NATO

Tổng Thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 4/2/2022. Ảnh: Alexei Druzhinin - Sputnik/ AFP

Quan hệ Nga-Trung: Bề ngoài hữu nghị, bên trong nghi kỵ

Trong một bài phỏng vấn dành cho kênh truyền hình TV5 Monde ngày 5/2/2-22, chuyên gia về Trung Quốc Marc Julienne thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IFRI) cho rằng đằng sau bề ngoài thân thiết được phô bày, quan hệ giữa Matxcơva và Bắc Kinh vẫn được đánh dấu bằng một thái độ nghi kỵ lẫn nhau, đặc biệt từ phía Nga.

Một binh sĩ Ukraine trong giao thông hào tại Luhansk, miền Đông Ukraine, 27/1/2022. Ảnh: AP

Dân Ukraine không sợ

Mỹ và các nước NATO hứa sẽ đưa quân, tàu chiến, máy bay chiến đấu tới các nước chung quanh Ukraine để cho ông Putin thấy kết quả trái ngược với điều ông muốn: NATO đoàn kết hơn, sẽ đưa quân đội đến gần biên giới nước Nga hơn. Nhưng yếu tố quan trọng nhất có thể làm Putin nản lòng không muốn tiếp tục phiêu lưu nữa, là ý chí chống cự đến cùng của dân Ukraine.

Dân Ukraine muốn cho Vladimir Putin thấy ông ta sẽ bị sa lầy ở Ukraine giống như quân Nga tiến vào Afghanistan hơn 40 năm trước.

Một phụ nữ dắt chó đi dạo trước nhà thờ Saint Sophia tại quảng trường Sophia vào ngày 27/1/2021 ở Kyiv, Ukraine. Quốc tế lo ngại về một cuộc xâm lược quân sự sắp xảy ra do Nga muốn gây chiến tranh với Ukraine. Ảnh: Chris McGrath/ Getty Images

Ukraine sẽ không có chiến tranh?

Tổng hợp những diễn biến chung quanh tình hình Ukraine đến hôm nay có thể thấy nổi lên triển vọng cuộc xung đột sẽ không nổ ra thành chiến tranh nóng; các bên sẽ dần dần hạ giọng và tìm một giải pháp thỏa hiệp qua con đường ngoại giao.

Không có chiến tranh ở Ukraine là điều may mắn cho mọi người nhưng có thể không làm hài lòng nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, người đang thầm mong Hoa Kỳ dính vào một cuộc xung đột lớn ở Châu Âu mà “sao nhãng” những hành vi bành trướng của Trung Quốc tại Đông Á.

Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron, Paris, 1/2022. Ảnh: Gonzalo Fuentes/ Reuters

Tầm nhìn Châu Âu sai lầm của Macron

Dù Macron đúng khi kêu gọi người Châu Âu đánh giá lại vị thế trên bản đồ thế giới của châu lục mình, ông vẫn chưa đưa ra được các ưu tiên có tính hướng dẫn cho Châu Âu, cũng không đưa ra được chiến lược mở rộng năng lực của châu lục để họ có thể thực sự hành động.

Các quân nhân Ukraine tuần tra tại khu vực tiền tuyến ở Donetsk, nơi họ phải chiến đấu với quân ly khai thân Nga. Ảnh chụp ngày 27/12/2021. AP - Andriy Andriyenko

Phương Tây siết chặt hàng ngũ, trước cuộc khủng hoảng Ukraine

Đoàn kết, đó là thông điệp được lặp lại bằng mọi ngôn ngữ sau cuộc họp trực tuyến tối thứ Hai 24/01, tập trung các lãnh đạo chính của Châu Âu xung quanh Tổng Thống Joe Biden. Mối nguy đang cận kề. Tuần trước Paris còn bất bình khi Mỹ và Anh không thông báo những tin tức về khả năng Nga xâm lược Ukraine, và Berlin không giấu giếm những phân tích khác với Washington, còn Luân Đôn tranh với Mỹ vai trò đồng minh số một của Ukraine.

Ông Jens Stoltenberg (phải), Tổng Thư Ký NATO, nói chuyện trong cuộc họp báo chung với bà Olga Stefanishyna, Phó Thủ Tướng Ukraine, sau cuộc họp song phương tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ, hôm 10/1/2022. Trước đó, tại hội nghị Geneve, Thụy Sĩ, ngày 9/1, lập trường của Nga vẫn giữ nguyên: NATO phải chấm dứt tiến trình mở rộng về phía Đông, không kết nạp làm thành viên NATO Ukraine. Ảnh: John Thys/ AFP via Getty Images

Tháo ngòi nổ xung đột Ukraine

Những cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ và Châu Âu nhằm tháo ngòi nổ cuộc xung đột ở Ukraine và tái lập quan hệ an ninh ở Châu Âu đã bắt đầu, và sẽ kéo dài trong tuần này. Sự kiện gợi nhớ lại cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đầu thập niên 1960, với nỗi lo âu và hy vọng một lần nữa, các bên sẽ tìm được một giải pháp hạ nhiệt.

Tổng Thống Mỹ Joe Biden họp báo sau Thượng Đỉnh NATO tại tổng hành dinh của khối nầy ở Bruxelles, Bỉ, hôm 14/6/2021. Ảnh: Olivier Hoslet/ AFP

Quyết tâm của G-7 và Khối NATO đối với tham vọng của Trung Quốc

Những nỗ lực của khối G-7 và NATO nêu trên cho thấy sự đoàn kết của các quốc gia công nghiệp Tây Phương, vốn là xương sống của nền kinh tế thế giới đã đứng vững trở lại sau đại dịch Covid-19. Thời kỳ tung hoành bá đạo của Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa đã chấm dứt và sự trở lại của Hoa Kỳ trong tư cách người dẫn đầu đã giữ vững thế giới trong tinh thần tái thiết một thế giới phát triển, công bằng đáng sống.

Một đơn vị NATO. Ảnh: AFP

NATO sẽ nhắm mục tiêu vào Trung Quốc?

Dù vẫn đang phải vật lộn với những rắc rối ngắn hạn, trong đó có cuộc cãi vã mới nổ ra giữa Mỹ và Đức, NATO vẫn đang bắt đầu lên kế hoạch cho mười năm tới: làm thế nào để thích nghi với sức mạnh đang lên của Trung Quốc? Tìm được câu trả lời cho câu hỏi đó có thể rất quan trọng nếu liên minh muốn giữ được mục đích cho sự tồn tại của mình vào năm 2030.