Australia có biết sợ không!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau đây là bản dịch một bài trên trang blog Hoàn Cầu – một trang mạng được giới phóng viên quốc tế xem là cơ quan phát ngôn bán chính thức của Bắc Kinh – liên quan đến biển Đông và Australia.

Kính mời quí độc giả theo dõi để biết các lời lẽ tuyên truyền, thái độ trịnh thượng và đầu óc bá quyền của lãnh đạo Trung Quốc, trong lúc Bộ trưởng Quốc phòng CSVN Phùng Quang Thanh tiếp tục ca tụng 16 chữ vàng và đảng của ông tiếp tục tìm cách trừng phạt những thanh niên sinh viên đã bày tỏ lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc xâm lược vào ngày 5/6/2011.

BBT WebVT

— –

TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM NỔ RA XUNG ĐỘT TRÊN BIỂN ĐÔNG, AUSTRALIA CHO RẰNG TRUNG QUỐC TRƠ TRẼN

2011-05-29 10:27:39

http://blog.huanqiu.com/?uid-88233-…

ANH QUỐC CHO RẰNG BIỂN ĐÔNG ĐANG ĐỐI DIỆN VỚI NGUY CƠ XUNG ĐỘT MỚI, CHUYÊN GIA AUSTRALIA CHO RẰNG TRUNG QUỐC TRƠ TRẼN

Ngày 27 tháng 5, chính phủ Việt Nam thông báo: “ba chiếc tàu hải giám của Trung Quốc đã quấy rối một tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông, không chỉ phá hoại thiết bị trên tàu thăm dò, mà còn cảnh báo tàu Việt Nam xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc.” Ngoài ra Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc “tự kiềm chế, không nên có thêm hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, và yêu cầu bồi thường thiệt hại cho tàu thăm dò của Việt Nam”. Về vấn đề này, “Thời báo tài chính” của Anh đưa ra bình luận, khu vực biển Đông sẽ đối diện với “xung đột” mới.

JPEG - 90.8 kb

事发地点在我经 济专属区内。
Sự việc xảy ra trong khu vực đặc quyền kinh tế của ta (Trung Quốc – chú thích của người dịch)

JPEG - 54.7 kb

  越南方面标注的事发位置。
Vị trí xảy ra sự việc theo cách đánh dấu của Việt Nam

Bản tin còn dẫn lời Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu về biển Đông của Học viện quân sự Australia, cho rằng hành vi trên là hành động tăng thêm một bước trong việc xâm phạm Việt Nam của Trung Quốc”. Ông còn nói thêm rằng: “Trung Quốc dùng hành động này để tuyên bố chủ quyền một cách trơ trẽn. Trung Quốc định dựa vào sức mạnh hải quân để biến tuyên bố đó thành hiện thực”.

Bài báo bình luận rằng lần “xung đột” này giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ gây ra tâm lý bất an về Trung Quốc tại các nước láng giềng Đông Nam Á. Ủy viên quốc vụ viện kiêm bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt khi tới thăm và hội đàm với lãnh đạo Phillipines mới đây đã cho rằng hai bên cần tránh các hành động dẫn tới nảy sinh xung đột và chạy đua vũ trang trong khu vực. Nhưng một số chuyên gia về an ninh trong khu vực cho rằng dường như đang có cuộc chạy đua về vũ trang trong khu vực này, các nước trong khu vực Đông Nam Á bao gồm Singapore, Malaixia, Việt Nam và Thái Lan hiện nay đều đang tăng cường năng lực phòng vệ hải quân và không quân.

Kevin Rudd ngớ ngẩn: Trung Quốc đã nhịn một bước vì thể diện của chính phủ Australia

Số lượng lưu học sinh Trung Quốc tại Australia giảm xuống mức đáng kinh ngạc là một minh chứng lớn về mối quan hệ Australia và Trung Quốc đang xấu đi.

Với việc các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc tới thăm Mỹ, Trung Quốc đã củng cố vị trí là siêu cường quốc trên thế giới. Nhưng sự tiếp xúc giữa Canbera và Bắc Kinh đang giảm sút. Sau 8 tháng nhậm chức, thủ tướng Julia Gillard lại dám chưa tới thăm Trung Quốc, thậm chí không có bất cứ hoạt động có ý nghĩa nào để tiếp xúc với Trung Quốc. Thể diện và mối quan hệ của Australia với Trung Quốc quan trọng hơn phương Tây rất nhiều.

Australia hiện nay đã không nể mặt Trung Quốc, cũng không xích lại quan hệ với Trung Quốc. Trên thực tế, từ khi ông Rudd xuất hiện trong lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh năm 2008 đến nay, đã hơn hai năm rưỡi Australia chưa hề có đoàn lãnh đạo cấp thủ tướng tới thăm Trung Quốc. Chính sách đối với Trung Quốc như vậy có thể nói là hoàn toàn không cân bằng.

Lĩnh vực trao đổi thương mại giữa Australia và Trung Quốc có thể sẽ vượt quá con số 100 tỉ USD mỗi năm, giúp giữ vững được tài chính cho chính phủ Australia. Nhưng tại Australia rất ít thấy những thảo luận về việc Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy có ảnh hưởng toàn diện tới đời sống và sản xuất của người dân Australia. Đại sứ Australia tại Trung Quốc Geoff Raby trong vòng 4 năm đã đi thăm 31 tỉnh thành của Trung Quốc, thế nhưng vị quan chức chính phủ Australia có kinh nghiệm với Trung Quốc nhiều nhất này sẽ rời chức vụ vào tháng 7 năm nay. Điều này sẽ là một thử thách cho bản lĩnh ngoại giao của Thủ tướng Gillard.

Có thể ngành đào tạo giáo dục đại học của Australia sắp phải đón nhận thiệt hại. Thoạt nhìn, điều này có vẻ vẫn chưa đủ để người ta cảm được sự nguy hiểm tương tự như đang đi trên lớp băng mỏng. Nhưng Li Ping, đại diện một cơ quan giáo dục tại Bắc Kinh tin rằng sự nguy hiểm cho Australia không chỉ nằm trong vấn đề lợi ích giáo dục. “Lượng lưu học sinh Trung Quốc giảm xuống cũng sẽ làm giảm đi sự ảnh hưởng của Australia đối với Trung Quốc”, Li nói, “Đây không chỉ là vấn đề lợi nhuận. Mối liên hệ văn hóa hữu hiệu nhất giữa Australia với Trung Quốc chính là học sinh — mối quan hệ giữa con người với con người. Tôi cho rằng chính phú Australia chưa ý thức được tầm quan trọng của loại ảnh hưởng này”.

Kẻ khơi mào gây ra quan hệ xấu với Trung Quốc là Kevin Rudd. Bài phát biểu đầu tiên thiếu suy nghĩ về vấn đề Tây Tạng và bày tỏ lập trường trường chống Trung Quốc trong sách trắng quốc phòng của ông ta khiến Trung Quốc vô cùng thất vọng. “Tôi cho rằng Rudd hiểu tiếng Trung nhưng không hiểu Trung Quốc”, một thương gia có uy tín ở Trung Quốc nói như vậy. Vấn đề là số người giỏi có thể đếm được trên đầu ngón tay trong nội các của bà Gillard cũng mù mờ về Trung Quốc y như vậy.

Điều đáng cho người ta lo ngại là trong khi các nước khác đang ráo riết cạnh tranh để chụp giựt các hợp đồng và cơ hội đầu tư vào Trung Quốc ở mức sôi động chưa từng có trong lịch sử, thì quan hệ của Australia với Trung Quốc lại ngưng trệ ở cửa ải này.

Châu Âu, Nam Mỹ và các nước châu Phi đang xếp hàng dài ra đó. Vậy mà Australia vẫn thiếu hiểu biết đối với vùng trọng tâm phát triển mới của Trung Quốc, đó là các tỉnh khu vực phía Tây. Australia chỉ mở 3 cơ quan ngoại giao tại quốc gia có dân số 1,3 tỉ người này. Hơn 15 quốc gia đã mở lãnh sự quán tại thành phố Thành Đô và Trùng Khánh (hai thành phố lớn thuộc khu vực phía Tây Trung Quốc — chú thích của người dịch), trong đó thậm chí có cả những nước nhỏ như Đan Mạch và Campuchia.

Có nhà quan sát cho rằng Trung Quốc nên coi Rudd như một cái giá phải trả, nhịn một bước vì thể diện của chính phủ Gillard. Cựu ngoại trưởng Australia, ông Geoff Raby nói: “Tôi cho rằng quan hệ (Australia – Trung Quốc) thực sự tồi tệ. Họ cần làm lại từ đầu.”

Đông Hải chuyển ngữ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…