NATO

Ông Jens Stoltenberg (phải), tổng thư ký NATO, bắt tay ông Dmytro Kuleba, ngoại trưởng Ukraine, trong cuộc gặp ngoại trưởng các nước NATO hôm 4/4/2024 ở Brussels, Bỉ, trùng với dịp kỷ niệm 75 năm thành lập liên minh. Ảnh minh họa: Omar Havana/Getty Images

NATO đối diện nhiều bất trắc

Trong khi chưa biết chắc chắn cuộc chiến tranh ở Ukraine sẽ kết thúc như thế nào và Nga sẽ làm gì sau đó, NATO còn vướng vào bất trắc ngay trong nội bộ. Hai ứng cử viên của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào cuối năm nay có hai lập trường trái ngược nhau về Nga và NATO và nếu ông Donald Trump giành chiến thắng trước ông Joe Biden thì NATO gặp rắc rối lớn.

Ông Lý Thái Hùng, Chủ Tịch Đảng Việt Tân: Cuộc chiến Ukraine kéo dài thêm 2 năm nữa

Ngày 24 tháng 2 năm nay đánh dấu 2 năm người dân Ukraine phải sống trong bom đạn chiến tranh, đất nước Ukraine bị tàn phá… bởi cuộc chiến tranh do Tổng thống Nga, Vladimir Putin gây ra. Tình hình chiến sự vẫn chưa có một viễn cảnh kết thúc trong thời gian trước mặt.

Ông Lý Thái Hùng, Chủ tịch Đảng Việt Tân, chia sẻ những nhận định về diễn tiến của cuộc đối đầu Ukraine/NATO với Nga trong thời gian tới.

Cuộc chiến Ukraine – Một năm nhìn lại

Vậy là cuộc chiến tại Ukraine đã tròn một năm. Một năm khốc liệt với bao tang thương và đổ vỡ cho người dân Ukraine. Trong suốt 365 ngày qua, không ngày nào tiếng súng ngừng vang và không ngày nào không có mất mát về nhân mạng. Trước khi hướng về tương lai, chúng ta cùng nhìn lại một vài chi tiết, một vài nhận định trong suốt một năm qua.

Cuộc chiến xâm lược Ukraine của Putin. Ảnh: Business Today

Một năm chiến tranh Nga – Ukraine

Cuộc chiến xâm lược Ukraine của Putin hoàn toàn thảm bại. Ông Putin không những không đạt mục tiêu quân sự là khống chế được Ukraine mà còn thất bại cả mục tiêu chính trị là bị thế giới lên án và cô lập. Putin hiện chỉ còn dựa vào Trung Quốc, Iran, Bắc Triều Tiên và Belarus để tìm kiếm sự hậu thuẫn, nhưng trước áp lực mạnh mẽ của Hoa Kỳ và các quốc gia Phương Tây, Trung Quốc và Iran – tuy vẫn bày tỏ thân thiện với Putin – nhưng rất è dè đáp ứng những sự cầu cứu của Nga vì sợ thế giới cô lập và trừng phạt.

Hôm 25/1/2023, Đức báo cho các nước đồng minh biết sẽ viện trợ cho Ukraine xe tăng hạng nặng Leopard 2 (trong ảnh). Ảnh: Jens Schlueter/Getty Images

Khối NATO đáp ứng yêu cầu về nhu cầu xe tăng hạng nặng của Ukraine

Bước sang tháng thứ 12 của cuộc chiến của Ukraine chống quân Nga xâm lược, hôm 25/1/2023 Đức, Hoa Kỳ và các nước trong khối NATO đã thỏa thuận gửi xe tăng hạng nặng sang giúp Ukraine.

Nước Đức sẽ viện trợ cho Ukraine 14 xe tăng hạng nặng loại Leopard 2 song song với lời hứa của Hoa Kỳ sẽ trao cho Ukraine 31 xe tăng Abrams M1. Trước đó, Anh Quốc đã dự định viện trợ cho Ukraine 14 chiếc xe tăng Challengers 2.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) bắt tay với Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin, Seoul, Hàn Quốc, ngày 29/01/2023. Ảnh: Reuters - POOL

Lãnh đạo NATO công du Hàn Quốc và Nhật Bản

Trả lời hãng tin Hàn Quốc Yonhap vào hôm nay, ông Stoltenberg khẳng định rằng việc tăng cường quan hệ đối tác giữa Hàn Quốc và NATO cần phải được thúc đẩy vì “các vấn đề an ninh ngày càng gắn kết với nhau nhiều hơn.” Theo tổng thư ký NATO: “Những gì xảy ra ở châu Á, ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đều quan trọng đối với châu Âu và NATO, và ngược lại.”

Các lãnh đạo Đức, Pháp, Canada, Ý, Ủy Ban Châu Âu (EC), Nhật Anh và Hoa Kỳ tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G7 diễn ra tại Bavaria, Đức, hôm 28/6/2022. Ảnh: Brendan Smialowski/Pool/AFP via Getty Images

G7 và NATO trước thách thức từ Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh bảy nước công nghiệp phát triển (G7) vừa kết thúc ở Đức thì hội nghị 30 nước thành viên NATO đã khai mạc ở Madrid, Tây Ban Nha.

Tuy thành phần tham dự và nội dung khác nhau nhưng hai hội nghị quan trọng này có điểm chung là đều nhắm ứng phó mối đe dọa của liên minh chuyên chế Nga-Trung Quốc, duy trì cái trật tự quốc tế dựa trên luật lệ có nguy cơ bị lật nhào do cuộc chiến tranh xâm lược của Nga ở Ukraine và âm mưu bành trướng lãnh thổ ở Châu Á của Trung Quốc.

Trước thêm hội nghị thượng đỉnh khối NATO tổ chức ở Madrid, Tây Ban Nha, 27/06/2022. Ảnh: Reuters - Nacho Doce

NATO muốn tăng lực lượng phản ứng nhanh lên hơn 300.000 quân để đối phó với Nga

Một trong những điểm được ông Stoltenberg nêu bật là quyết định liên quan đến việc tăng cường Lực Lượng Phản Ứng Nhanh của NATO lên đến mức “cao hơn hẳn” mức 300.000 quân được huấn luyện kỹ lưỡng, để sẵn sàng đối phó với mối đe dọa đến từ Nga tại Ukraine . Đây là một con số rất lớn vì cho đến nay, lực lượng này chỉ có vỏn vẹn 40.000 người.

Kế hoạch bí mật giúp Tòa Bạch Ốc đi trước Nga một bước

Mới đây, Ngoại Trưởng Blinken và một số giới chức khác đã cung cấp cho nhà báo của The Washington Post nhiều thông tin chi tiết mới mô tả một loạt các “cuộc họp hậu trường” trong năm qua đã giúp tạo nên liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu để hỗ trợ Ukraine.

Thủ Tướng Estonia Kaja Kallas. Ảnh chụp ngày 22/04/2022, Reuters - Ints Kalnins

Nữ thủ tướng Estonia: Không nên đề ra một lối thoát cho Vladimir Putin

Khi một số người khẳng định hòa bình phải là mục đích, điều này làm tôi nhớ đến thời kỳ bị Liên Xô chiếm đóng sau chiến tranh lạnh. Vâng, chúng tôi [Estonia] có hòa bình. Nhưng đó là một nền hòa bình kèm theo giết người, bạo lực, đàn áp. Gia đình tôi đã bị đày sang Siberia. Tôi không hề nghi ngờ về những gì sẽ diễn ra ở Ukraine, nếu chúng ta cứ đòi hỏi hòa bình bằng mọi giá. (Ngoại Trưởng Estonia Kaja Kallas)

Toán lính Thụy Điển tuần tiễu ở Stockholm, tháng 3, 2017. Ảnh: Tiansheng Shi/ Xinhua/ Redux

Sự mở rộng của NATO ở Bắc Âu

Trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tiến hành cuộc xâm lược Ukraine, câu hỏi về tư cách thành viên NATO hầu như không nằm trong cuộc tranh luận chính trị ở Phần Lan và Thụy Điển. Cả hai nước đều có lịch sử lâu dài về việc không liên kết quân sự, và mặc dù họ đã từng bước theo đuổi việc hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ và NATO, và các chính trị gia ở cả hai nước từ lâu đã ủng hộ tư cách thành viên, việc gia nhập NATO hầu như không được coi là một vấn đề cấp bách

Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin (phải) và Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson. Ảnh chụp màn hình Youtube Việt Tân

Phần Lan và Thụy Điển quyết định

Khi ông Putin chính thức yêu cầu NATO phải ngưng thâu nhận các hội viên mới, các nước Âu Mỹ đã trả lời bằng quan niệm chủ quyền quốc gia: Không nước nào có thể ép buộc các nước khác gia nhập hay không gia nhập bất cứ liên minh nào.

Hai nước Phần Lan và Thụy Điển có thể trở thành hội viên NATO trong mấy tháng tới. Chủ trương ngoại giao của ông Vladimir Putin thất bại. Đây cũng là một bài học cho ông Tập Cận Bình.