Tuổi trẻ nghĩ gì về ngày 30 tháng 4

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đây là chương trình Thế Kỷ Của Chúng Ta, một diễn đàn dành cho các bạn trẻ, Kim thân mến chào các bạn đang nghe đài.

Các bạn thân mến, vào dịp Tháng Tư mỗi năm, cả trong lẫn ngoài nước đều có những nghi lễ để tưởng nhớ ngày 30 tháng Tư. Cũng cùng là một nghi lễ cho một biến cố chung nhưng ý nghĩa mỗi bên mỗi khác. Trong nước thì nhà nước tổ chức ăn mừng chiến thắng Miền Nam, trong khi người Việt hải ngoại tưởng nhớ ngày 30 tháng Tư trong đau buồn mất mác và gọi đó là Tháng Tư Đen. Kim biết là ngay như giữa các bạn trẻ chúng ta cũng có những suy nghĩ khác biệt, do hoàn cảnh đưa đến, dù chúng ta, thế hệ sanh sau chiến tranh không biết nhiều về giai đoạn lịch sử này.

Trong tuần lễ vừa qua, Kim đã có dịp mời bạn Khoa là một du sinh mới đến Hoa Kỳ 2 năm trình bày ý kiến của bạn, trong chương trình hôm nay, Kim và Thủy Tiên sẽ thực hiện một vòng dạo qua các trang blog cũng như đã có vài thăm hỏi trực tiếp về ý kiến của các bạn trẻ cả trong lẫn ngoài nước để chia sẻ cùng các bạn ngày hôm nay.

Thủy Tiên: Vâng, với câu hỏi: “30 tháng 4 có mang đến cho bạn cảm xúc gì không? Đây có phải là một ngày đáng ghi nhớ trong gia đình của bạn?”… Thì phần lớn các bạn cả ở hải ngoại và trong nước đều trả lời giống nhau là “không mấy quan tâm”. Tuy các bạn trong nước không quan tâm về khía cạnh của ngày 30 tháng 4 nhưng nhiều bạn cho biết là rất vui vì được nghỉ làm, nghỉ học để đi chơi, đi nhậu…

Kim: Có lẽ chỉ có các bạn trẻ vô tư thì mới vui thôi chứ những nhà dân chủ thì khổ lắm, Thuỷ Tiên. Ví dụ như blogger Anh Ba Sài Gòn thì cho biết:

Ở Sài gòn thì bực bội nhất là kẹt xe do ngày lễ thật kinh khủng, năm nay cũng thế, kẹt hôm chiều tối 29, nghe nói sáng 30.4 cũng thế.

Thông báo ngầm của bên an ninh là tụi tôi không được ra ngoài từ chiều 29/04 đến chiều 30/04, nếu đi là họ sẽ bắt về đồn CA. Tôi cũng ráng nằm nhà cho êm chuyện và chiều 30/04 thì đi Vũng Tàu nhưng lại bị chặn xe giữa đường buộc phải quay về nhà.

JPEG - 38.6 kb

Ngày 1 tháng 5 thì 2 Blogger Uyên Vũ và Trăng Đêm bị bắt ở Sân bay Tân Sơn Nhất khi đang trên đường đi “trăng mật” sang Thái Lan trước khi cưới.

Thủy Tiên: Blogger viva8010 thì có điều bực bội khác, anh nói:

Bực bội với cảnh tra tấn bằng nhạc giải phóng,cờ xí nhặng xị. Nhưng khỏe vì được nghỉ lễ. Chẳng có gì đáng ghi nhớ vì năm nào cũng thế.

Kim: Nói chung là chẳng mấy ai quan tâm về ngày này. Bước sang câu hỏi thứ nhì là “Sau 35 năm nhìn lại, VN và dân tộc chúng ta học được bài học gì?”… Thì blogger Mẹ Nấm trả lời là: Có một bài học lớn không bao giờ học được đó là: SỰ THA THỨ, và blogger Tarazx thì cho đó là 35 năm lãng phí, hao mòn, và nhiều điều ngu xuẩn…

Thủy Tiên: bạn Tiến Nam từ Trong nước, đã gửi thư trả lời 3 câu hỏi như sau:

Ngày 30 tháng 4 đã mang đến cho Tiến Nam 1 cảm giác mất mát không phải do ý nghĩa như nhà nước nói là sự giải phóng miền Nam mà là 1 sự mất mát không đáng có của dân tộc Việt Nam. Đó là 1 cuộc nội chiến Nam Bắc đã làm bao nhiêu máu xương đổ ra mà người được hưởng lợi không phải là dân tộc Việt Nam…

Bài học của dân tọc Việt Nam 35 năm nay thì mọi người đã biết là từ 1 hòn ngọc Viễn Đông giờ Việt Nam thành 1 sọt rác của thế giới, họ chỉ coi Việt Nam là 1 sọt rác.

Nhìn về tương lai đất nước thì Tiến Nam nghĩ Việt Nam bây giờ muốn trở lại vị thế đáng có của mình cần có sự thay đổi toàn diện để nhân tài được trọng dụng; người xứng đáng được lãnh đạo đất nước. Không còn cảnh đảng chỉ định; nhân dân bỏ phiếu.

Kim: Và đây là các câu trả lời của blogger Xay Sỉn, anh viết:

Thật ra mà nói, thì với bản thân tôi thuộc thế hệ 8X nên cái mốc lịch sử này thật sự tôi không hề trải qua thời kỳ đó cũng như cảm nhận giá trị lịch sử của nó với tôi kể cả thế hệ 8X (tôi nghĩ vậy). Nếu xét cho cùng với cái ngữ nghĩa gọi là ngày giải phóng thì đây là cái bức xúc của chính tôi vì cái xã hội tôi đã và đang sống nó không thật sự đạt được cái giá mà nó gọi là đất nước đổi mới sau ngày giải phóng.

Với nhiều người thì có người buồn vì ngày mất Miền Nam Việt Nam, người thì mừng vì hoàn toàn thống nhất đất nước… nhưng với cá nhân tôi thì 30-04 được xem là cái ngày đen tối và đại họa với một quảng đời trẻ của tôi. Chỉ cần giả sử rằng miền Nam Việt Nam không có ngày 30-04 thì hôm nay, tôi có thể đang đứng ở một bục giảng của một trường Đại học nào đó (tôi tự tin vì vốn dĩ tôi là người có IQ khá cao) hoặc có thể đang rong ruổi trên một chiếc Audi ở đâu đó. Hãy nghĩ đơn điệu rằng, trước 30-04 một người Sài gòn có thể ngẩng cao đầu là cư dân của Hòn Ngọc Viễn Đông, nhưng nay cái niềm hãnh diện ấy đã mất theo thời gian.

Thủy Tiên: Và sau đây là chia sẻ của blogger Đông A:

Sau 35 năm nếu xét riêng và cá nhân tôi thì quả thật tôi hiểu được một bài học lớn về dân chủ và hiểu được rõ đâu là dân chủ đích thực và giả hiệu. Ít nhất tôi cũng hiểu được dân chủ trong một gia đình nhỏ như thế nào, giữa người cha và người con, giữa người chồng và người vợ cần phải như thế nào. Còn về lý thuyết Cộng sản thì gần như ai cũng rõ nên chúng ta không cần phải bàn cãi. Tôi hy vọng trong tương lai cả dân tộc Việt Nam càng ngày hiểu ra được giá trị cốt lõi của tinh thần dân tộc chính nghĩa và thái độ chính trị đúng đắn với hiện tình của xã hội. Vì ngày nay vẫn còn nhiều người đang lao đầu vào những đòi hỏi của xã hội để mặc đất nước cho một nhóm người độc quyền quyết định số phận không biết đi về đâu của đất nước.

Tôi không phải là một chính trị gia có tư duy chiến lược nên tôi không biết “chúng ta” nên làm gì, mà tôi chỉ biết chính tôi phải làm gì. Như tôi đã nói, một bài học về dân chủ là cái tôi học được trong xã hội này. Do đó trong tương lai tôi thấy mình cần phải cho những người thân trong gia đình, bạn bè, con cái (nếu có)… hiểu rõ được giá trị của dân chủ. Một khi giá trị dân chủ được lan rộng thì tôi nghĩ cả dân tộc này sẽ biết cần phải làm gì.

Vâng, phải nói là qua cuộc thăm dò vừa qua, chúng tôi thấy là thế hệ trẻ hôm nay đã không còn dính líu gì nhiều đến cuộc chiến tranh. Họ đã thoát ra được những hận thù do kinh nghiệm đau thương đã mang đến cho gia đình họ, hay do sự khác biệt ý thức hệ Cộng Sản – Tư Bản của các bậc cha. Chúng ta mong muốn tuổi trẻ hôm nay dù không còn hận thù nhưng vẫn nên biết về một giai đoạn của lịch sử đau thương này để vươn tới những điều tốt đẹp hơn cho cá nhân mình và cho đất nước. Trong tinh thần đó, mời các bạn nghe bài viết của blogger Niemtintc về giai đoạn lịch sử đó:

Trưa 30 tháng Tư năm ấy, tôi đang cùng bạn bè làm công tác dọn dẹp vệ sinh trong thành phố. Cả thành phố ngập trong rác. Áo lính, giày, mũ, giấy tờ, sách vở… không có người thu dọn rác.

Thanh niên đứng ra dọn dẹp rác rưởi, thanh niên đứng ra điều khiển giao thông… Tiếng ông Dương Văn Minh từ radio của một quầy hàng trong chợ phát ra, ông đọc diễn văn từ chức và trao quyền kiểm soát cho lực lượng Giải phóng miền Nam. Một người bán hàng òa khóc… những người khác đến nhắc nhở… Chúng tôi đứng bần thần rồi bỏ về…

Tôi nghĩ đến hình ảnh của ba tôi mấy tuần trước đó: đôi mắt nhòa lệ đang ngồi đốt những tập ảnh về gia đình TT Ngô Đình Diệm, Nhật ký Đỗ Thọ….

Lòng thật trống trải, hoang mang….

Mấy hôm sau có lệnh nộp tất cả sách vở của Mỹ Ngụy… để tiêu hủy…

Và mười năm sau… ở những cửa hàng sang băng lậu đã phải chen chúc, chờ đợi… để được thu lại tiếng hát của Hương Lan, Khánh Ly, Lệ Thu. Trong quầy sang băng, tôi đã nhìn thấy một người đàn ông miền Bắc lớn tuổi mắt rưng lệ khi nghe bài Gánh Lúa của Phạm Duy.

Cũng như tôi, đã không ngăn được tiếng nấc khi lần đầu tiên thấy lại hình ảnh những nữ sinh trong tà áo dài trắng đến trường…

Kim: Các bạn thân mến, các bạn vừa nghe chia sẻ của blogger Niemtintc, buồn quá phải không các bạn? Các bạn có muốn chia sẻ kinh nghiệm của các bạn về ngày 30 tháng 4 không? Hãy viết thư cho Kim và Thủy Tiên qua địa chỉ lienlac@radiochantroimoi.com

Đến đây, Kim và Thuỷ Tiên xin chào các bạn và chúc các bạn một ngày thật vui.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.