phải chuẩn bị những tố cáo v.v.. và ngày hôm nay tôi mới thu xếp để hai chị em tôi là Cù Thị Xuân Bích và tôi được vào thăm chồng tôi là Ts. Cù Huy Hà Vũ, và chúng tôi đã được thăm rồi à.

Hoàng Hà: Trong lần thăm này Ts. Cù Huy Hà Vũ có trình bày gì về phiên xử vừa qua, và tình trạng sức khoẻ của Ts. Cù Huy Hà Vũ như thế nào, thưa bà?

Ls. Dương Hà: Thưa sức khỏe của anh cũng vầy vậy thôi. Đôi bàn tay anh vẫn lạnh, lạnh lắm; lạnh y như mua đông ấy. Bản thân chồng tôi thì mùa đông tay cũng rất là ấm, nhưng bây giờ không hiểu tại sao đang giữa mùa hè nắng nóng như thế này mà đôi bàn tay vẫn rất là lạnh. Thế nhưng anh rất vui vẻ, không có vấn đề gì mà cảm thấy buồn sầu, thểu não gì về bản án bất công này cả. Tất nhiên anh cũng nhắn nhủ tôi làm một số việc, vì chúng tôi ngoài tình vợ chồng ra tôi còn là đồng nghiệp với anh ấy cho nên chúng tôi đã bàn luận một số vấn đề, tiếp tục đấu tranh để đòi lại công lý, công bằng cho anh ấy.

Hoàng Hà: Bà và gia đình dự trù làm gì kế tiếp thưa bà?

Ls. Dương Hà: Dạ thưa theo đúng luật thôi; chúng tôi tiếp tục kháng cáo tiếp để lên Toà giám đốc thẩm. Những điều chúng tôi đã tố cáo, chúng tôi đã kiến nghị thì chúng tôi cũng sẽ kiên quyết là phải đòi hỏi cái sự trả lời cho chúng tôi vì những tố cáo, kiến nghị mà chúng tôi đã làm. Qua phiên tòa thì cũng có nhiều điều mà chúng tôi thấy rằng cần phải kiến nghị nữa, thì chúng tôi tiếp tục lại kiến nghị nữa.

Hoàng Hà: Thời gian từ khi có bản án cho đến khi tiếp tục kháng cáo đến Toà giám đốc thẩm là khoảng thời gian bao lâu thưa bà?

Ls. Dương Hà: Ngay khi tuyên án bản án có hiệu lực thì cá nhân ông Vũ được quyền, hay bản thân gia đình chúng tôi sẽ kháng án được thôi. Ông Vũ vẫn tiếp tục nhờ các luật sư giúp đỡ về mặt pháp lý; thế thì chúng tôi cũng sẽ tiếp tục kháng cáo tiếp lên Toà giám đốc thẩm. Anh nói về thời gian, thì lần này những ba năm cơ. Trong vòng ba năm chúng tôi lúc nào cũng được quyền để kháng cáo cả, nhưng tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ làm nay mai thôi, không phải chờ đến ba năm bởi vì một ngày tù nghìn thu ở ngoài. Một ngày mà chồng tôi còn ở trong ấy là một ngày chúng tôi còn ăn không ngon, ngủ không yên.

Hoàng Hà: Chúng tôi được biết Ts. Cù Huy Hà Vũ trong phiên tòa mạnh mẽ tuyên bố: “Tôi vì đất nước, vì Tổ quốc sẵn sàng chiến đấu chống lại nguy cơ cho đất nước bằng mọi giá, kể cả cái chết.” Bà có thể chia sẻ cùng quý thính gỉa về câu nói này; và Ts Vũ sẵn sàng chiến đấu chống lại nguy cơ cho đất nước, đó là nguy cơ nào thưa bà?

Ls. Dương Hà: Dạ thưa như anh ấy có tuyên bố trước phiên tòa, và anh cũng đã tuyên bố với đồng bào của anh rằng… trong chuyện anh ấy bị bắt, bị trả thù, bị đi tù thì mọi người cũng hiểu và gia đình cũng như anh ấy cũng đều xác định rồi; là cái sự trả thù thì nó vô cùng lắm. Nếu họ vui thì có thể sẽ sớm ra, còn nếu họ không vui thì giữ nguyên như vậy cho nên chúng tôi không có gì là ngạc nhiên cả. Cho nên khi anh bị bắt như thế thì anh ấy cũng chỉ lo lắng một điều thôi, đó là những nguy cơ mà đất nước… nói rõ ràng là bị mất nếu mình không cảnh giác bị mất bởi những kẻ xâm lược phương Bắc, là điều mà anh ấy lo nhất. Còn ngay bản thân khi hôm nay gặp tôi anh cũng nói ở trong ấy anh được đọc báo thì anh ấy thấy công an bắt người biểu tình, bốn người cầm bốn tay chân rồi một người đạp vào mặt v.v.. thì anh ấy biết và cũng nhờ tôi viết giúp anh bài ý kiến của anh ấy. Tôi cũng đã viết và tôi cũng đang suy nghĩ xem có nên đưa anh ấy thế nào đó. Tôi cũng đang tính toán có nhiều vấn đề có nên hay không nên […] trong lúc này; để nói rằng hiện tại anh ấy ở trong đó, nhưng luôn luôn anh ấy chỉ nghĩ là sợ sự xâm lấn của phương Bắc về chuyện văn hóa, về biển đảo, vùng lãnh thổ Tây Nguyên. Anh cũng biết là về mặt văn hóa, anh Vũ nhà tôi cũng rất quan tâm, về cuộc sống, sinh hoạt của người dân Tây Nguyên; đấy cũng là những cái cần nhà nước gì giữ để bảo tồn. Tất cả những cái đấy đều là những trăn trợ của chồng tôi.

Hoàng Hà: Sự kiện ngày 2/8 khi đông đảo đồng bào khắp nơi theo dõi phiên xử, đồng bào đủ mọi thành phần quần chúng, từ giới trí thức, sinh viên đến người dân thấp cổ bé miệng đã cùng với bà và chị Xuân Bích đến trước toà án biểu tình hỗ trợ Ts. Cù Huy Hà Vũ. Trong đó chúng tôi nhìn thấy có hai tấm bảng của bà là “Chồng tôi vô tội” và tấm của chị Xuân Bích ghi là “Anh tôi vô tội”. Trong hoàn cảnh lúc đó cảm nghĩ của bà ra sao thưa bà?

Ls. Dương Hà: Mặc dù trong nỗi buồn lo vì sự trả thù của chồng mình không biết liệu họ có trả tự do cho chồng mình không, nhưng tôi cũng rất ấm lòng khi anh em bà con mới 6 giờ sáng, trời mưa.. Nhà văn Võ Thị Hảo đã đến bấm chuông cổng là “Em ơi, chị đã đến cổng rồi”; Giáo sư Nguyễn Huệ Chi hơn 6 giờ trời mưa như thế, ướt át cũng đến. Tóm lại là anh chị em, cả những người công giáo – chúng tôi không phải theo đạo công giáo, nhưng các anh chị em cũng đến để động viên, để đi đưa tôi cùng em chồng tôi và con trai tôi ra tòa, thì tôi thấy rất ấm áp. Gia đình tôi người rất là neo, nhưng tôi luôn luôn có bạn bè, anh em bên cạnh. Tôi không thấy một tí gì lẽ loi cô độc trong bước đi của tôi cả, cho nên tôi bình thản, tự tin để đi ra tòa đòi công lý cho chồng mình. Rất tiếc là chính quyền không nghe những tiếng nói của hàng nghìn người dân ký vào Thỉnh nguyện thư cũng như Kiến nghị yêu cầu trả tự do cho Ts. luật Cù Huy Hà vũ, nhưng cá nhân tôi cảm thấy rất ấm lòng trong việc này.

Hoàng Hà: Ts. Cù Huy Hà Vũ sau phiên tòa lần này bị y án là 7 năm tù và 3 năm quản chế, thì theo bà bản án này có phải là sự trả thù bất công đối với Ts. Luật Cù Huy Hà Vũ không, và sự trả thù này từ nơi đâu, thưa bà?

Ls. Dương Hà: Không phải là theo tôi, mà theo chính chồng tôi đã nói là anh ấy bị trả thù. Rõ ràng là sự trả thù rồi, là bởi vì nếu áp luật vào thì chồng tôi không có một cái tội gì cả. Ngay ở ngoài tòa bốn luật sư đã trình bày những quan điểm của mình mà bên công tố kiểm sát không nói được một điều nào để đối đáp lại các luật sư, cho nên tôi thấy rằng đây đúng là sự trả thù, hay nói đúng hơn là bản thân chồng tôi nói đây là một sự trả thù của chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã áp đặt đổ lên đầu anh ấy vì anh đã kiện Thủ tướng về vụ bô-xít Tây Nguyên, rồi về việc Thủ tướng không cho người dân khiếu kiện đông người v.v.. Thế rồi bản thân ông Vũ Hải Triều đã khoe đánh sập 300 trang mạng chồng tôi đã tố cáo… thì ngay giữa tòa hôm vừa rồi là anh cũng nói là nếu tuyên anh ấy có tội là rõ ràng đây là một sự trả thù, cho nên nếu anh ấy bị gì trong tù thì người chịu trách nhiệm chính về cuộc sống, tính mạng của anh, về tinh thần cũng như về cá nhân con người anh ấy, chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Anh ấy đã nói đích danh là như vậy.

Hoàng Hà: Trước sự bất công và bất nhân của bán án đối với Ts. Cù Huy Hà Vũ thì bà và gia đình cho biết sẽ kháng cáo lên Tòa giám đốc thẩm. Trong hoàn cảnh như vậy thì bà nghĩ đồng bào khắp nơi sẽ có những hỗ trợ gì trong lúc này, thưa bà?

Ls. Dương Hà: Thưa trong lúc này thì chúng tôi rất cần sự đấu tranh hỗ trợ của đồng bào đối với chúng tôi. Có thể là một chữ ký, có thể là một bài báo, cũng có thể là một cuộc điện thoại nho nhỏ để động viên chúng tôi; đấy cũng là sự giúp đỡ chúng tôi rồi, và tôi cũng rất cảm ơn cũng như biết ơn tất cả những đồng nghiệp, các luật gia, luật sư ở nước ngoài cũng như trong nước đã hỗ trợ chúng tôi, đã gửi thư tín đến tất cả các nơi mà có thể giúp đỡ được chúng tôi, như là Tổ chức Nhân quyền quốc tế, các thủ tướng, nguyên thủ quốc gia các nước, của Mỹ, của Úc, của Canada, của cộng đồng Châu Âu. Nói chung là chúng tôi được hỗ trợ rất nhiều về mọi mặt tinh thần, chúng tôi thấy rằng chúng tôi không đơn độc. Tất cả những gì mọi người làm cho chúng tôi từ lúc chồng tôi bị bắt đến ngày hôm nay, tôi thấy đều rất có ích cho chúng tôi. Có thể là chồng tôi chưa được ra ngay, nhưng tôi nghĩ là không thể giam giữ chồng tôi lâu hơn với những tiếng nói của bạn bè năm châu, với tiếng nói của đồng bào trong và ngoài nước, thì tôi nghĩ rằng một chính quyền dứt khoát ít nhiều gì cũng phải cần nghe tiếng nói của người dân của mình cũng như tiếng nói của các nước tiến bộ trong quốc tế.

Hoàng Hà: Trong những ngày vừa qua, bà có nghe đến sự kiện 8 sinh viên công giáo bị cơ quan cảnh sát bắt cóc không? Nhận xét của bà về việc này và các cuộc biểu tình vừa qua là chống hiểm họa Bắc triều, khẳng định Hoàng Sa Trường Sa là của VN hay đã từng biểu tình ủng hộ Ts. Cù Huy Hà Vũ bị bắt, thì bà có biết được tin này không, và cảm giác của bà thế nào về sự việc này?

Ls. Dương Hà: Dạ thưa, việc bắt người mà không có căn cứ pháp luật thì không thể nói là một việc làm của một tổ chức chính danh, hay nói đúng hơn là của một nhà nước, và đặc biệt là nhà nước pháp quyền. Còn nếu bắt người vì người ta biểu tình để bảo vệ tổ quốc thì tôi thấy rằng không còn gì để nói nữa rồi. Bởi vì người dân phải có nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, cùng với nhà nước bảo vệ tổ quốc. Không thể nói rằng việc bảo vệ tổ quốc thì để nhà nước lo. Nhà nước và nhân dân cùng làm chứ không thể nói là “để nhà nước lo”, huống hồ là nếu để nhà nước lo, mà lo thêo lối là cho người ta thuê hàng ngàn hàng vạn hécta đất, rừng, biển đảo; thẩm chí cho thuê mà lại không lấy tiền; rồi bán quặng bô-xít – chuyện lợi thì không bao nhiêu, mà những vùng đất trọng yếu của đất nước bao đời nay cha ông ta giữ gìn, bởi vì mất những vùng đất đó tức là mất nước – mà lại cho thuê, cho mượn và làm những việc như khai thác bô-xít v.v. thì tôi thấy rằng một nhà nước không thể làm những việc như thế nên tôi không bao giờ đồng tình với những việc làm… trước nhất là trái pháp luật, thứ hai là không đúng với truyền thống của một đất nước mà luôn luôn từ đời Tổ tiên cho đến nay dù đời nào cũng thế, không bao giờ có thể nói… làm gì thì làm, nhưng bán một tấc đất hay cho một centimét đất thì không bao giờ có. Cho nên tôi hoàn toàn phản đối việc bắt người vì lòng yêu nước của họ như thế. Tôi luôn luôn phản đối những việc đó, và tôi sẵn sàng đứng bên cạnh tất cả đồng bào của tôi để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân.

Hoàng Hà: Xin cám ơn bà. Trước khi chúng ta rời làn sóng, bà có điều gì muốn chia sẻ với thính giả nghe đài không ạ?

Ls. Dương Hà: Dạ thưa, xin tỏ lòng biết ơn của tôi, của gia đình tôi, của chồng tôi đến đồng bào bạn bè khắp nơi đã đấu tranh để đòi trả tự do cho chồng tôi Ts. luật Cù Huy Hà Vũ. Và chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được những sự giúp đỡ, ủng hộ của đồng bào, của bạn bè, của những người yêu chuộng tự do công lý để ủng hộ tiếp tục đòi lại tự do công lý cho chồng tôi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.