Lãnh đạo quân đội 30 nước họp tại Paris bàn về “bảo đảm an ninh” cho Ukraine

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bên lề hội nghị của Hội đồng Châu Âu bàn về hỗ trợ Ukraine, tại Bruxelles, Bỉ, ngày 06/03/2025. Ảnh: AP - Ludovic Marin
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 11/03/2025, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiếp tổng tham mưu trưởng quân đội từ 30 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu cũng như của Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), bao gồm cả Anh và Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng không có Mỹ. Mục tiêu là nhằm tìm cách xác định các bảo đảm an ninh có thể cung cấp cho Ukraine trong trường hợp một lệnh hưu chiến được ký kết, đồng thời nhằm nghiên cứu một cơ cấu phòng thủ chung cho châu Âu.

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Ukraine hôm nay (11/30) bắt đầu vòng đàm phán đầu tiên với phái đoàn Mỹ tại Ả Rập Xê Út nhằm tìm cách chấm dứt chiến tranh giữa Nga và Ukraine sau hơn ba năm Nga xâm lược Ukraine.

Theo AFP, dưới sự chủ trì của nguyên thủ Pháp, lãnh đạo quân đội của 30 nước sẽ xem xét ít nhất hai vấn đề: Thứ nhất là thiết lập một lệnh hưu chiến trên không và trên biển theo như kêu gọi từ Kyiv. Đây cũng là ý kiến của Tổng thống Pháp Macron cùng người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Một ý kiến đã bị Matxcơva đánh giá là “tuyệt đối không thể chấp nhận.”

Thứ hai là khả năng triển khai quân đội châu Âu tại Ukraine, một lĩnh vực Anh và Pháp đang phối hợp chặt chẽ. AFP cho biết, thứ Bảy 15/3 sắp tới, sẽ đến lượt Thủ tướng Anh Keir Starmer tổ chức một cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo những nước nào sẵn sàng hỗ trợ ngăn chặn tái diễn các cuộc xung đột trong trường hợp đạt được lệnh hưu chiến.

Về điểm này, Bộ trưởng Quân Lực Pháp Sebastien Lecornu, trả lời báo Pháp La Tribune Dimanche, khẳng định các bên cần phải xác định rõ nhiệm vụ của liên minh quân tình nguyện, “đội quân gìn giữ hòa bình có nhiệm vụ quan sát, trấn an hay giảm xung đột.”

Sau cuộc họp hôm nay, bộ trưởng Quân lực Pháp sẽ họp với các đồng cấp thuộc nhóm E5, tức năm nước Anh, Ba Lan, Đức, Pháp và Ý, cũng như đại diện của Liên Hiệp Châu Âu và NATO với sự tham dự của bộ trưởng Quốc phòng Ukraine qua video.

Minh Anh

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lê Đức Anh và lệnh ‘không được nổ súng’

“Không được nổ súng,” là mệnh lệnh từ thượng cấp và là nguyên nhân dẫn đến cái chết chóng vánh của 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988. Gạc Ma, 14/3/1988, là ngày giỗ chung của 64 gia đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ phạm chính trong cuộc tàn sát này.

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng? Ảnh chụp màn hình youtube RFA

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng?

Tuy nhiên những bộ đội công binh và chiến sĩ Hải quân Việt Nam khi đó nhận được lệnh không được nổ súng chống trả phía Trung Quốc. Vậy ai trực tiếp đã ra lệnh cho binh sĩ Việt Nam không được nổ súng chống trả quân Trung Quốc trong cuộc chiến dù không cân sức đó?

18 tháng 3 - người dân không quên! Ảnh: FB Phuc Dinh Kim

Gạc Ma 14 tháng Ba: Dân Việt không thể quên*

Phần lớn xương cốt của các anh đã nằm lại vĩnh viễn trong lòng Biển Đông.

Nhớ đến các anh, những người anh hùng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, chúng tôi thề bằng bất cứ giá nào cũng không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông đối với Trung Quốc!