Xóa bỏ hận thù: tại sao không?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ban biên tập web VT: Tiết mục “Làng Dân Báo” sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và “ngoài luồng” của quần chúng Việt Nam.

Xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết “Xóa bỏ hận thù: tại sao không?” của blogger Phan Kiến Quốc:

http://pkquoc.multiply.com/journal/…

— –

Một trong những điều người ta cảm nhận được trên truyền thông trong hai tuần đổ lại đây là những bài viết kêu gọi sự hòa hợp, xóa bỏ hận thù. Dễ có đến hơn chục bài, thậm chí còn có cả những cuộc giao lưu giữa những người có tiếng tăm trong xã hội. Điều này cũng dễ hiểu vì chúng ta đang bước sang năm thứ 35 ngày chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước.

Chủ đề này đã nhiều lần được đưa lên báo, đã nhiều cuộc hội thảo, đã có nhiều phát biểu nhưng hình như nó vẫn còn nguyên vẹn, nếu không báo chí và truyền thông chẳng có hàng loạt bài “bức xúc” như vậy. Nhưng sau khi đọc những bài viết này thì những trăn trở trong tôi chẳng những không bớt mà còn nổi sóng hơn.

Cái thắc mắc trước tiên là các bài viết hầu như đều bắt đầu bằng điệp ngữ “Không có kẻ thắng người thua nhưng cả dân tộc Việt Nam thắng”, nhưng tất cả các bài viết đều xuất phát từ “kẻ thắng”, họa hoằn lắm thì cũng thấy ông Nguyễn Cao Kỳ, Tướng Nguyễn Hữu Có, nhưng những nhân vật này từ lâu cũng chẳng còn ở phía “kẻ thua”. Điều đó có nghĩa rằng ngay trong lúc đi tìm sự hòa hợp, chúng ta vẫn chỉ đi tìm từ phía “kẻ thắng” (tạm gọi là như thế cho dễ hiểu), nên khó mà tìm ra sự đồng thuận.

Khi đọc các bài viết, tôi thấy tât cả hình như vẫn đóng khung – cả về hình thức lẫn nội dung – và chẳng có một cái gì mới để giải quyết một vấn đề xưa cũ từ 35 năm. Tôi có thể ví chúng như một bài luận cấp 2 gồm 3 phần, nhập đề, thân bài và kết luận:

– Nhập đề: Đại thắng mùa Xuân 1975 là kết quả tổng hợp của thời cơ cách mạng, sự phát triển có tính bước ngoặt về thế và lực của cách mạng Việt Nam, sự hội tụ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa để làm nên một trong những chiến thắng vĩ đại nhất của dân tộc… (Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết).

– Thân bài: Tuy nhiên sự nghiệp đặt ra sau khi thống nhất giang san là thống nhất lòng người dường như vẫn chưa hoàn thành trọn vẹn. Bằng chứng là chúng ta vẫn phải nói về hòa giải, hòa hợp dân tộc. Phải chăng 35 năm là một thời gian quá dài cho hòa giải và hòa hợp dân tộc (phỏng vấn cựu đại sứ Võ Văn Sung).

hay

Sự mất mát, đau khổ ở cả hai phía, trong nhiều gia đình Việt Nam. Có những vết thương lòng rất sâu nên sự hàn gắn không dễ dàng, đòi hỏi thời gian… Chúng ta đã giành được độc lập nhưng đất nước còn nghèo, còn thua kém nhiều nước xung quanh. Về mặt dân tộc, họ không có gì nổi trội hơn dân tộc Việt Nam cả nhưng họ lại hơn chúng ta về trình độ phát triển kinh tế – xã hội (phỏng vấn Cựu phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình).

– Kết luận: Bởi vậy, phải làm thế nào để xây dựng và phát triển một nước Việt Nam phồn vinh và vững mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Trước mắt là tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đó là mục tiêu mà với mọi người Việt Nam yêu nước ai cũng thấy day dứt. (phỏng vấn Bà Nguyễn Thị Bình)

Thú thật, cũng là một giảng viên đại học nhưng tôi không đủ can đảm đọc hết chục bài viết nhưng có cùng một nội dung sáo mòn kiểu này. Hoàn toàn không có một cái gì mới và cụ thể để giải quyết vấn đề cực kỳ cấp bách như vấn đế hòa hợp, xóa bỏ hận thù. Đó là chưa kể đến văn phong của một vài vị đi ngược lại nội dung bài viết, chẳng hạn như trong bài phỏng vấn ông Võ Văn Sung, ông đã viết:”thời điểm cuối tháng 4/1975 nếu Nguyễn Văn Thiệu và bè lũ còn nắm quyền và thực hiện tử thủ như ở Xuân Lộc…” hoặc lời phát biểu của ông Nguyễn Trọng Huấn, người đã tiếp quản miền Nam năm 75 trong cuộc giao lưu do báo Doanh nhân Sài Gòn tổ chức:“chúng tôi phải cải tạo các anh (…) vì rằng đó chỉ là một phần của cuộc đấu tranh giai cấp.”

Trở lại vấn đề hòa hợp, xóa bỏ hận thù, chắc chắn chúng ta không thể không đề cập đến nghị quyết 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Và cũng chính vì nội dung này tôi đã có dịp tham dự một buổi hội thảo tại Sàigòn vào tháng 7/2006 do Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức, tại đây tôi đã ghi nhận được hai phát biểu khá lý thú. Phát biểu thứ nhất: Theo ông Nguyễn Trí Dũng (Việt kiều Nhật có nhiều đóng góp xuất sắc về công nghệ) thì ông đã tham dự “gần một trăm” cuộc hội thảo về chính sách thu hút việt kiều. Điều đó cho thấy rằng đảng đã không tập hợp thêm được nhân tố mới và nghị định 36 không tạo được chuyển biến. Phát biểu thứ hai từ ông Bùi Kiến Thành, một việt kiều Mỹ, đã có kinh nghiệm về tài chánh ngay từ thời chế độ VNCH và hiện đang là cố vấn tài chính cho chính phủ Việt Nam. Ông Thành nói:”sau hơn 30 năm chấm dứt chiến tranh, hố chia rẽ giữa hai chiến tuyến chưa được dẹp bỏ. Trên báo đài, trên các phương tiện truyền thông, các diễn văn chính thức người ta vẫn hô hào xóa bỏ quá khứ, xóa bỏ hậu quả chiến tranh… nhưng tất cả chỉ là những hô hào suông.” Rõ là bài toán nan giải.

Gần đây báo chí hay trích lời Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết :”Tôi mong bà con, hãy vì quê hương đất nước, gác bỏ những khác biệt của mình, hãy đoàn kết lại, cùng nhau xây dựng Mẹ hiền Việt Nam, đất nước Việt Nam giàu mạnh, hùng cường. Đó không chỉ là lời nói và ý kiến của tôi mà là tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam, là ý chí của Đảng và Nhà nước Việt Nam”.

Tôi cực kỳ ngạc nhiên khi đọc những giòng hoa mỹ này, đơn thuần là vì nó xuất phát từ một người lãnh đạo đất nước. Ông Triết được bầu ra (tạm gọi là như thế) để quản lý, vậy thì nếu đó là ý Đảng và Nhà Nước thì ông cứ làm bằng cách ban hành các biện pháp cần thiết thay vì cứ kêu gọi chung chung như thế. Nhân dân đang dài cổ trông chờ những biện pháp chứ không phải những ước mơ. Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý mà cứ “huấn dụ” bằng nghị quyết hoặc bằng những từ hoa mỹ thì người dân (vốn chỉ… làm chủ) còn biết phương nào để vái?

Trong cái tận cùng bế tắc của những “bài luận cấp 2” thì bất ngờ vớ được một bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Thân trên Phụ Nữ ngày 30/4/2010 với tựa đề “Từ vòng tay của mẹ”. Ông Thân viết:”Có lẽ vấn đề mấu chốt ở chỗ chúng ta rất dễ thống nhất với nhau, hòa hợp với nhau trên chủ trương, lời nói, nhưng cả hai phía lại khá khó khăn và thiếu những thay đổi phù hợp trong việc làm, trong từng chi tiết nhỏ như cách tiến hành một ngày kỷ niệm, thậm chí một cách xưng hô chẳng hạn.”.

Tôi xin được phép khai triển ý kiến tác giả, nếu không đúng xin nhà văn và mọi người bỏ qua:

1. Cách tiến hành một ngày kỷ niệm. Cho dù đứng về phe nào đi nữa thì ngày 30/4 đúng là một ngày kỷ niệm, ngày chấm dứt chiến tranh. Nhưng cái cung cách ăn mừng rầm rộ như vừa qua rõ ràng là không có lợi cho việc xóa bỏ hận thù. Trong suốt hai tuần cuối tháng tư, đài VTV3 trong mục thời sự liên tục phát sóng về những chiến thắng từ Buôn Ma Thuột cho đến Sàigòn. Tôi chắc chắn là sẽ chẳng có gia đình cán bộ, công viên chức, binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) nào có thể xem một cách vô tư mà không công chiếu thì các binh sĩ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (QĐNDVN) cũng sẽ bất mãn vì xương máu của họ bị lãng quên. Nhưng nếu tôi không lầm thì xương máu của các binh sĩ VNCH cũng là máu đỏ da vàng thì phải.

Thử nghĩ nếu có ngày “30/4 ngược”, nghĩa là xe tăng M-48 của VNCH húc đổ trụ sở Trung Ương Đảng và bắt sống Tổng bí thư Lê Duẩn và “bè lũ” (xin được mượn từ ngữ của nhà ngoại giaoVõ Văn Sung), và trong suốt 35 năm sau đó bắt cả miền Bắc xem lại cảnh các binh sĩ của mình lũ lượt ra hàng lính miền Nam, thì chắc chắn là chúng ta sẽ lại cùng nhau ngồi tìm giải pháp cho vấn đề xóa bỏ hận thù như ngày hôm nay.

Vậy có thể nào chúng ta sẽ kỷ niệm ngày 30/4 một cách khác? Đó sẽ là ngày tưởng niệm tất cả mọi người Việt không phân biệt phe phái đã nằm xuống sau 20 năm nồi da nấu thịt? Còn gì đẹp hơn hình ảnh hai chiến sĩ QĐNDVN và VNCH trong sắc phục cùng thắp nén hương trước bàn thờ Tổ Quốc.

2. Cách xưng hô : Trong các phóng sự, mỗi khi đánh chiếm được một cơ quan, một tỉnh thành nào của chính phủ VNCH thì bây giờ người ta dùng những từ như “đánh chiếm sào huyệt của địch”, “xóa tan hang ổ của ngụy quyền”. Thiết nghĩ chữ “sào huyệt, hang ổ” chỉ nên dùng cho bọn cướp, cho súc vật, không nên dùng cho người, nhất nữa lại là những người mình đang kêu gọi cùng nhau xóa bỏ hiềm khích, cùng nhau sống chung. Cũng về cách xưng hô, các binh sĩ, sĩ quan VNCH thường được gọi là tên lính ngụy, tên tướng, tá ngụy kèm theo những tính từ có tính cách mạt sát, mạ lỵ… chẳng hạn tên tướng ngụy Nguyễn Khoa Nam,tên tướng ngụy Phạm Văn Phú, tên đại tá ngụy Hồ Ngọc Cẩn… Nếu ngày “30/4 ngược” xảy ra, nhân dân miền Bắc sẽ nghĩ sao khi suốt 35 được “rót vào tai” những từ “tên cộng nô” tiếp sau đó là các vị như Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Đồng Sỹ Nguyên? Những từ ngữ có tính cách thóa mạ này cũng nên bỏ.

Làm như thế có thực sự xóa bỏ hận thù? Tôi nghĩ là cần nhưng chưa đủ. Đây là một vết thương nhức nhối đã kéo dài quá lâu nên không thể một sớm một chiều có thể biến mất, nhưng nếu không bắt đầu bây giờ thì chu kỳ 5 năm sau, kỷ niệm 40 năm chấm dứt chiến tranh, chúng ta lại phải đọc lại những “bài luận cấp 2” mà mọi người đã thuộc lòng.

Và đã làm là làm đến nơi đến chốn. Tất cả hai điều trên phải được luật hóa chứ không phải là những lời kêu gọi suông hoặc những nghị quyết không có giá trị pháp luật.

Để kết thúc, tôi xin lấy lại lời của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào năm 2005:”Ngày 30/4/75 là ngày có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn, đó là một vết thương chung của dân tộc”.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.