Hiện tình Đối nội và ứng xử Đối ngoại

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đáp ứng loạt bài ca tụng tài đức lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhân dịp tưởng niệm ngày 19 tháng Năm, nhìn lại những khó khăn của dân tộc Việt Nam đứng trước thử thách cấp bách của đất nước, tôi xin phép có đôi lời phân giải.

Trước hết chúng ta hãy bình tĩnh quan sát kỹ tình hình xưa và nay để thấy rõ những vấn đề mấu chốt:

– Ngày nay, ở thời điểm năm 2010 này, tổ quốc Việt Nam đã thật sự thống nhất lãnh thổ hai miền, một thực tế không thể chối cãi. Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập, một thành viên chính thức trong Liên Hiệp Quốc, tuy rằng tranh chấp chủ quyền hãy còn bàn cãi với ngoại bang. Do đó nếu cứ tiếp tục đi ngược lịch sử nhắc lại hình ảnh ông Hồ Chí Minh và những lời tuyên bố hào hùng 50 năm trước đây thì vô hình chung chúng ta cứ muốn bị giam hãm mãi trong quá khứ vừa oai hùng vừa tang thương đẫm máu và nước mắt sao? Phải chăng Nhà Nước muốn đánh bóng tên tuổi ông Hồ để tiếp tục lôi kéo tình cảm dân tộc đi vào con đường sa lầy không lối thoát?

– Chẳng lẽ 35 năm sau khi thống nhất đất nước, hoà bình phục hồi, đất nước này thiếu người tài giỏi cáng đáng việc nước hay sao, mà đến giờ này cứ phải nhắc đi nhắc lại những lời tuyên bố của cụ Hồ, đem ra làm kim chỉ nam? Hãy thử nhìn sang các nước khác xem, mỗi thời kỳ là một tập đoàn lãnh đạo khác, một đảng phái khác, thay nhau quản lý đất nước họ một cách khéo léo, vừa thuận lòng dân trong nước vừa giải quyết ổn thoả chuyện đối ngoại căng thẳng. Bên xứ cờ Hoa Hợp Chủng Quốc 300 triệu dân, người ta còn dám bầu lên một ông da đen làm tổng thống, cả ngàn ông da trắng phải chạy theo bảo vệ một ông da đen. Bên Nga tổng thống Medvedev còn dám phê phán Stalin thẳng thừng, công khai xin lỗi dân tộc Ba Lan về những tội ác của Liên Xô thời chiến tranh. Còn chúng ta, đến ngày nay lãnh đạo hãy còn kêu gào “hoà hợp hoà giải dân tộc” trong khi 85 triệu người dân vẫn chưa có cơ hội cầm lá phiếu bầu lên một tập đoàn lãnh đạo đầy đủ tài đức để đại diện chân chính cho toàn dân? Có gì mâu thuẫn và vô lý đến thế không? Chúng ta tự hào là một dân tộc oai hùng, quả cảm, từng đánh bại xâm lược, thế mà chúng ta vẫn cứ ngậm miệng chịu thua khi ngư dân bị người ngoài cấm đánh bắt cá ngay trong hải phận của chúng ta? Hiến pháp nào cho phép Nhà Nước im hơi lặng tiếng trước sự kiện nhục quốc thể như thế?

– Có gì đau xót tâm can hơn không khi một nghiên cô cứu sinh VN mạo danh Tiến Sĩ đi từ đất nước VN anh hùng lại lên tiếng công khai phỉ nhổ lịch sử dân tộc mình trên dư luận quốc tế (BBC), mà chính quyền VN thì cứ tỉnh bơ, xem như là im lặng đồng loã? Có gì nhục nhã ê chề hơn thế không?

– Có gì buồn bã bực tức hơn khi mà cả một tập thể lãnh đạo và ngay cả Quốc Hội vẫn cứ nhắm mắt bịt tai làm ngơ trước mọi can gián, phản biện của toàn dân về những hiểm hoạ từ công trình khai thác Bauxite trên Tây Nguyên, suốt 12 tháng trời, đến bây giờ thì mọi sự rõ ràng mười mươi, hết từ sai lầm này đi đến sai lầm khác, và cứ thế nhắm mắt mà đi, không khác gì một con ngựa bị gài hàm thiếc, chỉ biết nhìn về một hướng và lầm lũi cúi đầu bước đi?

– Đừng đem chuyện ứng xử đối ngoại ra bàn luận làm gì mất công, người TQ có tập thể lãnh đạo của họ, họ có hàng triệu chuyện nội bộ cần giải quyết, họ cần phải phát triển bành trướng thế lực là chuyện của họ, chúng ta đâu cần họ dạy dỗ chúng ta, do đó không lý gì chúng ta xem họ như một kiểu mẫu, như một ông chủ để tôn thờ, để noi gương? Chẳng lẽ 85 triệu người dân cộng thêm ba triệu người ở hải ngoại không đủ khả năng để tự xoay sở lấy hay sao?

– Lãnh thổ VN chúng ta rộng hơn 320 ngàn cây số vuông, nông nghiệp vững vàng đứng nhì thế giới, ngư nghiệp phát triển (2200 cây số bờ biển), tài nguyên khoáng sản đứng thứ nhì thế giới, dầu mỏ vừa đủ dùng cho nhu cầu nội địa, khí hậu ôn hoà, thiên nhiên hậu đãi, đất đai phì nhiêu… chẳng lẽ chúng ta không thể tự lực cánh sinh nổi sao? Chúng ta thừa sức vay nợ ngân hàng thế giới để tự xây dựng hạ tầng cơ sở mà, đâu cần nhà thầu TQ xen lấn vào hầu hết mọi công trình trọng điểm.

– Chẳng lẽ chúng ta không dám có can đảm ngồi lại với nhau động não thử tìm hướng đi khác sau khi thấy rằng Chủ Nghĩa Xã Hội là không tưởng, sau bài học đổ vỡ của Liên Xô, sau hàng chục lần áp dụng Vô Sản Chuyên Chính bị thất bại thảm thương? Tại sao chúng ta không dám công khai nói chuyện tự do dân chủ bàn luận chính trị ôn hoà với nhau trong một bầu không khí trong sạch và văn hoá? Tại sao không dám đề cập vấn đề thẳng thắn mà cứ phải “đi hai hàng, nói hai nghĩa”? Tại sao đến giờ phút này chúng ta cứ phải lấm lét lo sợ khi nói chuyện chính trị với nhau? Tại sao chính quyền VN cứ tiếp tục ngăn cản và đánh phá điên cuồng các Trang Mạng dân chủ như BVN, Talawas, X-CafeVN, Dân Luận, DanChimViet, Thông Luận vv… bắt giam các nhà đấu tranh dân chủ bất bạo động như chị Lê Thị Công Nhân và anh Lê Công Định, vv…?

Nếu đối nội, chúng ta chưa hội đủ Dân Trí cao, Dân Khí chưa phục hồi, thì Nhân Tài đâu thể lộ diện, chúng ta chưa đủ điều kiện ắt có và đủ để được độc lập từ bên trong thì làm sao có đủ danh chính ngôn thuận mà nói chuyện tay đôi với người láng giềng phương Bắc? Vậy thì ra sức ca tụng ông Hồ Chí Minh ở thời điểm này có lợi gì?

Lê Quốc Trinh, Canada

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.