Hãy để cho Dân Oan yên?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đang lúc những cảnh dân chúng tay không lật đổ các chế độ độc tài súng ống tận răng tại Tunisia và Ai Cập làm nức lòng dân Việt, tin tức những người từ hải ngoại về đấu tranh tại chỗ với dân oan trong nước thực sự đã làm nhiều người, kể cả tác giả bài này, chảy nước mắt – chan hòa giữa niềm hy vọng và lòng cảm phục. Nhưng đó đây lại lác đác xuất hiện luận điểm cho rằng những tổ chức chính trị hay ngay cả những người không phải dân oan mà tham gia đấu tranh với dân oan thì chỉ bồi thêm tai họa lên họ mà thôi.

Nếu đó là phát biểu của các cô cậu làng CAM, dù lộ liễu hay còn nửa núp nửa hở, thì ai cũng hiểu. Nhưng khi có một vài nhà dân chủ nghiêng về quan điểm trên thì công luận khó tránh sự lùng bùng. Đây là những người xưa nay luôn có lòng thương yêu lo lắng cho bà con dân oan.

Sự thật nằm ở đâu? Hãy thử đi sâu hơn vào sự việc.

Trước hết, thử ôn lại trong suốt mấy chục năm qua, tức khoảng thời gian mà khối bà con dân oan hầu như hoàn toàn cô đơn hoặc chỉ được một số rất ít bà con khác giúp đỡ âm thầm, họ đã đạt được gì và hiện trạng ra sao. Nhà cầm quyền có giải quyết cho họ không? Câu trả lời là: Có. Nhưng số trường hợp được giải quyết thỏa đáng quá ít và chỉ để quay phim chụp hình là chính. Thực tế trên đường phố, ở mọi tỉnh, người ta thấy dân oan ngày một tăng chứ không giảm, song song với sự xuất hiện của các khu dinh thự, các tổng công ty, các sân gôn. Những dân oan mất nhà cửa, ruộng vườn, đất hương hỏa, đất thờ phượng không còn chỉ là những cá nhân mà đang lan ra cả từng dòng họ, khu làng, giáo xứ, giáo hội, tỉnh dòng, tu viện, v.v…. Giữa các khuôn mặt dân oan bây giờ ngày càng có thêm những con em liệt sĩ, thương binh, và những “bà mẹ Anh Hùng”.

Chỉ cần đọc các băng rôn, các mảnh áo, các lá đơn kể lể sự tình, người ta đã đủ thấy tỉ lệ những người lê lết kêu oan trên 10 năm chiếm đa số. Có những cô bé ngày xưa lếch thếch theo mẹ, theo bà đi khiếu kiện vì không còn ai ở nhà trông coi, nay đã thành những phụ nữ vẫn lếch thếch đi khiếu kiện thay cho mẹ, cho bà. Hơn ai hết, bà con dân oan thấy rõ và đã bày tỏ rất nhiều lần với bất cứ ai phỏng vấn họ là lãnh đạo Đảng và nhà nước không hề có ý định giải quyết các oan khiên này. Họ cứ đá trái banh từ trung ương xuống địa phương rồi địa phương cứ nhận đơn ném xọt rác. Dân chờ mãi không được lại kéo lên trung ương và cái vòng lẩn quẩn cứ thế xoay vòng.

Vì không có ý định hoàn trả các đất đai mà cả hệ thống cán bộ ở nhiều cấp đã nuốt trọn suốt mấy chục năm, chính sách của nhà nước hiện nay là giữ để vấn nạn dân oan không trở thành mối đe dọa cho chế độ và dùng thời gian để bào mòn sức lực của bà con. Một cách cụ thể, công an răn đe hù dọa mọi thành phần khác trong xã hội không được tham gia, nhập đoàn với dân oan. Ai nấy cứ đứng nhìn với ánh mắt cảm thông từ xa hoặc khó chịu xa lánh “nhóm người dơ dáy, sống bụi trên lề đường”. Kế đến, tại mỗi nơi có dân oan tụ tập ở các thành phố lớn, công an cố tình để cho bà con đứng vài tiếng đồng hồ rồi lại xúc mọi người lên xe chở về quê, hoặc bắt rồi trút xuống ở ngoại ô thành phố để bà con phải tự tìm đường về. Nghĩa là vừa không để cho các nhóm biểu tình phình ra quá một, hai trăm người; vừa cho cơ hội để bà con dân oan xả xú bắp; và nhất là để tiếp tục đốt những đồng tiền chắt chiu dành dụm của bà con để lặn lội về kêu oan. Nhiều chỉ dấu cho thấy nhà cầm quyền vững tin đây là cách đối phó hữu hiệu để vĩnh viễn be bờ vấn nạn dân oan.

Do đó, phải nhìn nhận một sự thật rất đáng buồn là nếu giữ nguyên trạng như hiện nay – nghĩa là cứ để dân oan tự lo cho nhau – thì kiếp sống lê lết kêu oan của bà con sẽ dễ dàng kéo sang đến đời thứ ba, trong lúc những kẻ cai trị cứ thoải mái mở ra từng chiến dịch cướp nhà cướp đất mới. Và sự thật đáng buồn thứ hai là chính thái độ đứng nhìn từ xa – hãy để cho dân oan yên – của các thành phần khác trong xã hội đã và đang tiếp tay cho sự thành công liên tục của những kẻ cướp ngày có giấy phép.

Vì vậy, nếu thương người dân oan hơn mức độ ý nghĩ và lời nói, đã đến lúc chúng ta phải đổi cách giúp đỡ bà con. Phải làm khác với hiện tại. Vậy câu hỏi đầu tiên: hiện nay nhu cầu lớn nhất để bà con dân oan đạt được ước nguyện là gì?

Nếu nhìn lại kinh nghiệm của tất cả các dân tộc tay không chống lại cường quyền trên khắp thế giới, câu trả lời khá rõ ràng: BÀ CON DÂN OAN CẦN SỐ ĐÔNG. Chỉ có số đông đủ lớn mới tạo được mức áp suất buộc nhà cầm quyền phải giải quyết, dù cách giải quyết đó có đụng đến hệ thống cán bộ của họ. Ngay trước mắt, chỉ cần liên kết tất cả các “người oan” lại, chúng ta đã một khối lượng đáng kể, từ dân oan mất đất, đến những bị cáo oan vì tòa án đòi hối lộ, thân nhân những người chết oan vì công an bạo hành, những thương gia oan vì cán bộ thu thuế đòi ăn, những học sinh oan bị nhà trường đánh rớt vì thiếu lệ phí, những công nhân oan vì chủ hãng chèn ép quịt lương, những sinh viên oan bị đuổi học vì tìm hiểu về nhân quyền, v.v… Sợi dây liên kết tất cả những người Việt oan này là ý thức “tôi đấu tranh cho quyền lợi người khác thì người khác sẽ đấu tranh cho quyền lợi của tôi”. Và khi đạt được điều đó thì bước kế tiếp là nối rộng ra với những thành phần xã hội còn lại để làm tổng lực đổi thay đất nước. Đó là tiến trình hình thành những cuộc đổi đời tại Tunisia và Ai Cập mà chúng ta vừa thấy.

Câu hỏi kế tiếp, ai sẽ khởi động việc đề nghị, thuyết phục, tiến hành nỗ lực liên kết dân tộc đó? Phải chăng đó chính là vai trò (đúng với định nghĩa) của các tổ chức chính trị. Họ sẽ phải vừa trình bày các lý do để được quần chúng chấp thuận, vừa phải đi đầu trong việc bình thường hóa cách thức thực hiện để đông người có thể cùng làm. Và nếu muốn có đông người đồng thuận để cùng thực hiện nỗ lực chung, các tổ chức chính trị này bắt buộc phải làm công khai, không thể tiếp tục cách làm âm thầm như trong những năm qua. Dĩ nhiên họ sẽ phải trả giá cho những bước đầu công khai, kể cả những hiểu lầm từ lực lượng dân chủ.

Một số chỉ dấu đáng mừng đầu tiên đã ló dạng. Nhiều bà con dân oan cũng đã thấy rõ thâm ý của nhà cầm quyền và đang cố gắng mở rộng vòng liên kết. Chính vì thế mà tại đám tang nạn nhân Trịnh Xuân Tùng tại Hà Nội có vòng hoa cảm thông của bà con dân oan Vũng Tàu; và tại văn phòng luật sư Nguyễn Thị Dương Hà có mặt những dân oan Cồn Dầu để bày tỏ lòng ủng hộ, sát cánh cùng Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.

Đã đến lúc mọi người chúng ta cần đặt dấu hỏi về những lối suy nghĩ theo quán tính sau quá nhiều năm tháng sống dưới bóng công an; và xin tất cả chúng ta mạnh dạn đạp đổ những hàng rào phân cách thâm độc của những kẻ đang chia để trị dân tộc.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…