Những dấu chấm hỏi trên Biển Đông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Qua hai hiệp định biên giới Việt Trung năm 1999 và phân vịnh Bắc Bộ năm 2000, Việt Nam chúng ta bị mất đi hàng ngàn cây số vuông trên lãnh địa và hàng vạn hải lý trên lãnh hải cho “ông bạn thân láng giềng” Trung cộng. Vẫn chưa thỏa mãn ý đồ xâm lược, Trung cộng tiếp tục bành trướng lấn chiếm khu vực biển Đông của Việt Nam bằng những động thái khủng bố rõ nét: ra lệnh cấm ngư dân Việt đánh bắt cá trong khu vực quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa thuộc hải phận Việt Nam, dùng tàu lớn của Trung cộng đâm vào tàu đánh cá nhỏ của ngư dân Việt gây thiệt hại, tịch thu thủy hải sản trên tàu, bắt sống ngư dân đòi tiền chuộc mạng, v.v…

Hải Quân Trung cộng luôn là nổi ám ảnh kinh hoàng cho ngư dân Việt khi đi đánh bắt cá xa bờ. Rồi tuyên bố thành lập khu hành chính Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam của Trung Quốc, v.v…

Từ tháng 05/2010 Hải Quân Trung cộng hoạt động lấn sâu vào lãnh hải Việt Nam thăm dò địa chấn, xây dựng căn cứ trên đảo Tri Tôn cách đảo Lý Sơn khoảng 100 hải lý, là nơi có nhiều giếng dầu.

Cứ mỗi lần Trung Cộng tỏ động thái lấn chiếm thì nhà nước Việt Nam phản ứng đơn giản và yếu ớt. Vẫn là điệp khúc của người phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao: “Việt Nam khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động xâm lược… để không gây phức tạp căng thẳng ảnh hưởng đến mối quan hệ hữu nghị của cả hai nước”. Chính sự xác định quá “khiêm tốn” này không gây tác dụng được gì trong tình “hữu nghị” của hai nước cả, mà còn dẫn đến tình trạng Trung cộng ngày càng lộng hành gần như muốn nuốt trọn Việt Nam.

1. Tại sao trên bàn đàm phán đương thời, các vị lãnh đạo cao cấp trong bộ Chính Trị Trung ương Đảng CSVN như Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc Hội, Thủ tướng, vị nào cũng tay bắt mặt mừng với đám đàn anh Trung cộng, miệng luôn khẳng định lập trường lúc nào cũng là bạn trên tinh thần 4 tốt, 16 chữ vàng? Không thấy những vị đại diện Việt Nam nhắc tới việc “đám bạn tốt” này sao cứ tiện tay sát hại ngư dân nước mình, tiện chân lấn tới chiếm vị trí đường biển của dân mình. Sao lại khiếp nhược quá vậy?

2. Đã có đầy đủ bằng chứng lịch sử về chủ quyền và công ước quốc tế và luật lệ đường biển mà không dám kiện Trung cộng ra Tòa Án Quốc Tế để bảo vệ chủ quyền quần đảo cho đất nước. Phía Trung cộng, từ các Triều đại Hán, Minh, Thanh, đều không có được bằng chứng lịch sử gì về chủ quyền hai quần đảo này, nên họ không muốn Quốc tế hóa biển Đông để giải quyết minh bạch việc tranh chấp chủ quyền? Trung cộng chỉ muốn giải quyết riêng với Việt Nam thôi, để hòng dùng sức mạnh của một nước lớn khủng bố, trấn áp tiểu quốc Việt Nam dễ dàng.

3. Tại sao vấn đề biển Đông là chuyện đại sự quốc gia liên quan đến sự tồn vong của dân tộc nhưng Bộ Chính trị Trung ương Đảng CSVN lại không mạnh dạn đưa ra bàn thảo trên diễn đàn Quốc Hội một cách công khai và lấy ý kiến của đa số nhân hào, sĩ phu, trí thức… như đã đưa dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc để hội ý?

4. Tại sao nhà cầm quyền lại ngăn cấm báo chí truyền thông trong nước loan tải tin tức về việc Trung cộng xâm lược nước Nam, bằng các hình thức chiếm biển, chiếm đất của Tổ Tiên dân tộc?

5. Tại sao trong khi tàu Hải Quân của Malaysia luôn đi gần cạnh các tàu đánh cá của ngư dân Mã Lai để yểm trợ khi dân của nước này đi đánh bắt nguồn thủy hải sản trên vùng biển, dám xua đuổi những tàu Hải Quân của Trung Quốc muốn đến gần để áp chế. Ngược lại ngư dân ta khi bị lâm nạn có kêu cứu thì tàu Hải Quân Việt Nam cũng làm ngơ không bao giờ nhanh tay cứu cấp? Có phải mạng sống của người Việt đang bị nhà cầm quyền coi rẻ mạt?

6. Tại sao trong khi đó nhà cầm quyền chỉ tập trung hiếp đáp, bắt bớ những nhân sĩ yêu nước chỉ vì họ dùng ngòi bút để viết thành lời tố cáo hành vi xâm lăng trắng trợn của Tàu cộng, và thẳng thừng ngăn cấm, đe dọa không cho sinh viên học sinh yêu nước biểu tình chống đối Trung cộng lấn chiếm Hoàng sa – Trường sa của Việt Nam?

7. Tại sao ngoài biển Đông thì sóng chưa lặng, biển chưa yên như lời của Dương Trung Quốc mà Bộ chính trị lại mời Trung cộng vào Tây nguyên để khai thác Bauxit, giao rừng phòng hộ tuyến đầu ở các tỉnh đầu nguồn phía Bắc cho dân của họ qua chặt phá rừng khai thác trồng trọt, mở rộng mạng dân cư Trung Quốc trên đất Việt?

Tưởng rằng nhà cầm quyền Việt Nam không thể nào quên Trung cộng đã từng dùng quân đội vũ trang để bắn giết 64 người lính Việt Nam Cộng sản chiếm lấy hai đảo Gạc Ma và Cô Lin vào năm 1988. Máu xương của chiến sĩ Việt Nam ở hai thời kỳ đã gửi lại đó trên Hoàng sa – Trường sa. Một chấm hỏi lớn cho dân Việt rằng: “Trung cộng có xứng đáng là Bạn trên tinh thần 4 tốt, 16 chữ vàng của dân ta?”

Truyền thống dân tộc ta từ xưa đến nay vẫn là nhất quyết không nương tay với kẻ thù xâm lược và không dung thứ tội lỗi của những kẻ phản Quốc vong nô.

Những người lãnh đạo nhà nước cần phải có chính sách mạnh mẽ hơn đối với thái độ và hành động xâm lấn của Trung Cộng. Thái độ đó cần phải được xuất phát từ quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước, chứ không hẳn là phải đợi cho bà Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lên tiếng, như lời tuyên bố ngày 23/7/2010, thì mới cứng rắn hơn chút. Bởi lẽ, bảo vệ chủ quyền biển Đông của nước ta là nhu cầu vĩnh viễn và tối cao, trong khi đối với ngoại bang, mọi nhu cầu đối ngoại đều có thể bị đánh đổi bất ngờ bởi một số quyền lợi chiến lược to lớn nào đó.

Đã đến lúc nhà cầm quyền Việt Nam phải nhìn lại mọi sự kiện trong quá khứ từ thời Vua Cha Tổ Tông đã dựng nước và giữ nước thế nào, để cần có thái độ thật nghiêm chỉnh, xác quyết trong suy nghĩ. Từ đó, sẽ có thái độ hoặc hành động bất khuất với âm mưu bành trướng của Trung cộng trước khi quá muộn màng. Chỉ có loại nhà cầm quyền muốn làm tay sai mới nhượng đất, dâng biển cho phương Bắc.

Chủ quyền của đất nước chỉ có thể được bảo tồn trọn vẹn khi tinh thần tự quyết của dân tộc được thượng tôn và đất nước thực sự có dân chủ.

Viết tại tỉnh Gia Lai.

Mục sư Hồng Trung

Nguồn: http://thongtinberlin.de/diendan/oc…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…