Chuyến viếng thăm Việt Nam của Dân biểu Úc Luke Simpkins

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chỉ 2 ngày sau sự việc ông Christian Marchant, tùy viên sứ quán Hoa Kỳ, bị công an ngăn chận và hành hung trên đường đến thăm viếng Linh mục Nguyễn Văn Lý, Dân biểu Luke Simpkins lại tìm cách tiếp cận với vị linh mục can đảm đang bị bao vây tại Nhà Chung, giáo phận Huế.

Dân biểu Luke Simpkins thuộc đảng Tự Do, đại diện cho vùng Cowan, Tây Úc, là người thường xuyên lên tiếng trước Quốc Hội Úc về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam và yêu cầu chính quyền Úc phải có chính sách can thiệp cho các nhà phản kháng đang bị cầm tù và xách nhiễu. Gần đây nhất, ông đã tranh đấu lập tức và mạnh mẽ cho bà Võ Hồng, một thành viên đảng Việt Tân, khi bà ôn hòa cảnh báo về hiểm họa Bắc triều nhân dịp Ngàn Năm Thăng Long nhưng vẫn bị công an bắt giữ. Ông Simpkins cũng từng đến Việt Nam thăm viếng nhiều nhà dân chủ trước đây.

Trong chuyến đi này, ông đã chuẩn bị kỹ lưỡng để gặp mặt trao đổi với Linh mục Nguyễn Văn Lý, nên tuy được thông báo về sự việc công an đang bao vây chặt chẽ, ông vẫn quyết định bay từ Hà Nội vào Huế cùng với một tùy viên sứ quán Úc. Một ngày trước đó, Bộ Ngoại Giao Hà Nội gọi điện thoại cho ông với lời lẽ hăm dọa “không bảo đảm an ninh” nếu ông vẫn giữ ý định đi Huế. Ngày 7/1 ông Simpkins lên đường.

Tại phi trường Phú Bài, Thừa Thiên-Huế, công an lập tức ngăn cản hai ông không được lên xe đến địa chỉ 69 Phan Đình Phùng, nơi Linh mục Lý đang cư trú. Hai ông quyết định đi bộ đến địa điểm. Nhưng gần đến nơi, ông Luke Simpkins mới có dịp chứng kiến cách hành xử của một chế độ độc tài toàn trị. Toàn bộ khu vực rộng lớn bao quanh Nhà Chung bị phong tỏa. Tất cả dân chúng, bất kể lý do và nơi cư trú, đều bị cấm ra vào khu vực.

Khi không còn hy vọng có thể thực hiện ý định của mình và vì không muốn tạo thêm quá nhiều khó khăn cho người dân trong vùng, Dân biểu Simpkins đành hủy bỏ cuộc viếng thăm. Trả lời truyền thông về sự việc xảy ra, Dân biểu Luke Simpkins cho biết ông sẽ nêu vấn đề này khi phái đoàn của nhà nước CSVN đến Úc vào tháng tới vì các đại diện Việt Nam đều được phép đi lại tự do trên đất Úc.

Ngày 8/1/2011, ông Simpkins rời Huế vào Sài Gòn và tìm cách đến thăm Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện với sự giúp đỡ của Tòa Tổng Lãnh Sự Úc. Tuy nhiên, để có thể vượt qua các cản trở của công an vào phút chót, ông đã cậy nhờ chư Tăng thuộc Viện Hóa Đạo giúp đưa đến Thanh Minh Thiền viện bằng đường riêng.

Cuộc gặp gỡ 90 phút đã diễn ra trong niềm quí phục và thân thiết về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là lãnh vực tự do tôn giáo. Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã cho Dân biểu Simpkins nhiều bằng chứng cụ thể về tình trạng đàn áp tôn giáo, nhân quyền, và tình trạng áp bức càng gắt gao hơn khi càng gần đến ngày tổ chức Đại hội Đảng Cộng Sản thứ 11. Tình trạng công an mạng đánh phá, phong tỏa các trang nhà và blogs, chận đường ra Internet, v.v… nhằm đàn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí gia tăng gấp nhiều lần trong tháng qua.

Trong dịp này, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã trao cho Dân biểu Luke Simpkins một hồ sơ vi phạm nhân quyền trong năm 2010, và nhờ ông vận động chính phủ Úc quan tâm và hỗ trợ các nỗ lực đem lại nhân quyền trên đất nước Việt Nam. Dân biểu Luke Simpkins hứa sẽ đạo đạt những điều Hòa Thượng yêu cầu đến chính phủ Úc và các dân biểu đồng viện khi ông trở về Úc.

Cũng tại Sài Gòn, sáng ngày 9/1/2011, Dân biểu Luke Simpkins đi một mình và tìm cách ghé thăm Hội Thánh Chuồng Bò tại quận Bình Thạnh. Đây là một chi nhánh của Hội Thánh Tin Lành Mennonite Việt Nam và đang là một điểm nóng sau khi có cuộc đàn áp, bắt bớ 5 tín đồ của Hội thánh trong những tháng qua.

Sau khi điện thoại liên lạc với Hội Thánh Chuổng Bò, Dân biểu Simpkins đã được một chấp sự Hội Thánh Chuồng Bò ra đón tại chân cầu Ông Ngữ. Khi cả hai xuống xe thì đã có đến 5, 6 công an bám theo.

Trong vai trò dân biểu tại Úc, và đồng thời cũng là một tín đồ của Đấng Christ, ông Simpkins thản nhiên xắn quần, lội nước ngập để vào cùng với các tín hữu Hội Thánh Chuồng Bò thờ phượng Chúa.

Buổi thờ phượng do chấp sự Phạm Đình Kỷ, trưởng ban thanh, thiếu niên và nhi đồng của hội thánh, hướng dẫn. Thư ký hội thánh là chị Nguyễn Thúy Hằng làm thông dịch viên. Hội thánh, với sự hướng dẫn của Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, quyền quản nhiệm Hội thánh, đã dành thì giờ cầu nguyện đặc biệt cho 5 thành viên được Đức Chúa Trời sai đi công tác hầu việc Chúa trong nhà tù. Đó là Mục sư Dương Kim Khải, thầy truyền đạo Nguyễn Chí Thành, nữ tín hữu Phạm Ngọc Hoa và các tín hữu Nguyễn Thành Tâm, Phạm Văn Thông. Mục sư Thân Văn Trường cũng đã hiện diện tham dự với phần giảng luận.

Tại Hội thánh Chuồng Bò, cũng là nơi cư ngụ của gia đình Mục sư Dương Kim Khải, Dân biểu Simpkins đã đặt tay cầu nguyện cho bà Dương Kim Khải đang bị bệnh nan y, và chụp ảnh kỷ niệm với hội thánh.

Khi được hỏi cảm tưởng, Dân biểu Simpkins cho biết ông rất sung sướng và cảm động được thờ phượng Chúa tại căn nhà đặc biệt này. Và nếu có dịp trở lại Việt Nam, ông sẽ lại đến cầu nguyện cùng hội thánh.

Sau khoảng 2 giờ thăm hỏi, cầu nguyện và thờ phượng chung, Dân biểu Simpkins đã từ giã Hội thánh Chuồng Bò trước nhiều cặp mắt hằn học của khối nhân viên an ninh chìm vây quanh địa điểm càng lúc càng đông.

JPEG - 71.9 kb
Dân biểu Luke Simpkins trước nơi thờ phượng của Hội thánh.

JPEG - 56.7 kb
Dân biểu Luke Simpkins tham gia giờ thờ phượng Chúa.

JPEG - 61.8 kb
Dân biểu Luke Simpkins đặt tay cầu nguyện cho vợ Ms. Dương Kim Khải đang bị bệnh nan y.

JPEG - 48.5 kb
Dân biểu Luke Simpkins chia sẻ thân thương giữa sóng nước nhấp nhô.

Phóng viên Kim Châm
Tường trình từ Sài Gòn
Ngày 13/1/2010

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.