Sự mở rộng của NATO ở Bắc Âu

Toán lính Thụy Điển tuần tiễu ở Stockholm, tháng 3, 2017. Ảnh: Tiansheng Shi/ Xinhua/ Redux
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cựu Thủ Tướng Thụy Điển – Carl Bildt và cũng là đồng Chủ Tịch Hội Đồng Châu Âu về Quan Hệ Đối Ngoại đã có một bài viết về sự mở rộng của khối NATO sau khi Nga xâm lược Ukraine, qua bài viết “Sự Mở Rộng NATO ở Bắc Âu” (NATO’s Nordic Expansion) vừa đăng trên tạp chí Foreign Affairs ngày 26 tháng Tư, 2022 do Phạm Nhật Bình lược dịch.

Trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tiến hành cuộc xâm lược Ukraine, câu hỏi về tư cách thành viên NATO hầu như không nằm trong cuộc tranh luận chính trị ở Phần Lan và Thụy Điển. Cả hai nước đều có lịch sử lâu dài về việc không liên kết quân sự, và mặc dù họ đã từng bước theo đuổi việc hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ và NATO, và các chính trị gia ở cả hai nước từ lâu đã ủng hộ tư cách thành viên, việc gia nhập NATO hầu như không được coi là một vấn đề cấp bách.

Cuộc xâm lược Ukraine của Putin đã thay đổi tất cả. Để đối phó với sự hung hăng của Nga, cả hai nước đều đang đánh giá lại các chính sách an ninh của mình và tìm kiếm tư cách thành viên NATO đang nhanh chóng nổi lên như một lựa chọn thực tế nhất.

Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số rõ ràng và ngày càng tăng ở cả hai nước đều ủng hộ việc gia nhập liên minh. Ngoài ra, cả hai nước đã chuyển giao một lượng vũ khí đáng kể cho Ukraine, bao gồm 10.000 vũ khí chống xe tăng cầm tay từ Thụy Điển.

Bằng cách xâm lược Ukraine, Putin không chỉ tìm cách đưa đất nước đó trở lại dưới ảnh hưởng của mình mà còn thay đổi trật tự an ninh của Châu Âu. Về điểm thứ hai, ông ta đã thành công – nhưng không theo cách mà ông ta có thể đã dự tính. Cuộc tấn công của Nga đã thống nhất NATO và khiến khối này có nhiều khả năng mở rộng hơn. Nếu Phần Lan và Thụy Điển tham gia liên minh, như họ đã sẵn sàng làm, họ sẽ mang lại những khả năng quân sự mới đáng kể, bao gồm cả năng lực tàu ngầm và không quân tiên tiến, sẽ thay đổi cấu trúc an ninh của Bắc Âu và giúp răn đe sự hung hăng hơn nữa của Nga.

Tính trung lập quân sự

Các nước Bắc Âu giống nhau ở nhiều khía cạnh, nhưng họ đã theo đuổi các chính sách an ninh rất khác nhau kể từ Thế Chiến Thứ Hai. Ở một mức độ lớn, những khác biệt này phản ảnh những trải nghiệm khác nhau của mỗi nước trong cuộc chiến. Đan Mạch và Na Uy tìm kiếm sự trung lập, nhưng bị Đức Quốc xã chiếm đóng vào năm 1940. Phần Lan ban đầu từ chối cuộc xâm lược của Liên Xô trong Chiến Tranh Mùa Đông 1939–1940. Sau đó, nước này tham chiến bên phe Hitler cho đến khi có thể tự thoát khỏi cuộc chiến. Trong số các nước Bắc Âu chỉ duy có Thụy Điển thoát khỏi sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh và ách chiếm đóng với chính sách trung lập được thiết kế để đảm bảo sự tồn tại của nó. Chính sách này thành công phần lớn là do tính toán quân sự của Hitler không đòi hỏi phải chiếm được lãnh thổ Thụy Điển; ông ta có thể đạt được các mục tiêu của mình trong khu vực bằng các cách khác.

Sau Thế Chiến Thứ Hai, Thụy Điển dự tính thành lập một liên minh quốc phòng Bắc Âu với Đan Mạch và Na Uy. Nhưng các cuộc đàm phán đã đổ vỡ, chủ yếu là do Na Uy tin rằng chỉ có liên minh với các cường quốc hàng hải Anglo-Saxon mới có thể bảo đảm an ninh cho nước này. Thụy Điển chưa sẵn sàng cho liên minh như vậy, một phần vì tình hình của Phần Lan. Ra khỏi chiến tranh, Phần Lan – quốc gia từng là một với Thụy Điển trong sáu thế kỷ cho đến năm 1809 – ở trong một vị trí bấp bênh. Nó đã mất thành phố lớn thứ hai, Viborg, và buộc phải chấp nhận một hiệp ước hữu nghị với Liên Xô. Nước nầy có những hạn chế đối với các lực lượng vũ trang của mình và một căn cứ quân sự của Liên Xô ngay phía tây thủ đô Helsinki. Liên Xô cũng thao túng Ủy Ban Kiểm Soát Đồng Minh trách nhiệm giám sát Phần Lan trong những năm ngay sau chiến tranh.

Cuộc tấn công của Nga đã thống nhất NATO và khiến khối này có nhiều khả năng mở rộng hơn

Đối với Thụy Điển, bảo đảm rằng Phần Lan không nằm dưới ách thống trị của Liên Xô là một lợi ích quan trọng. Các nhà lãnh đạo Thụy Điển tin rằng bất kỳ hành động nào hướng tới một liên minh phương Tây rộng lớn hơn sẽ khiến vị thế của Phần Lan trở nên bấp bênh hơn. Và mặc dù họ tránh nói như vậy trước công chúng, nhưng sự cân nhắc này là lý do chính cho chính sách vũ trang trung lập của Thụy Điển trong Chiến Tranh Lạnh.

Nhưng trung lập không có nghĩa là bỏ mặc các lực lượng vũ trang. Trong suốt Chiến Tranh Lạnh, Thụy Điển duy trì các lực lượng quân sự mạnh mẽ, bao gồm cả lực lượng không quân từng được coi là mạnh thứ tư trên thế giới. Chính sách chính thức của nước này là không liên kết quân sự nghiêm ngặt, nhưng nó cũng thực hiện các bước chuẩn bị được che giấu để hợp tác với Hoa Kỳ và NATO trong trường hợp xảy ra chiến tranh, và lập trường của nước này thường được coi là có lợi cho các lợi ích an ninh của phương Tây trong khu vực.

Một cuộc địa chấn chính trị

Với sự sụp đổ của Liên Xô, tình hình an ninh ở Bắc Âu đã thay đổi đáng kể. Phần Lan, quốc gia đã từng bước củng cố vị thế của mình như một nền dân chủ Bắc Âu độc lập, giờ đây có thể trút bỏ xiềng xích cuối cùng của thời kỳ hậu chiến. Ba quốc gia Baltic – Estonia, Latvia và Lithuania – đã tách khỏi Liên Xô ngay cả trước khi Liên Xô chính thức sụp đổ. Và vào năm 1995, Phần Lan và Thụy Điển gia nhập Liên Minh Châu Âu (EU), một hành động mà trước đây cả hai nước đều cho là không thể, vì chính sách trung lập của họ.

Đối với hai quốc gia đó, gia nhập EU có nghĩa là từ bỏ khái niệm trung lập. Nhưng làm như vậy không ngay lập tức châm ngòi cho các cuộc thảo luận về việc gia nhập NATO. Đó là những năm của Hiến Chương Paris năm 1989, nhằm xây dựng một trật tự an ninh Châu Âu bao gồm Nga, và các hội nghị dẫn đến việc thành lập Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Châu Âu (OSCE). Phần Lan và Thụy Điển đều hy vọng rằng họ sẽ có thể phát triển một mối quan hệ an ninh mang tính xây dựng với một nước Nga dân chủ và cải cách. Ngay cả sau khi Estonia, Latvia và Lithuania trở thành thành viên của NATO và EU hơn một thập kỷ sau đó, vẫn có rất ít cuộc tranh luận ở Thụy Điển hoặc Phần Lan về việc xem xét lại tình trạng không liên kết quân sự của họ.

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2008, mọi thứ ở Moscow bắt đầu thay đổi rõ rệt. Cuộc xâm lược của Nga vào Georgia năm đó cho thấy ngưỡng giới hạn đến phải mức sử dụng vũ lực quân sự nhằm đạt các mục tiêu chính trị của họ về căn bản thấp hơn nhiều người nghĩ, và một giọng điệu chủ nghĩa xét lại rõ ràng bắt đầu len lỏi vào các tuyên bố chính sách của Moscow. Xu hướng này đã gia tăng đáng kể vào năm 2014, khi Nga tìm cách ngăn cản Ukraine theo đuổi một thỏa thuận liên kết với Liên Minh Châu Âu và chia cắt đất nước này thông qua hành động xâm lược quân sự.

Cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine trong năm nay đang một lần nữa thay đổi mạnh mẽ cuộc diện địa chính trị. Mục tiêu trước mắt của Putin là khuất phục Ukraine, nhưng ông ta cũng đang tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại phương Tây. Nhà lãnh đạo Nga và các cộng sự của ông đã nói rõ rằng họ muốn thay thế trật tự an ninh sau năm 1989 ở Châu Âu bằng những thỏa thuận ảnh hưởng đến chủ quyền của các quốc gia khác. Và cũng giống như sự sụp đổ của Liên Xô khiến Thụy Điển và Phần Lan phải xem xét lại các mối quan hệ của họ với Châu Âu, cơn địa chấn chính trị hiện tại đã khiến họ phải xem xét lại các yếu tố căn bản trong chính sách an ninh của mình, bao gồm cả mối quan hệ của họ với NATO.

Hiện vẫn chưa rõ kết quả của cuộc chiến ở Ukraine. Không thể đoán trước được Nga sẽ là quốc gia như thế nào trong những thập niên tới, nhưng điều có khả năng nổi lên là một quốc gia vừa yếu hơn về kinh tế, quân sự lại vừa liều lĩnh và nguy hiểm hơn về chính trị. Chế độ Putin – cho dù ông hay một trong những cộng sự của ông nắm quyền lãnh đạo – khó có thể từ bỏ tham vọng đế quốc chừng nào nó vẫn còn nắm quyền.

Thực tế này thay đổi căn bản các cân nhắc về an ninh của cả Helsinki và Stockholm. Tăng chi tiêu quốc phòng rõ ràng là một phần của câu trả lời cho tình hình an ninh mới. Cả Thụy Điển và Đan Mạch đều đã thông báo rằng họ sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% GDP, Thụy Điển vào năm 2028. Na Uy, Phần Lan và ba quốc gia Baltic đã ở khoảng mức đó. Kể từ năm 2014, Phần Lan và Thụy Điển cũng đã mở rộng đáng kể hợp tác quân sự với NATO, Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh, tạo nền tảng cho các bước hợp tác tiếp theo. Hơn một thập niên nay, lực lượng không quân Thụy Điển, Phần Lan và Na Uy đã cùng nhau tập trận gần như hàng tuần.

Nhưng chỉ tăng cường khả năng quốc phòng không còn được coi là đủ, đó là lý do tại sao việc gia nhập NATO đang nhanh chóng trở thành hiện thực. Cả Phần Lan và Thụy Điển đều đã xem xét các phương án thay thế. Hai chính phủ đã gửi một bức thư cho tất cả các thành viên EU khác, nhắc nhở họ về điều khoản đoàn kết trong Đoạn 42.7 của các Hiệp Ứơc EU, tương tự như điều khoản phòng vệ tập thể trong Điều 5 của Hiến Chương NATO. Các sáng kiến ​​quan trọng nhằm tăng cường hội nhập chính sách quốc phòng và an ninh của EU đang được tiến hành, nhưng đối với vấn đề phòng thủ lãnh thổ, việc sao chép các thể chế và cơ cấu chỉ huy của NATO sẽ không có ý nghĩa gì và sẽ không xảy ra. Và tất nhiên, EU không bao gồm hai siêu cường quân sự Hoa Kỳ và Anh

Cả Thụy Điển và Phần Lan có khả năng sẽ tiếp tục theo đuổi các biện pháp đưa EU trở thành một liên minh an ninh mạnh hơn, nhưng khi nói đến phòng thủ lãnh thổ, không có giải pháp nào thay thế NATO. Đó là kết luận rõ ràng của các quá trình độc lập mà Helsinki và Stockholm đã thực hiện để đánh giá các giải pháp thay thế.

Cả Phần Lan và Thụy Điển sẽ bày tỏ sự quan tâm của họ trong việc tham gia liên minh trước hội nghị thượng đỉnh NATO vào cuối tháng Sáu, 2022 tại Madrid. Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg đã nói rằng ông dự đoán một tiến trình gia nhập khá nhanh chóng với mức độ hội nhập quân sự cao mà Phần Lan và Thụy Điển đã đạt được, nhưng việc phê chuẩn bởi tất cả 30 quốc gia thành viên vẫn sẽ mất nhiều thời gian. Cả hai nước đều hy vọng rằng việc phê chuẩn, đặc biệt là tại Thượng Viện Hoa Kỳ, có thể diễn ra khá nhanh chóng và các thành viên NATO hiện tại sẽ sẵn sàng cùng nhau ngăn chặn bất kỳ hành động khiêu khích nào có thể xảy ra của Nga từ khi bắt đầu tiến trình gia nhập đến khi nó có khả năng hoàn tất vào năm 2023.

Nguồn: Google Maps
Nguồn: Google Maps

 

Cảnh quan đã thay đổi

Khi Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, cấu trúc an ninh của Bắc Âu sẽ thay đổi. Mỗi quốc gia đều mang lại những khả năng quân sự đáng kể cho liên minh: Phần Lan duy trì một quân đội với nguồn dự trữ rất đáng kể, và Thụy Điển có lực lượng không quân và hải quân mạnh, đặc biệt là lực lượng tàu ngầm. Với việc các máy bay chiến đấu Gripen tối tân của Thụy Điển được bổ túc vào những chiếc F35 hiện đã được đặt hàng hoặc đang được giao cho Na Uy, Đan Mạch và Phần Lan, hơn 250 máy bay chiến đấu hiện đại nhất sẽ có mặt trong toàn khu vực. Hoạt động cùng nhau, họ sẽ là một lực lượng đáng kể.

Việc kiểm soát tổng hợp toàn bộ khu vực sẽ giúp cho việc phòng thủ Estonia, Latvia và Lithuania dễ dàng hơn, vì lãnh thổ và không phận của Thụy Điển nói riêng rất quan trọng đối với những nỗ lực đó. Theo các nghiên cứu được công bố bởi cả Thụy Điển và Phần Lan, điều này sẽ tăng cường khả năng răn đe và làm cho xung đột ở đó ít có khả năng xảy ra hơn. Nhưng có lẽ hệ quả quan trọng nhất của việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO sẽ là tăng cường sức mạnh chính trị của liên minh với tư cách là trụ cột bảo vệ Châu Âu và khu vực xuyên Đại Tây Dương. Cả hai nước sẽ giúp thúc đẩy sự phối hợp sâu sắc hơn giữa EU và NATO, do đó góp phần chia sẻ gánh nặng tốt hơn trên Đại Tây Dương – một mục tiêu ngày càng quan trọng trước những yêu cầu lớn hơn của Hoa Kỳ đối với tình hình an ninh ở Đông Á.

Ngay cả khi họ gia nhập NATO, Phần Lan và Thụy Điển có khả năng sẽ cẩn thận để không kích động quá mức Nga bằng cách đe dọa những lo ngại về an ninh lâu dài của nước này. Na Uy, quốc gia đã kết hợp thành công sự hội nhập quân sự mạnh mẽ trong NATO với chính sách trấn an Nga, có thể là một hình mẫu. Các lực lượng và cơ sở của Nga ở Bán đảo Kola – ở vùng lân cận của cả lãnh thổ Na Uy và Phần Lan – có tầm quan trọng căn bản đối với năng lực tấn công trả đũa hạt nhân chiến lược của Nga, và Phần Lan, tất nhiên, gần trung tâm dân cư lớn và trung tâm công nghiệp St.Petersburg. Một phần vì những lý do này, cả Phần Lan và Thụy Điển đều không tìm kiếm bất kỳ căn cứ lâu dài nào của các đơn vị NATO lớn trên lãnh thổ của họ và cả hai có thể đều muốn miễn trừ việc lắp đặt vũ khí hạt nhân trên đất của họ như Đan Mạch và Na Uy đã bày tỏ khi họ gia nhập liên minh.

Trong khi hội nghị thượng đỉnh NATO tại Madrid đến gần, liên minh sẽ phải xem xét các yêu cầu của Phần Lan và Thụy Điển về việc gia nhập nhanh chóng. Đây không chỉ được coi như là một cách để củng cố sự ổn định của khu vực Bắc Âu và Baltic mà còn là cơ hội để củng cố liên minh NATO nói chung, vào thời điểm mà các động thái quân sự hung hăng của Nga đã khiến điều đó trở nên cấp thiết.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quan khách niệm hương trước linh vị các Anh Hùng Đông Tiến trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến do Cơ sở Việt Tân tại Pháp tổ chức hôm 15/09/2024 tại Paris, Pháp Quốc

Ngọn Lửa Đông Tiến Còn Thắp Sáng

Paris chưa vào thu, nhưng sáng nay lại se sắt cái rét ngọt của giao mùa. Trong căn phòng họp nhỏ của ngôi giáo đường, quan khách đã vào chỗ ngồi. Có khoảng một trăm người, nào là những cụ già tóc bạc phơ, tay mang gậy chống, nào là những khuôn mặt quen thuộc của những thân hữu đã đồng hành cùng Cơ sở Việt Tân Pháp trong suốt bốn thập niên qua.

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.

Việt Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các trường hợp xấu.

'Kỳ tích' làng Nủ

‘Kỳ tích’ làng Nủ

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ “kỳ tích ở làng Nủ.” Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.

Tang thương ngay khi cơn bão Yagi đi qua. Trong hình là những chiếc quan tài xếp chồng lên nhau dành cho các nạn nhân của trận lũ quét xảy ra hôm 10/09/2024 ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, đã vùi lấp toàn bộ 37 gia đình với 158 người đang sinh sống. Ảnh: STR/AFP via Getty Images

Khi bão lũ đi qua!

Cơn bão đi qua không chỉ gây chết chóc mà còn làm lộ ra bao nhiêu chuyện đau lòng trong một xã hội nhiễu nhương và giả trá. Bão lũ là thiên tai nhưng ở đây những tổn thất nhân mạng và tài sản có phần lớn là do nhân tai, do cách tổ chức và điều hành xã hội vô trách nhiệm của nhà cầm quyền.