Vè thời lạm phát

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tùng cắc cắc tùng, tùng tùng cắc cắc …
Lời quê góp nhặt, đặt thành bài vè …

Vè rằng:

Nghe vẻ nghe ve, Nghe vè bão giá
Tiền in như lá, Lạm phát tràn lan
Thực phẩm leo thang, Dân tình khốn đốn
Bữa ăn thiếu thốn, Thịt cá đìu hiu…
Công nhân chắt chiu, Đêm lo ngày đói
Con cái còm cỏi, Vợ chồng xót xa
Nước mắt chan hòa, Giận đời khốn nạn
Quan thì lắm bạc, Dân lại đói meo.

Nông dân đã nghèo, Nay càng khốn khổ,
Vụ huề vụ lỗ, Vì giá vật tư,

Vì bọn đầu cơ, Vì quân tham nhũng,
Làm ra nông phẩm, Bị chặt trước sau,

Chúng chặt ba đầu, Chung chi nhiều trạm,
Mặc kệ thê thảm, Đời sống dân ta.
Sinh viên học xa, Điện, nhà lên giá,
Trước đã vất vả, Nay thêm lo âu,

Kiếm tiền ở đâu? Đắp vào chi phí.
Thôi đành mì gói, Rau củ quanh năm.

Nhưng lòng hờn căm, Lũ con quan chức
Tiền dân, của nước, Tiêu phí tan hoang…

Uất hận dân oan, Ruộng cày bị cướp
Đền bù mỗi thước, Rẻ mạt như cho

Đục nước béo cò, Lũ quan phường xã
Tranh giành cặn bã, Xén trước bớt sau.

Quận, huyện đã mau, Chém trên chặt dưới
Đứa căn hộ mới, Thằng tậu vila,

Quan tỉnh lắm nhà, Trung ương lắm xế
Lộng hành quyền thế, Tán tận lương tâm

Rõ lũ bất nhân, Rõ phường thất đức
Rõ quân ăn cướp, Rõ mặt lưu manh

Hận thấu trời xanh, Dân oan tự sát
Nhà nhà tan nát, Người người khổ đau.

Già trẻ dắt nhau, Tha phương cầu thực
Cơ hàn cùng cực, Tủi nhục, xót xa…

Em mới năm ba, Lê la hành khất
Thân già gần đất, Lê lết ăn xin …

Phố phường lung linh, Phồn vinh giả tạo
Quan tham ăn nhậu, Gái gú thâu đêm…

Rõ lũ gian dâm, Rõ phường thác lọan
Rõ quân khốn nạn, Rõ mặt qủy ma…

Từ trẻ đến già, Nhà nhà óan hận
Căm thù bất tận, Chờ nổi can qua.

Em đang tuổi hoa, Lang thang hè phố
Đứa bán vé số, Thằng đi đánh giày

Lây lất qua ngày, Bữa lưng bữa đói
Tả tơi còm cỏi, Rách nát hao gầy.

Nước mắt em cay, Tủi thân khó nhọc
Đời em thất học, Mịt mù tương lai…

Em chờ ngày mai, Em theo chúng bạn
Em làm cách mạng, Em được đến trường…

Dãi nắng dầm sương, Cu li, bốc vác
Xích lô, ba gác, Xe thồ, xe ôm

Nhọc nhằn sớm hôm, Ngày năm bảy cuốc
Tiền cơm tiền thuốc, Thiếu trước hụt sau

Vợ bệnh con đau, Nợ nần chồng chất
Đói nghèo không dứt, Hận đời bất công

Ta chờ “bão giông”, Xuống đường cách mạng
Đời ta chai sạn, Đàn áp sợ gì?

Đời sống khác chi?, Văn phòng, công chức
Đêm ngày thao thức, Vò tóc bứt tai

Lương một giá hai, Sở xoay chật vật
Lao tâm lao lực, Nhịn sáng nhịn trưa

Bạc tiền lưa thưa, Chi li toan tính
Bữa ăn chay tịnh, Nhắm mắt qua loa

Hỏang hốt tiền nhà, Đau đầu tiền điện
Thở than tiền nước, Chóng mặt tiền xăng

Nhọc nhằn chuyện ăn / Lại thêm chuyện ở
Chen chúc, tạm bợ / Chật chội, bệnh đau

Tiền thuế tiền xâu, / Oằn vai kiệt sức
Quầng thâm đôi mắt, Đen tối tương lai…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…