Ngân Hàng Thế Giới cảnh báo Cam Bốt về việc cho nước ngoài thuê đất

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 34 kb
Dân làng biểu tình ngày 23/8 trước nhà thủ tướng Hun Sen phản đối việc đền bù không thỏa đáng. (Reuters)

Ông Justin Yifu Lin, Phó Chủ Tịch kiêm Kinh Tế Trưởng của Ngân Hàng Thế Giới đã đến Cam Bốt vào đầu tuần này trong sứ mạng tìm kiếm sự thật. Đây là chuyến đi được nói đến nhiều trong thời gian ngắn trước đó và cũng là cơ hội để một viên chức cao cấp của định chế quốc tế hiểu rõ thêm sự phát triển cùng các thử thách Cam Bốt đang đối mặt.

Chuyến viếng thăm 3 ngày nhằm lượng định tiến bộ trong hoạt động ngân hàng ACLEDA, một định chế cho đại đa số người dân nghèo Cam Bốt mượn tiền để phát triển sản xuất nhỏ. Trong ngày đầu viếng thăm, ông Justin Yifu Lin có đến trụ sở ACLEDA để tìm hiểu thêm về các tiến bộ của ngân hàng này.

Ông In Channy Chủ Tịch ACLEDA báo cáo với viên Kinh Tế Trưởng Ngân Hàng Thế Giới rằng hoạt động cho mượn tiền đã tăng trưởng đều trong 6 năm qua, từ 65 triệu năm 2004 đến năm 2009 tăng vọt lên 538 triệu Mỹ Kim, và cuối tháng 7 năm nay tổng số tiền cho mượn để kinh doanh và sản xuất cá thể lên đến 632 triệu Mỹ Kim. Được biết 70% số tiền cho vay với lãi suất nhẹ dành cho người dân miền quê.

Theo ông In Channy, nông nghiệp cũng là một lĩnh vực chính yếu mà ngân hàng ACLEDA can dự. Trong năm 2004, số tiền nông dân vay mượn cho hoạt động kinh doanh hay sản xuất là 3,6 triệu Mỹ Kim, cuối năm qua số tiền cho vay trong nông nghiệp lên đến 85 triệu Mỹ Kim.

Ngân Hàng Thế Giới cảnh báo

Phúc trình của Ngân Hàng Thế Giới đưa ra hôm thứ Tư cảnh báo các hợp đồng đất mà chính quyền Cam Bốt ký với các công ty nước ngoài có thể đẩy quốc gia này vào trong một rủi ro nghiêm trọng.

Trong khi viên chức cao cấp của Ngân Hàng Thế Giới đưa ra lời ngợi khen nỗ lực của chính quyền ông Hun Sen lúc viếng thăm, thì ngày thứ Tư tại Washington, Ngân Hàng Thế Giới lại đưa ra báo cáo dài 139 trang, theo đó các hợp đồng bán hay nhượng quyền khai thác có thời hạn dài mà chính quyền Cam Bốt trao cho các công ty đầu tư ngoại quốc có thể đặt cuộc sống đại đa số nông dân ở quốc gia này vào tình thế nhiều rủi ro nguy hiểm.

Báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới phân tích hệ quả đáng lo ngại của hoạt động mua bán đất nông nghiệp tại những quốc gia chưa có pháp lý rõ ràng để bảo vệ quyền sở hữu đất của nông dân như ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ. Trong trường hợp Cam Bốt, những hợp đồng cho thuê mướn hay bán đất phải được công khai để người dân có thể bảo vệ quyền lợi của họ.

Vài năm gần đây, Cam Bốt thu hút chú ý từ các công ty kinh doanh nông nghiệp ở nước ngoài. Năm 2008, Qatar, một nước vùng Vịnh giàu dầu hỏa nhưng nghèo về đất, thông báo họ đầu tư 200 triệu Mỹ Kim vào khu vực nông nghiệp Cam Bốt. Sau đó là Kuwait cho Cam Bốt vay 546 triệu Mỹ Kim với lãi suất ưu đãi để phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, như làm đường chuyên chở lúa gạo tại tỉnh Battambang, xây dựng nhà máy thủy điện tại tỉnh Kampong Thom để cung cấp nước cho các cánh đồng lúa, cũng như xây dựng kho chứa lúa…

Các công ty Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam cũng được chính quyền Cam Bốt ưu tiên dành cho các hợp đồng kinh tế đất rộng lớn trồng mì chế biến tinh bột, cao su…, theo phúc trình của Ngân Hàng Thế Giới.

Tuy nhiên tại Cam Bốt, sự ước lượng tác động từ những hợp đồng kinh tế đất bình diện lớn bị ngăn chận do thiếu dữ kiện bao gồm tổng số hợp đồng. Báo cáo Ngân Hàng Thế Giới trích dẫn bản danh sách năm 2006 cho thấy các hợp đồng kinh tế đất bình diện lớn bao phủ đến 958.000 mẫu đất, trong đó 288.000 mẫu dành cho các công ty kinh doanh nông nghiệp ở nước ngoài. Tuy nhiên, con số này không được chính quyền cập nhật hóa trong thời điểm hiện tại như đã hứa hẹn.

Ông Chheng Kim Sun, Giám Đốc Cục Lâm Nghiệp tuần qua cho biết có hơn 100 công ty đang giữ những hợp đồng kinh tế đất trên bình diện rộng bao phủ trên 1,3 triệu mẫu đất.

Các tổ chức nhân quyền chỉ trích

Nhiều tổ chức nhân quyền trong và ngoài nước từ lâu đã phê bình chính quyền tự tiện nhường quyền khai thác đất nông nghiệp cho các công ty đầu tư ngoại quốc mà tất yếu đưa đến hậu quả làm nghiêm trọng thêm tình trạng trục đuổi, đôi khi có bạo hành.

Tổ chức nhân quyền có tiếng tại Cam Bốt là Licadho đưa ra báo cáo năm 2009 theo đó trong 13 tỉnh, ước lượng có đến 261.700 người dân bị ảnh hưởng cuộc sống do những vụ cướp đất từ năm 2003. Nhiều nhà hoạt động nhân quyền tại địa phương đồng ý với báo cáo của Licadho.

Điều đáng lo ngại nữa là ngoài việc thiếu thông tin về việc ký kết hợp đồng, chính quyền dường như không tôn trọng ý kiến dân khi tham khảo với họ trước khi bắt tay ký với chủ đầu tư bên ngoài.

Hiện nay giới hoạt động nhân quyền hy vọng Ngân Hàng Thế Giới sẽ can dự nhiều hơn trong việc giúp người dân Cam Bốt có cơ sở pháp lý trong quyền sở hữu đất. Chith Sam Ath, Giám Đốc Diễn Đàn Phi Chính Phủ nói nên có cơ chế thảo luận và đối thoại về vấn đề đất giữa chính quyền, các định chế cấp viện và các tổ chức xã hội dân sự.

Trong khi đó thì ông Cheam Yeap, Dân Biểu thuộc đảng cầm quyền khẳng định việc chính quyền ký hợp đồng cho thuê đất là không có gì sai trái và Cam Bốt không thể giống như các nước Châu Phi đang bị giới cầm quyền độc tài và tham lam thao túng khiến đất nước ngày càng kiệt quệ, dân tình đói rách thê thảm.

Thực tế tại Phnom Penh cho thấy người dân nghèo, trong đó có gia đình công chức, binh lính, cảnh sát, khi bị trục đuổi khỏi nhà họ từng trú ngụ lâu năm nay lâm vào cảnh sống thật bi đát. Có người phải cho con nghỉ học để đi mua bán kiếm sống qua ngày, có người phải bỏ mái lều được chính quyền cấp ở ngoại ô để vào sinh sống tạm bợ qua ngày trong thủ đô, vì nơi định cư mới không có phương tiện sống. Tất cả những lời kêu than vẫn như gió vào nhà trống.

Phạm Phan/Phnom Penh/RFI.

Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20100…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!