Khối NATO đáp ứng yêu cầu về nhu cầu xe tăng hạng nặng của Ukraine

Hôm 25/1/2023, Đức báo cho các nước đồng minh biết sẽ viện trợ cho Ukraine xe tăng hạng nặng Leopard 2 (trong ảnh). Ảnh: Jens Schlueter/Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bước sang tháng thứ 12 của cuộc chiến của Ukraine chống quân Nga xâm lược, hôm 25 tháng 1, 2023 Đức, Hoa Kỳ và các nước trong khối NATO đã thỏa thuận gửi xe tăng hạng nặng sang giúp Ukraine.

Đầu tiên, nước Đức sẽ viện trợ cho Ukraine 14 xe tăng hạng nặng loại Leopard 2 song song với lời hứa của Hoa Kỳ sẽ trao cho Ukraine 31 xe tăng Abrams M1. Trước đó, Anh Quốc đã dự định viện trợ cho Ukraine 14 chiếc xe tăng Challengers 2.

Chiều hôm 25/1, Đức gửi Tweet đến các nước Đồng minh cho biết, Đức sẽ viện trợ cho Ukraine 80 xe tăng Leopard 2. Sau đó, vào hôm 26/1, phụ tá Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Sabrina Singh cho biết, Hoa Kỳ có thể sẽ cung cấp cho Ukraine loại xe tăng Abrams tiên tiến hơn, loại M1A2.

Nước Đức, nơi sản xuất xe tăng Leopard 2, nhưng Đức chỉ có 320 xe tăng loại này. Tuy vậy, trên toàn Âu Châu có đến hơn 4.000 xe tăng Leopard 2 đang hoạt động. Hầu hết các nước trong khối NATO tại Âu Châu đều dùng loại xe tăng này.

Hôm 28/1, Đại sứ Ukraine tại Pháp, ông Vadym Omelchenko, đã cho đài Truyền hình Pháp và CNN biết, các quốc gia đồng minh đã thỏa thuận sẽ giúp Ukraine 321 xe tăng hạng nặng.

Những viện trợ xe tăng hạng nặng nêu trên đã vượt quá yêu cầu 300 xe tăng của của Tư lệnh Quân đội Ukraine, tướng Valerii Zaluzhny, vào tháng 12 năm ngoái.

Lời yêu này được đưa ra sau cuộc phản công tái chiếm lãnh thổ bị Nga chiếm đóng của quân đội Ukraine vào mùa thu năm ngoái. Sau khi tái chiếm được một số lãnh thổ, quân đội Ukraine đã bị khựng lại vào trung tuần tháng 12. Các loại vũ khí được Hoa Kỳ và nhiều nước trong khối NATO trước đây như pháo hạng nặng bắn chính xác, hỏa tiễn HIMARS, v.v. hầu hết đều là những loại vũ khi ngăn chặn và phòng thủ.

Xe tăng hạng nặng được viện trợ sẽ là mũi nhọn tấn công của quân đội Ukraine, vốn chỉ có xe tăng T 72 từ thời Liên Xô, và đã bị thiệt hại nhiều trong cuộc chiến.

Để xe tăng phát huy được hiệu năng, cần phải huấn luyện và bảo trì kỹ lưỡng. Vào đầu, hay giữa mùa xuân sắp tới, sau khi đã huấn luyện thuần thục về cách sử dụng và bảo trì xe Leopard 2 của Đức cho quân đội Ukraine, thì Ukraine sẽ sẵn sàng có một lực lượng xe tăng Leopard 2 trong biên chế của họ. Còn loại xe tăng Abrams có thể cần đến 8 tháng, hay hơn nữa để huấn luyện sử dụng và bảo trì.

Ngoài ra Ukraine cũng cần có những cơ xưởng bảo trì và sửa chữa các loại xe tăng tương ứng ở đâu đó. Có thể trên các quốc gia lân cận để tránh bị hỏa tiễn Nga phá hủy.

Tương quan lực lượng xe tăng giữa Nga và Ukraine trước khi Putin xua quân xâm lăng Ukraine. Ảnh chụp từ video của Wall Street Journal
Tương quan lực lượng xe tăng giữa Nga và Ukraine trước khi Putin xua quân xâm lăng Ukraine. Ảnh chụp từ video của Wall Street Journal

Phản ứng tức thời của Nga là lại… tiếp tục đe dọa dùng vũ khí nguyên tử, như mỗi đợt Hoa Kỳ viện trợ vũ khí tiên tiến cho Ukraine trước đây. Em gái của lãnh tụ Kim Jong-un của Bắc Hàn, bà Kim Yo-jong, kết án Hoa Kỳ “vượt lằn ranh đỏ.”

Một đồng minh cũ của Nga là CSVN, vốn đã bỏ phiếu chống lại, hoặc bỏ phiếu trắng tại Liên Hiệp Quốc đối với những đề nghị của Hoa Kỳ và khối Tây Phương chống lại Nga, nay chỉ… đưa tin trên truyền hình.

Lê Vĩnh

Tham khảo:

– So how will the Leopard 2 tank change the war in Ukraine?

Ukraine’s new tanks won’t be the instant game-changer some expect

West to deliver 321 tanks to Ukraine, says diplomat, as North Korea accuses US of ‘crossing the red line’

==
Hình: Tương quan lực lượng xe tăng giữa Nga và Ukraine. Ảnh chụp từ video của Wall Street Journal

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.