chiến tranh Nga-Ukraine

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine hôm 23/2/2023: 141 phiếu thuận, 7 phiếu chống, và 32 nước bỏ phiếu trắng trong đó có Việt Nam. Ảnh: FB Le Nguyen Duy Hau

Việt Nam lại một lần nữa bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine

Việt Nam trong một năm qua đã bị đặt vào một thế khó, và ứng xử của Việt Nam đối với năm bản nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc liên quan đến cuộc chiến tranh của Putin chống lại Ukraine có thể giúp Việt Nam “tai qua nạn khỏi” lúc này, nhưng những hệ lụy của nó về sau thì có thể rất lớn.

Rõ ràng, bằng cách bỏ 4 phiếu trắng và 1 phiếu chống, Việt Nam đã luôn chọn đứng về phe thiểu số trong cộng đồng quốc tế khi nói về cuộc chiến ở Ukraine.

Cuộc chiến Ukraine – Một năm nhìn lại

Vậy là cuộc chiến tại Ukraine đã tròn một năm. Một năm khốc liệt với bao tang thương và đổ vỡ cho người dân Ukraine. Trong suốt 365 ngày qua, không ngày nào tiếng súng ngừng vang và không ngày nào không có mất mát về nhân mạng. Trước khi hướng về tương lai, chúng ta cùng nhìn lại một vài chi tiết, một vài nhận định trong suốt một năm qua.

Cuộc chiến xâm lược Ukraine của Putin. Ảnh: Business Today

Một năm chiến tranh Nga – Ukraine

Cuộc chiến xâm lược Ukraine của Putin hoàn toàn thảm bại. Ông Putin không những không đạt mục tiêu quân sự là khống chế được Ukraine mà còn thất bại cả mục tiêu chính trị là bị thế giới lên án và cô lập. Putin hiện chỉ còn dựa vào Trung Quốc, Iran, Bắc Triều Tiên và Belarus để tìm kiếm sự hậu thuẫn, nhưng trước áp lực mạnh mẽ của Hoa Kỳ và các quốc gia Phương Tây, Trung Quốc và Iran – tuy vẫn bày tỏ thân thiện với Putin – nhưng rất è dè đáp ứng những sự cầu cứu của Nga vì sợ thế giới cô lập và trừng phạt.

Hôm 25/1/2023, Đức báo cho các nước đồng minh biết sẽ viện trợ cho Ukraine xe tăng hạng nặng Leopard 2 (trong ảnh). Ảnh: Jens Schlueter/Getty Images

Khối NATO đáp ứng yêu cầu về nhu cầu xe tăng hạng nặng của Ukraine

Bước sang tháng thứ 12 của cuộc chiến của Ukraine chống quân Nga xâm lược, hôm 25/1/2023 Đức, Hoa Kỳ và các nước trong khối NATO đã thỏa thuận gửi xe tăng hạng nặng sang giúp Ukraine.

Nước Đức sẽ viện trợ cho Ukraine 14 xe tăng hạng nặng loại Leopard 2 song song với lời hứa của Hoa Kỳ sẽ trao cho Ukraine 31 xe tăng Abrams M1. Trước đó, Anh Quốc đã dự định viện trợ cho Ukraine 14 chiếc xe tăng Challengers 2.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, ông Josep Borrell. Ảnh: AFP

Ukraine được cấp quy chế ứng viên EU

Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu chính thức chấp nhận Ukraine là ứng cử viên gia nhập khối 27 quốc gia EU hôm 23/6, một động thái địa chính trị táo bạo mà Ukraine và EU ca ngợi là “thời khắc lịch sử.”

Mặc dù Ukraine và nước láng giềng Moldova có thể mất hơn một thập niên mới đủ điều kiện trở thành thành viên EU, nhưng quyết định tại Hội Nghị Thượng Đỉnh EU kéo dài hai ngày lần này là một bước đi mang tính biểu tượng báo hiệu ý định của EU tiến sâu vào Liên Xô cũ.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin tiếp đồng nhiệm Nhật Bản Nobuo Kishi tại Lầu Năm Góc, Washington, Mỹ, 04/05/2022. Ảnh: AP - Manuel Balce Ceneta

Mỹ – Nhật điều chỉnh chiến lược an ninh chung

Cuộc xâm lăng Ukraine của Nga thúc đẩy Nhật Bản và Hoa Kỳ hợp tác chặt chẽ hơn về an ninh. Hôm qua, 04/05/2022, hai bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Nhật đã gặp nhau tại Washington. Hướng đến điều chỉnh chiến lược an ninh song phương Nhật – Mỹ, điều chỉnh chiến lược an ninh chung với các đồng minh là trọng tâm của cuộc họp. Hoa Kỳ cam kết sẽ mở rộng khả năng “răn đe hạt nhân,” để bảo vệ Nhật Bản.

Cờ Ukraine vẫn tung bay giữa hoang tàn đổ nát bởi bom đạn của quân xâm lược Nga. Ảnh chụp ở Borodyanka, hướng Tây Bắc thủ đô Kyiv, hôm April 17, 2022 (© Sergei Chuzavkov/ Getty images); đồ họa: Web Việt Tân

Nhìn Ukraine ngẫm chuyện ta: Đau và nhục*

Hầu như tất cả các trí thức tôi gặp đều có một thái độ rất giống nhau: Phải chấp nhận chứ không thể làm cách gì khác được. Theo họ, Trung Quốc bây giờ quá giàu và quá mạnh, Việt Nam không phải là đối thủ của họ. Chống họ, chỉ phí sức. Chắc chắn sẽ bị họ nghiền nát thôi.

Nói xong, người ta thở dài. Coi như mọi chuyện đã xong. Định mệnh đã được an bài.

Bài học từ chiến tranh Nga-Ukraine: Tham vọng lãnh thổ và kẻ xâm lược

Mới hay, xâm chiếm lãnh thổ Ukraine mới là mục tiêu lớn nhất của chính quyền Putin. Trung lập, NATO, phát xít… tất cả chỉ cái cớ để phát động chiến tranh nhằm cướp đoạt đất đai, mở rộng lãnh thổ. Cuối cùng thì kẻ xâm lược tự mình lật tẩy dã tâm.