Đại Hội hay là màn Đại Đồng Ca?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đại hội XI đảng Cộng sản Việt Nam đã qua 3 ngày thảo luận các văn kiện.

Thế là xong phần xác định Cương lĩnh, Chiến lược, đường lối, chính sách cho 5 đến 10 năm sau. Ngày 15-1 Đại hội bước sang phần nhân sự.

Điều gì nổi lên rõ nhất trong 3 ngày qua? Đã có 24 bài tham luận được trịnh trọng đọc. Lần lượt là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Chủ tịch Tổng Công đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Đoàn Thanh niên Cộng sản, Chủ tịch Hội Phụ nữ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư, Bộ trưởng Văn hóa, Thứ trưởng bộ Ngoại giao. Về quốc phòng và an ninh, có tham luận của Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân, Bộ trưởng Công an…Thêm nữa là tham luận của các đảng bộ Thủ đô Hà Nội, tp. HCM, các tỉnh Sóc Trăng, Cao Bằng, Đác Lắc … Còn có tham luận của Chánh văn phòng Ủy ban phòng chống tham nhũng, đại diện Viện Khoa học và Công nghệ, đại diện Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia, phó Ban Tuyên giáo Trung ương, đại diện Ủy ban Khoa học xã hội, phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương vả cuối cùng là đại diện Đảng bộ Kinh tế Doanh nghiệp Trung ương, khẳng định mạnh mẽ vai trò then chốt, chủ lực của các tập đoàn quốc doanh.

Hầu hết các tham luận đều mở đầu bằng câu: Chúng tôi nhất trí cao với các văn kiện đã được chuẩn bị rất công phu, đầy đủ. Hoàn toàn không có không khí trao đổi, thảo luận, tranh luận trong suốt 3 ngày qua. Hoàn toàn càng không có không khí phản biện, cọ xát chính kiến đề đoàn chủ tịch nêu lên những ý kiến đối lập, khác biệt, nhằm hình thành đề tài tranh luận, để các đại biểu suy nghĩ, luận bàn sôi nổi, buộc trí não phải làm việc, và khi cần thì biểu quyết.

Trong 1377 đại biểu, không có một ai nêu lên một ý kiến cá nhân gì dù nhỏ nhất yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung vào các văn kiện dự thảo. Trong 3 ngày thảo luận văn kiện, chì có 24 đại biểu lên diễn đàn, toàn là nhân danh tổ chức, đoàn thể, cơ quan mình phụ trách, không một ai nêu lên ý kiến cá nhân của mình. Tính cách cá nhân hoàn toàn không hiện hữu trong hội trường. Thật kinh khủng, thật đáng sợ, thật dị thường. Như vậy là hơn 1.300 đại biểu còn lại đến dự đại hội không cần mở mồm nói một câu nào, chỉ cần giơ tay biểu quyết, tán thành mọi thứ. Thật là xuôi chiều, ngoan ngoãn, dễ bảo, vâng lời triệt để. Họ là những robot hoàn hảo.

Đây là một Đại hội mẫu mực của nền dân chủ tập trung, nghĩa là dân chủ bị cắt xén, nền dân chủ stalinít, nền “đảng chủ”, “nền dân chủ của ông Vua tập thể có 15 đầu”, theo cách nói có hình ảnh của nguyên chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An mới đây.

Trong cả 24 bản tham luận, những sự kiện mà nhân dân bình thường hay nhắc đến nhất trong mấy tháng qua đều vắng bóng. Những danh từ như Vinashin, khu lọc dầu Dung Quất, khủng hoảng tranh chấp ở biển Đông, chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, chủ trương khai thác bauxite ở Tây Nguyên, tai họa bùn đỏ, các vụ tham nhũng lớn dây dưa PMU 18, PCI ở Nhật Bản, Securency ở Úc, Nexus Technologies ở Hoa Kỷ, vụ án Hà Giang, vụ bỏ tù những chiến sỹ dân chủ đấu tranh không bạo lực chống bành trướng, như cô Phạm Thanh Nghiên ngồi tọa kháng trong nhà trước biểu ngữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”… đều như là những từ phạm húy, không một đại biểu nào dám nói ra. Cứ như đó toàn là chuyện bịa.

Thế là thế nào? Đâu là trách nhiệm phục vụ dân, bảo vệ đất nước của đảng cầm quyền? Đâu là những đại biểu ưu tú của đảng, được sàng lọc, lựa chọn kỹ từ cơ sở? Trí tuệ và tâm huyết của họ đâu rồi? Chỉ là con số không ư? Các đại biểu khi về sẻ báo cáo những gì về công việc mình làm tại Đại hội cho đảng bộ và nhân dân?

Chẳng lẽ Đại hội XI còn kém xa không khí dân chủ của Quốc hội khóa mới rồi, dù cho mới chỉ là bước đầu chập chững của nền dân chủ nghị trường?

Đại hội đảng thời đổi mới mà sao lại cũ, xưa, đến thế. So với Đ5i hội VI, Đại hội XI lùi đến mấy chục bước. Cờ, hoa, pháo hoa cho Tết Tân Mão để “chào mừng kết quả tốt đẹp của Đại hội XI” cho dủ hoành tráng đến đâu cũng không thể xóa bỏ niềm cay đắng chua xót của những người am hiểu thời cuộc, đang theo dõi chặt chẽ diễn biến của đại hội XI.

Họ nhận ra Đại hội XI không hề là một cuộc họp bình thường, lành mạnh, khoa học, có thảo luận, tranh luận để tỉm ra lẽ phải, ra chân lý, mà chỉ là một dàn đồng ca, hợp xướng nhạt nhẽo, vụng về, thô kệch, đã già nua lại ấu trĩ, quay lưng với cuộc sống, với nhân dân, chỉ dẫn đến những tai họa và bất công chồng chất cho nhân dân và đất nước.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…