Giới trẻ tại Anh vinh danh các nữ Tù Nhân Lương Tâm VN nhân dịp Quốc Tế Phụ Nữ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chiều Chủ nhật 12/03/2017 tại University Of East London đã diễn ra buổi Hội luận nhân ngày Quốc tế Phụ nữ với chủ đề “Hướng Về Nữ Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam”.

Buổi Hội luận do Phong Trào Con Đường Việt Nam và Việt Tân tổ chức với sự tham dự của đại diện Hội Thanh Niên Dân Chủ và khoảng 50 bạn trẻ tựu về từ khắp mọi miền của nước Anh.

Buổi hội luận được tổ chức với mong muốn nhân rộng những tấm gương nữ sáng có những họat động mạnh mẽ cổ vũ cho quá trình dân chủ hoá đất nước. Đây cũng là dịp nhằm tôn vinh và tri ơn những đóng góp của các Cô các Chị trong việc đấu tranh cho nhân quyền, tự do, dân chủ cho Dân tộc Việt Nam.

Mở đầu chương trình, đại diện Ban Tổ Chức ngỏ lời về ý nghĩa đấu tranh trong suốt lịch sử gần 100 năm tranh đấu cho một ngày Quốc Tế Phụ Nữ hiện hữu như ngày nay. Tiếp theo một thanh niên trong Ban Tổ Chức trình chiếu và giải thích về quá trình đấu tranh bất bạo động cho dân chủ tự do của hàng chục nữ tù nhân lương tâm (TNLT) tiêu biểu từ một người bình dân thôn dã như bà Cấn Thị Thêu cho đến một nữ trí thức như Nguyễn Thị Minh Thuý. Cử tọa cũng được nghe thấy cụ thể những bằng chứng công an CSVN đàn áp dã man và cầm tù các vị TNLT nầy ra sao. Nhiều nữ Tù Nhân Lương Tâm cùng những người phụ nữ đang hy sinh thầm lặng cho công cuộc đấu tranh dân chủ hoá Việt Nam đã được xướng tên và tiểu sử trên màn ảnh Powerpoint để mọi người cùng vinh danh và hướng về như bà Cấn Thị Thêu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Thị Minh Thuý, Trần Thị Thuý, Lê Thu Hà, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga…

JPEG - 83.8 kb
Cô Ánh Hằng đang đứng tại hội trường và chị Minh Hằng từ Vũng Tàu đang hội thoại qua màn ảnh SKYPE của trường Đại học UEL tại London ngày 12/03/2017.

Sau đó một bạn trẻ – cô Ánh Hằng đã kết nối và phỏng vấn trực tiếp chị Bùi Thị Minh Hằng – một cựu TNLT vừa mới thóat ngục tù từ Việt Nam. Cuộc hội thoại live qua Skype hôm nay giữa cô Ánh Hằng và chị Minh Hằng giúp khán giả nghe thấy trực tiếp chị Minh Hằng chia sẻ ý chí hết sức chân tình, sâu sắc về quyết tâm đấu tranh cho dân chủ và tự do suốt cuộc đời còn lại của Chị, dù cho cuộc sống có những khó khăn cản trở do công an đảng CSVN gây ra cho Chị trước khi bị cầm tù và sau nầy trên suốt con đường đấu tranh của mình. Qua cuộc Hội luận chị Minh Hằng đã chia sẻ với những người trẻ gốc Việt về những vấn nạn nhân quyền trong nước do đảng CSVN gây ra và sự lớn mạnh của phong trào dân chủ toàn dân chứ không riêng gì sự lớn mạnh của các tổ chức đấu tranh. Ngược lại các bạn trẻ tham dự hôm nay được chị Minh Hằng khuyến khích đứng lên góp sức mình cho công cuộc đấu tranh bất bạo động kiên cường và gian lao nầy.

JPEG - 91.1 kb
Quang cảnh buổi hội thảo.

Sau phần kết nối với chị Bùi Thị Minh Hằng là phần tâm tình. Các bạn trẻ đã lên tiếng bằng “Bài Ca Tuổi Trẻ” để xác quyết ý chí lên đường với “Một khối óc, một tấm long và một ước mơ” cho Việt Nam sớm có tự do dân chủ nhân quyền. Theo thông tín viên Quý Đôn thì buổi Hội luận được hơn 50, 000 người trong nước xem trực tiếp qua mạng xã hội Facebook do chính anh Quý Đôn thực hiện live tại hội trường.

Buổi Hội luận kết thúc lúc 5 giờ 30 chiều trong tinh thần hân hoan phấn khởi và hẹn nhau dịp gặp gỡ kế tiếp sau lời cảm tạ của Ban Tổ Chức.

Tâm Đan tường trình từ London – VQ Anh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.