Nhìn Ukraine ngẫm chuyện ta: Đau và nhục*

Cờ Ukraine vẫn tung bay giữa hoang tàn đổ nát bởi bom đạn của quân xâm lược Nga. Ảnh chụp ở Borodyanka, hướng Tây Bắc thủ đô Kyiv, hôm April 17, 2022 (© Sergei Chuzavkov/ Getty images); đồ họa: Web Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Người Ukraine sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ độc lập. Họ được cả thế giới kính trọng. Còn người Việt Nam?

Nói chuyện với nhiều trí thức từ Việt Nam sang Úc công tác hay du lịch, tôi thấy hầu như ai cũng biết rất rõ nguy cơ xâm lấn của Trung Quốc: Trung Quốc không phải chỉ xâm lấn biển đảo mà còn mua chuộc và khuynh loát cả bộ máy quyền lực của Việt Nam. Bây giờ đi đâu ở Việt Nam cũng đều thấy người Trung Quốc; nhìn vào chính quyền Việt Nam, đâu đâu cũng thấy bàn tay của Trung Quốc. Nguy cơ mất chủ quyền và mất độc lập của Việt Nam rất lớn. Gần kề.

Tuy nhiên, hầu như tất cả các trí thức tôi gặp đều có một thái độ rất giống nhau: Phải chấp nhận chứ không thể làm cách gì khác được. Theo họ, Trung Quốc bây giờ quá giàu và quá mạnh, Việt Nam không phải là đối thủ của họ. Chống họ, chỉ phí sức. Chắc chắn sẽ bị họ nghiền nát thôi.

Nói xong, người ta thở dài. Coi như mọi chuyện đã xong. Định mệnh đã được an bài. Có lẽ trong lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ người Việt Nam lại yếu đuối đến như vậy. Chưa bao giờ chủ nghĩa đầu hàng lại phát triển đến như vậy.

Không phải ngẫu nhiên: Chắc chắn đó là hậu quả của chính sách tuyên truyền của chính quyền từ trước đến nay: Cái chủ nghĩa đầu hàng ấy xuất phát từ giới lãnh đạo cao nhất của đảng và của nhà nước. Từ đó nó lan truyền xuống dân chúng. Mọi tầng lớp. Kể cả giới trí thức.

Ngẫm kỹ thấy thật đau. Và cũng thật nhục nhã.

TS Nguyễn Hưng Quốc

Nguồn: FB Nguyễn Hưng Quốc

* Tựa do BBT đặt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một lớp dạy học thêm ở nhà. Ảnh: Giáo Dục Việt Nam

Trao đổi với nhà báo Lê Thanh Phong về dạy thêm

Nay, xã hội hóa đang bị bóp méo: Lợi dụng vị trí của mình, các nhà trường và giáo viên vừa chưa làm hết trách nhiệm vừa móc nối với các cơ sở bên ngoài để làm tiền học sinh, điều này là vừa trái đạo vừa vi phạm pháp luật.

Cha mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng kêu oan cho con. Ảnh: FB Nguyễn Trường Chinh

Án oan, trách nhiệm & Quyền của tù nhân

Đôi lúc tôi tự chất vấn, ngay cả khi người ta có tội mà phải vào tù, thì những quyền căn bản của một con người, như: quyền được ăn uống, ngủ nghỉ, quyền được có thuốc men, quyền được có một môi trường sống đảm bảo vệ sinh, v.v. rất cần phải được tôn trọng. Vậy những quyền đó ở đâu?

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng trong buổi quốc yến trưa ngày 11/9. Ảnh: Reuters

Mỹ hứa hẹn đầu tư công nghệ, liệu Việt Nam có đủ năng lực tiếp nhận?

Tổng thống Joe Biden đến Việt Nam mang theo hàng loạt dự án từ các tập đoàn khổng lồ của Mỹ. Thực tế đó được cho sẽ mang lại cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, giới chuyên gia kinh tế đánh giá Việt Nam cần phải thay đổi rất nhiều nữa mới có thể tận dụng tối đa nguồn lực mà Mỹ cam kết hỗ trợ.

Anh chị em đảng viên Cơ sở Việt Tân Adelaide, Nam Úc xuống đường tại tiền đình Quốc Hội Nam Úc hôm 17/9/2023, nhằm khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam nhân sự kiện 50 năm Trung Cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa (19/1/1974 - 19/1/2024)

Việt Tân Adelaide xuống đường vì Hoàng Sa

Anh chị em đảng viên Cơ sở Việt Tân Adelaide, Nam Úc đã xuống đường tại tiền đình Quốc hội Nam Úc hôm 17/9/2023 nhằm bày tỏ lòng yêu thương, ngưỡng mộ, và sát cánh với những trái tim yêu nước tại quốc nội cho Hoàng Sa.

Hoàng Sa là của Việt Nam!