Ngàn năm Thăng Long

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

gởi đến những tù nhân yêu nước và dân chủ đối kháng độc tài cộng sản cùng những người thân yêu đang bị bắt làm con tin trên quê hương.

Đêm nay Hà Nội nhớ Thăng Long
Nhớ thời Vua Lý thêm đau lòng
Năm mươi tư Rồng rơi nước mắt
Tiễn dân miền Bắc ra biển Đông

Tết Mậu Thân đỉnh cao tội ác
Gia Hội chôn sống Huế điêu tàn
Khe Đá Mài Phú Thứ Đồi Cát
Thương xót dân Rồng cũng chịu tang

Sau Đà Nẵng Sài Gòn thất thủ
Di tản vào châu thổ Cửu Long
Bảy mươi lăm Rồng không về nữa
Bay với thuyền nhân ra biển Đông

Đại La thành dựng tượng Lê Ninh
Bá Bạch Quân Thủ Đức hành hình
Ven sông Hồng dân oan đói khổ
Rời Hoa Lư về núi Chí Linh

Nam Quan mất Chi Lăng bỏ ngỏ
Bát men Ngọc Lý cống Bắc triều
Hà Hồi im tiếng trống Ngọc Lũ
Bản Giốc thác buồn nghe quốc kêu

Lê Chiêu Thống thờ trong Văn Miếu
Mưa Hồ Gươm mặn cát Hoàng Sa
Sóng Bạch Đằng khóc voi Trưng Triệu
Cao Nguyên rước Mã Viện vào nhà

Bịt mắt bưng tai giam tiếng nói
Uốn bút đẽo lưỡi giả bồ câu
Tẩy não buộc con người gian dối
Vệ binh Mao quý hơn đồng bào

Ai rao bán trẻ con phụ nữ
Thế giới nhìn Việt Nam hôm nay
Xuất cảng lao nô đảng tỉ phú
Quan tham ô bắt dân kéo cày

Án tù chồng chất tội yêu nước
Công lý phi nhân luật bạo quyền
Phá nghĩa trang đấu tố liệt sĩ
Địa ngục chết còn muốn dựng lên

Gió đông buốt lạnh tù Thanh Cẩm
Hỏa Lò nóng cháy rừng U Minh
Long Khánh Hàm Tân qua Suối Máu
Ba Sao Thanh Liệt tới Hoàng Liên

Từ chốn lưu đày nhớ Thăng Long
Bà Huyện Thanh Quan cũng đau lòng
Nhớ bạn tù chết trong ngục tối
Nhớ người thân mất tích biển Đông

Từ Ngô Quyền tới Trần Hưng Đạo
Bao thế hệ bồi đắp cõi bờ
Có Lê Lợi Nguyễn Trải Nguyễn Huệ
Và Nghĩa Sĩ Việt Nam Tự Do

Trương Định Đề Thám Phạm Hồng Thái
Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu
Nguyễn Thái Học Cô Giang Cô Bắc
Nguyễn An Ninh và Tạ Thu Thâu

Nguyễn Trung Trực Kiên Giang Nhựt Tảo
Ngụy Văn Thà chết cho quê hương
Mơ Rồng về bay ngang quần đảo
Mơ Gánh Hàng Hoa khắp nẽo đường

Cảo thơm hương sắc vườn Văn Hiến
Chu Văn An và Lê Quý Đôn
Sương Nguyệt Ánh và Đoàn Thị Điểm
Nguyễn Du Đồ Chiểu Hồ Xuân Hương

Hà Nội không chỉ nhớ Thăng Long
Nhớ Sài Gòn Huế nhớ Hải Phòng
Nhớ Công Nhân Thanh Nghiên Thanh Thủy
Anh chị em bạn tù bất công

Bà Mẹ nói con tôi vô tội
Khi điểm mặt đảng xã hội đen
Uất ức biển ta ơi con viết
Quân sát nhân thái thú ngụy quyền

Nửa thế kỷ ngồi canh ngọn nến
Dung nhan em có bớt hao gầy
Từ buổi kinh đô bị giặc chiếm
Cành Nam bốn mùa chẳng đổi thay

Hà Nội con tin nhìn qua đêm
Trăng xưa thôi chải tóc trước thềm
Quanh Trụ Đồng công an tuần rảo
Em ơi Chim Việt có bình yên

Đêm nay Hà Nội nhớ Thăng Long
Biết Vua thời Lý cũng đau lòng
Người đi dưới ánh sao Khuê đó
Vững tin nơi Hồn Thiêng Núi Sông.

Nguyên Hoàng Bảo Việt
hội viên Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong, Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại và Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc ở Genève (Thụy Sĩ).
Genève tháng giêng 2010

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)