Lãnh đạo NATO công du Hàn Quốc và Nhật Bản

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) bắt tay với Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin, Seoul, Hàn Quốc, ngày 29/01/2023. Ảnh: Reuters - POOL
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tổng thư ký khối NATO Jens Stoltenberg đã đến Seoul vào hôm nay, 29/01/2023, chặng đầu tiên trong chuyến công du cũng sẽ đưa ông đến Tokyo. Chuyến đi nhằm củng cố mối quan hệ của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương với hai đồng minh châu Á của Mỹ là Hàn Quốc và Nhật Bản, trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine, và sự cạnh tranh gia tăng với Trung Quốc.

Theo chương trình, tại Seoul, Tổng thư ký Stoltenberg có những cuộc tiếp xúc với Ngoại trưởng Park Jin, Bộ trưởng Quốc Phòng Lee Jong-Sup cùng nhiều quan chức cấp cao khác, đồng thời có cuộc hội kiến với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Sau Seoul, tổng thư ký NATO sẽ đến Tokyo vào ngày mai, thứ Hai 30/1. Ông Stoltenberg có kế hoạch gặp Thủ tướng (Nhật) Fumio Kishida.

Trả lời hãng tin Hàn Quốc Yonhap vào hôm nay, ông Stoltenberg khẳng định rằng việc tăng cường quan hệ đối tác giữa Hàn Quốc và NATO cần phải được thúc đẩy vì “các vấn đề an ninh ngày càng gắn kết với nhau nhiều hơn.” Theo tổng thư ký NATO: “Những gì xảy ra ở châu Á, ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đều quan trọng đối với châu Âu và NATO, và ngược lại.”

Đối với ông Stoltenberg, dù ưu tiên chính của NATO vẫn là châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng mọi thành viên NATO đều bị tác động từ các khu vực khác trên thế giới, vì vậy NATO “cần phải giải quyết các mối đe dọa và thách thức toàn cầu, bao gồm cả những thách thức đến từ Trung Quốc, và hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác trong khu vực là một trong những điều tất nhiên.”

Vào năm ngoái, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã trở thành các lãnh đạo châu Á đầu tiên tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO với tư cách quan sát viên. Sau thượng đỉnh, Hàn Quốc đã mở phái bộ ngoại giao đầu tiên của mình bên cạnh NATO, cam kết tăng cường hợp tác về không phổ biến vũ khí hạt nhân, an ninh mạng, chống khủng bố, và nhiều lĩnh vực an ninh khác.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo về việc Hàn Quốc và Nhật Bản tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO, đồng thời đả kích quan hệ đối tác ngày càng mở rộng của liên minh này ở châu Á.

Trọng Nghĩa

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.