Ukraine sẽ không có chiến tranh?

Một phụ nữ dắt chó đi dạo trước nhà thờ Saint Sophia tại quảng trường Sophia vào ngày 27/1/2021 ở Kyiv, Ukraine. Quốc tế lo ngại về một cuộc xâm lược quân sự sắp xảy ra do Nga muốn gây chiến tranh với Ukraine. Ảnh: Chris McGrath/ Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine, rộng hơn là Nga và phương Tây đang có dấu hiệu hòa hoãn, các bên sẽ chọn giải pháp ngoại giao thay cho việc động binh. Nếu có một người không thấy thoải mái với xu hướng hạ nhiệt ở Ukraine thì đó là nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga hôm Thứ Sáu, 28 Tháng Giêng, nhấn mạnh rằng Moscow sẽ không gây chiến tranh với Ukraine. “Nếu tùy thuộc vào Liên Bang Nga, sẽ không có chiến tranh. Chúng tôi không muốn chiến tranh, nhưng chúng tôi sẽ không cho phép các lợi ích của mình bị tấn công một cách thô bạo, và chúng tôi sẽ không cho phép các lợi ích của mình bị phớt lờ,” Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, theo trích dẫn của đài CBS News.

Tuyên bố của ông Lavrov làm lóe lên niềm hy vọng, cuộc xung đột giữa Nga và phương Tây có thể hạ nhiệt trong những ngày tới giữa lúc các cuộc thương lượng ngoại giao vẫn tiếp diễn ở nhiều cấp độ. Sau khi các cuộc đàm phán hồi đầu tháng giữa Nga với Hoa Kỳ, Nga với Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và hội nghị Tổ Chức An Ninh và Phòng Thủ Châu Âu (OSCE) kết thúc mà không đạt được kết quả mong muốn, trong tuần này đã có thêm nhiều cuộc tiếp xúc cấp cao giữa các bên nhằm tháo ngòi nổ xung đột.

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã có những ngày bận rộn ở Châu Âu, liên tục tham vấn với những người đồng nhiệm ở Brussels, ở Kyiv thủ đô Ukraine và gặp Ngoại Trưởng Nga Lavrov tại Geneva, Thụy Sĩ. Tổng Thống Joe Biden đã có cuộc điện đàm dài với Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào cuối ngày Thứ Năm trong lúc Tổng Thống Nga Vladimir Putin cũng điện đàm với Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron vào sáng Thứ Sáu.

Tại Paris thủ đô nước Pháp, từ Thứ Tư cũng diễn một cuộc họp giữa đại diện bốn nước Pháp, Đức, Nga và Ukraine. Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc triệu tập phiên họp đặc biệt vào Thứ Hai tuần tới để bàn về tình hình Ukraine, trong đó có cuộc đối thoại trực tiếp giữa hai đại sứ Nga và Mỹ, hai thành viên có quyền phủ quyết của Hội đồng… Tất cả những hoạt động ngoại giao này đều cố gắng thu hẹp khoảng cách về quan điểm giữa các bên, tìm biện pháp xây dựng lòng tin và ngăn chặn một cuộc chiến tranh có sức hủy diệt khủng khiếp.

***

Tại các cuộc hội đàm, yêu sách của Nga vẫn là NATO không được mở rộng về phía Đông, không kết nạp các nước cộng hòa trong Liên Xô cũ như Ukraine, Georgia, không bố trí quân đội và hỏa tiễn tầm trung tại các nước Đông Âu và không viện trợ quân sự cho Ukraine. Tuy không nói rõ ra nhưng chính phủ Nga muốn thế trận quân sự ở Châu Âu quay trở lại tình trạng trước khi Liên Xô tan rã năm 1990 – trong đó giữa Nga và phương Tây có một vùng đệm rộng là các nước Đông Âu. Yêu sách của Nga được gửi cho chính phủ Hoa Kỳ và NATO, yêu cầu phải trả lời “bằng văn bản.”

Văn bản trả lời của Hoa Kỳ đã được đại sứ Mỹ tại Moscow trao cho phía Nga hồi đầu tuần này, trong đó bác bỏ yêu cầu của Nga về NATO vì cho rằng Nga không có “quyền phủ quyết” (veto) hoạt động của Liên Minh, việc Ukraine có gia nhập NATO hay không là do ý chí của người dân nước này cũng như Ukraine có đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của NATO hay không. Cả Hoa Kỳ và NATO đều cho rằng, yêu cầu của Nga ngừng mở rộng NATO là “không thực tế” (non-starter).

Trong vấn đề bố trí quân đội, Hoa Kỳ bác bỏ yêu cầu rút quân đội và hỏa tiễn khỏi các nước Đông Âu – mà bây giờ đã là thành viên chính thức của NATO – nhưng đồng ý tiếp tục đàm phán với Nga để tiến tới một hiệp ước về giải trừ quân bị ở khu vực Đông Âu. Hoa Kỳ cũng để mở khả năng đàm phán với Nga về quy mô và tần suất các cuộc tập trận mà mỗi bên sẽ thực hiện sao cho không gây đe dọa hoặc gây căng thẳng cho bên kia. Ngoại Trưởng Lavrov nhận xét có “hạt nhân hợp lý” trong văn bản trả lời của Hoa Kỳ có thể là nói tới những đề nghị này.

Nga chưa chính thức phản hồi về văn bản trả lời của Hoa Kỳ nhưng trong tuyên bố phát ra sau cuộc điện đàm dài một tiếng đồng hồ giữa hai tổng thống Putin và Macron sáng Thứ Sáu, điện Cẩm Linh nói rằng văn bản đó “chưa giải quyết các mối quan tâm chính của Nga;” Tổng Thống Putin vẫn đang xem xét văn bản và “sau đó sẽ quyết định các hành động kế tiếp.” Tuy nhiên, điện Cẩm Linh cũng cho biết ông Putin đồng ý với ông Macron rằng các bên cần tiếp tục đối thoại và “giảm căng thẳng” cũng như tái khẳng định Nga “không có kế hoạch tấn công” Ukraine, theo thông tin từ Phủ Tổng Thống Pháp.

***

Trên thực địa, các nguồn tin tình báo cho biết quân đội Nga tiếp tục tập trung về biên giới Ukraine ở Nga, Belarus, trên Hắc Hải và biển Azov. Trong cuộc họp báo sáng Thứ Tư, 18 Tháng Giêng, các nhà lãnh đạo Ngũ Giác Đài đã lần đầu tiên xác nhận có hơn 100.000 binh sĩ Nga trên biên giới Ukraine – điều mà giới quan sát đã đưa ra nhiều tuần lễ nay. Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyd J. Austin cho rằng việc bố trí lực lượng như vậy của Nga “vượt xa quy mô một cuộc tập trận” và có khả năng xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Ukraine chứ không chỉ xâm nhập các vùng biên giới. Tướng Mark Milley, tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ, nói ông chưa từng thấy một sự tập trung quân đội như vậy kể từ cuộc Chiến Tranh Lạnh.

Lo ngại một cuộc chiến tranh ở Ukraine – mà Tổng Thống Joe Biden dự đoán có thể xảy ra trong Tháng Hai – Hoa Kỳ đã bắt đầu giảm số lượng nhân viên ngoại giao ở nước này và khuyến cáo người Mỹ rời khỏi Ukraine. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết hiện có khoảng 35.000 người Mỹ ở Ukraine, trong đó khoảng 7.000 người ở thủ đô Kyiv. Rút kinh nghiệm từ vụ di tản khỏi Afghanistan hồi Tháng Tám năm ngoái, chính phủ Hoa Kỳ ban hành sớm yêu cầu công dân Mỹ rời khỏi khu vực nguy hiểm để chính quyền không bị động trong việc di tản công dân.

Về mặt quân sự, Ngũ Giác Đài đã đặt 8.500 binh sĩ Mỹ vào tình huống cảnh giác, sẵn sàng di chuyển sang Đông Âu tham gia cùng lực lượng phản ứng nhanh của NATO – hiện có từ 30.000 đến 40.000 binh sĩ. Tổng Thống Biden nói ông không có ý định bố trí quân đội Mỹ ở Ukraine nhưng sẽ gửi binh lính tới các nước đồng minh ở Đông Âu để giúp bảo vệ sườn phía đông của NATO nếu chiến tranh với Nga bùng nổ.

Ông Biden và các nhà lãnh đạo Châu Âu nhiều lần nhấn mạnh rằng mọi hành vi xâm nhập của binh lính Nga vào lãnh thổ Ukraine sẽ bị coi là hành vi xâm lược và sẽ bị đáp trả bằng những biện pháp cấm vận trầm trọng và nhanh chóng chống lại Nga. Ông Biden thậm chí còn không loại trừ việc cấm vận cá nhân Tổng Thống Putin như phong tỏa tài sản của ông này ở phương Tây.

Con át chủ bài mà Hoa Kỳ và phương Tây sử dụng để chặn đứng tham vọng quân sự của ông Putin là các biện pháp trừng phạt kinh tế; nếu Nga xâm lược Ukraine thì đường ống khí đốt trị giá $11 tỷ Nord Stream II xuất cảng khí đốt của Nga sang Tây Âu sẽ bị đóng, các ngân hàng và tài chính của Nga có thể bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT và Nga sẽ bị cấm tiếp cận các sản phẩm công nghệ cao của Hoa Kỳ và Châu Âu. Các biện pháp này chắc chắn sẽ giáng đòn “knock-out” vào nền kinh tế Nga.

***

Trong lúc phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, hết sức lo lắng về viễn cảnh một cuộc chiến tranh mới ở Đông Âu thì những người ở trung tâm cuộc xung đột, tức chính phủ và nhân dân Ukraine, lại tỏ ra khá bình tĩnh. Trong cuộc điện đàm với Tổng Thống Biden tối Thứ Năm, Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng tình hình ở biên giới Nga-Ukraine vẫn không khác nhiều so với năm ngoái, viễn ảnh chiến tranh tuy rất đáng sợ nhưng không có nghĩa là chiến tranh sắp nổ ra hoặc không thể tránh khỏi. Ông Zelensky nhấn mạnh với báo chí rằng ông và Tổng Thống Biden không có bất đồng ý kiến về tính nghiêm trọng trong sự đe dọa của Nga nhưng khác nhau về giọng điệu khi nói với công chúng về mối đe dọa đó.

Theo ông Zelensky, trong quá khứ Nga đã nhiều lần sử dụng việc bố trí quân đội làm một chiến thuật gây sức ép đáng sợ. Nhưng nhấn mạnh quá đáng vào mối đe dọa quân sự của Nga có thể góp phần gây bất ổn xã hội và kinh tế ở Ukraine và như vậy là làm cho Moscow đạt được mục đích của họ. “Tôi không có sự hiểu lầm nào với tổng thống [Biden], nhưng tôi hiểu sâu sắc chuyện gì đang xảy ra ở nước tôi cũng như ông ấy hiểu những gì đang xảy ra ở nước ông ấy,” Tổng Thống Zelensky nói, theo The New York Times.

Từ nhận định đó, ông Zelensky cho rằng việc Mỹ và Anh rút bớt nhân viên ngoại giao ra khỏi Ukraine là “một sai lầm,” gióng lên hồi chuông báo động không đúng lúc. Trong khi ở miền Đông Ukraine, binh lính đang đào chiến hào giữa những cánh đồng tuyết phủ thì ở những nơi khác trong nước, trẻ em vẫn vui chơi, học hành, cuộc sống của người dân Ukraine vẫn diễn ra với nhịp độ bình thường, chứng tỏ họ không lo sợ cuộc xâm lược của người Nga hoặc đã sẵn sàng cho mọi tình huống.

Giới phân tích của Ukraine nhận định Nga gây sức ép quân sự trên biên giới, và có thể sắp tấn công mạng điện toán của Ukraine, là để mặc cả và tìm sự nhân nhượng của phương Tây, đồng thời gây bất ổn về kinh tế chính trị, từ đó thay thế chính phủ thân phương Tây của ông Zelensky bằng một chính phủ khác mà Nga có thể giật dây được. Khi đã giành được ít nhiều sự nhượng bộ của phương Tây, Nga sẽ rút quân mà không bị mất mặt. Viễn cảnh chiến tranh máu đổ thây rơi do vậy có thể sẽ không xảy ra như lo sợ.

***

Tổng hợp những diễn biến chung quanh tình hình Ukraine đến hôm nay có thể thấy nổi lên triển vọng cuộc xung đột sẽ không nổ ra thành chiến tranh nóng; các bên sẽ dần dần hạ giọng và tìm một giải pháp thỏa hiệp qua con đường ngoại giao.

Không có chiến tranh ở Ukraine là điều may mắn cho mọi người nhưng có thể không làm hài lòng nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, người đang thầm mong Hoa Kỳ dính vào một cuộc xung đột lớn ở Châu Âu mà “sao nhãng” những hành vi bành trướng của Trung Quốc tại Đông Á. Ông Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng) – nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc sống ở Mỹ nhận định: “Suy đoán ông [Tập Cận Bình] sẽ lợi dụng cuộc khủng hoảng ở Ukraine để sử dụng vũ lực với Đài Loan có lẽ không phải là không có căn cứ.”

Ông Tập sẽ chủ trì lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông 2022 ở Bắc Kinh trong tuần sau, và sẽ đón tiếp Tổng Thống Nga Putin trong khi hầu hết các nguyên thủ quốc gia phương Tây đều vắng mặt do “tẩy chay ngoại giao” để phản đối hành vi diệt chủng của Bắc Kinh đối với người sắc tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Ở chốn công khai như trong các cuộc họp báo, chính phủ Trung Quốc luôn tỏ ra mềm mỏng, kêu gọi các bên tuân thủ các nguyên tắc của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước, giải quyết các bất đồng bằng con đường ngoại giao và hòa bình; song trong thực tế Bắc Kinh đã có những hành động ủng hộ Nga đối đầu với phương Tây đồng thời gia tăng các hoạt động gây bất ổn ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Các giới chức lãnh đạo cao cấp của Bắc Kinh không giấu giếm sự cảm thông sâu sắc với mối quan tâm của Nga về an ninh tại Đông Âu mà họ cho rằng đang bị NATO chèn ép. Tin tức báo chí mấy ngày qua nói Bắc Kinh không phản đối Nga tấn công Ukraine nhưng yêu cầu Nga hoãn hành động quân sự đến sau Thế Vận Hội Bắc Kinh – một thông tin mà cả Moscow và Bắc Kinh đều cố bác bỏ.

Ở Đông Á, Trung Quốc gia tăng sức ép quân sự lên đảo Đài Loan và nối lại giao thương với Bắc Hàn sau hai năm ngưng trệ vì đại dịch. Sự phục hồi thương mại có thể là yếu tố quan trọng đằng sau việc Bắc Hàn liên tục bắn thử hỏa tiễn trong vài tuần qua sau thời gian dài im lặng.

Có một sự trùng hợp đáng chú ý là sau khi Hoa Kỳ gửi văn bản trả lời những yêu sách của Nga về Ukraine thì Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng gửi “yêu sách ba điểm khẩn cấp” tới Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, yêu cầu Hoa Kỳ “chấm dứt việc can thiệp vào Thế Vận Hội Bắc Kinh, chấm dứt trò chơi với lửa trong vấn đề Đài Loan và chấm dứt luận điệu chống Trung Quốc để kiềm chế nước này.” Trả lời phỏng vấn đài phát thanh NPR hôm 28 Tháng Giêng, Đại Sứ Trung Quốc Tần Cương (Qin Gang) còn đe dọa xung đột quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là không thể tránh khỏi nếu Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ Đài Loan độc lập.

Chưa rõ Washington sẽ trả lời ba yêu cầu của Bắc Kinh thế nào nhưng nếu như coi việc trả lời Nga như một tiền lệ thì có thể thấy Trung Quốc cũng sẽ không hù dọa được Mỹ. Những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc tin rằng Mỹ đã suy yếu, bằng chứng là cuộc rút quân hỗn loạn khỏi Afghanistan. Một Hoa Kỳ “lưỡng đầu thọ địch,” phải tập trung sức mạnh quân sự vào chiến trường Đông Âu đối phó với Nga, bỏ ngỏ vùng Châu Á-Thái Bình Dương là cơ hội bằng vàng cho Trung Quốc.

Nhưng đây là một cách nhìn sai lầm và nếu không thức tỉnh thì Trung Quốc phải trả giá đắt.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.