Cầm Quyền Du Đảng Hay Du Đảng Cầm Quyền?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ban biên tập web VT: Tiết mục “Làng Dân Báo” sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và “ngoài luồng” của quần chúng Việt Nam.

Xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết “Cầm Quyền Du Đảng Hay Du Đảng Cầm Quyền?” của blogger Đinh Tấn Lực:

http://dinhtanluc.multiply.com/jour…

— –

Nhà cầm quyền CSVN hiện chỉ cầm búa cầm liềm theo kiểu cầm chừng: Chủ nghĩa bây giờ là cầm khoán bẻ măng. Chính sách là cầm cố đất nước. Định hướng là cầm cái/cầm con mọi nguồn viện trợ. Quan chức thì cầm cốc mua vui. Khẩu hiệu đạo đức là cầm lòng. Kẻ thù là sĩ phu cầm bút. Đối nội là cầm tù phản biện. Đối ngoại là cầm dao đằng lưỡi. Tư tưởng là uốn gối cầm bô. Kinh tế là khấu đầu cầm bị. Văn hóa nhắm mắt cầm loa. Thông tin bịt mồm cầm kéo. Tuyên giáo nhắc tuồng cầm canh. Công thương khum lưng cầm khách. Công an khóa xích cầm chân. Tư pháp cầm đèn chạy án. Báo đài khép nép cầm ca. Giáo dục huơ roi cầm tiền. Y tế miên man cầm giá. Hành chánh xum xoe cầm dù. Dân phòng lăm le cầm súng. Tại chức nhi nhô cầm bằng. Cấp ủy loay hoay cầm đũa. Đảng viên tí toáy cầm nhầm. Chất xám tất bật cầm máu. Mặt Trận đắm đuối cầm chầu. Phong bì thoải mái cầm cương. Đầu tư tuột dốc cầm chắc. Quốc Hội không dám cầm còi. Tham nhũng ung dung cầm lái. Đất nước lệt bệt cầm cờ…

Sứ mệnh lịch sử bây giờ là cầm cự: Lãnh đạo níu ghế cầm đô. Nhân dân lũ lượt cầm đồ. Công nhân hút gió cầm cữ. Nông dân chạy gạo cầm hơi. Ngư dân cầm mạng chuộc tàu. Tiểu thương cầm vợ đợ con. Trí thức rán cầm nước mắt. Trung ương vẫn ngỡ cầm đầu. Trên dưới tranh quyền cầm trịch. Cả giuộc lắm phen cầm cập. Nhìn giặc đoạt ải/chiếm đất/cướp đảo mà chẳng dám cầm quân. Thấy dân đòi đất/đòi nhà/đòi chỗ tu hành thì giả dạng du côn cầm gạch/cầm đá/cầm cây/cầm gậy…

Một nhà cầm quyền như Rứa đáng gọi là gì? Nghe chừng phảng phất đâu đây thoảng chút hoang mang: cầm độc hay cầm thú?

– Toàn Đảng Chống Toàn Dân –

Câu trả lời cho câu hỏi nêu trên hoàn toàn thuộc về nhân dân. Dù chưa rõ và chắc, qua một cuộc trưng cầu dân ý vẫn biết là khó sớm có, song chẳng ai là chưa đoán ra được, căn cứ vào những sự kiện đã từng xảy ra đó đây, từ Thái Hà tới Tam Tòa, Bát Nhã, và mới vừa lặp lại, cả trên đồi Đồng Chiêm, cả trên mạng BauxiteVN, lẫn trên bục chánh thẩm khắp nước.

Cứ Google Image các từ khóa đó là lập tức hình ảnh máu me nhầy nhụa hiển thị đến không kịp bấm chuột sang trang.

Du đảng là gì, nếu không phải là tổ chức cho dân phòng/xã hội đen lấy cớ dẹp xe máy dựng trước nhà để gây ẩu đả có thương tích; là chỉnh sửa hình ảnh của thủ phạm từ nhiều năm trước để vu oan/bắt bớ nạn nhân?

Du đảng là gì, nếu không phải là tổ chức thuê bao xã hội đen trà trộn vào đám đông giáo dân/phật tử đang cầu nguyện để phá rối/lăng mạ; là chiếm đất giáo đường làm công viên; là giật sập nhà nguyện/đập phá chùa chiền/huy động hàng ngàn công an cùng chó nghiệp vụ giật sập thánh giá lúc 2 giờ sáng…?

Du đảng là gì, nếu không phải là là chỉa dàn loa phường từ bốn hướng vào nhà thờ ra rả chửi rủa Chánh xứ họ đạo; là ủi đất/đắp mô/lấp ngõ để giáo dân không qua lại được; là hành hung/đả thương cả người thu hình các thương binh bị đánh và chụp ảnh các mô đất điển hình của chính sách gây ùn tắc giao thông/ngăn sông cấm chợ?

Du đảng là gì, nếu không phải là “tổ chức chu đáo, bỏ nhiều công sức và tiền bạc” thuê bao tin tặc (cả tin tặc “lạ”) để xâm nhập/khống chế/truy sát các trang mạng phản biện; là ăn cắp mật khẩu để chiếm đoạt các trương mục email và mạo danh tung thư lũng đoạn?

Du đảng là gì, nếu không phải là tổ chức nghe lén điện thoại/đọc lén điện thư; là xông vào nhà dân lục soát, chộp ổ cứng vi tính về khám; là gọi dân lên đồn không được, mới trưng ra trát tòa; là buộc dân phải thành khẩn khai báo “tội yêu nước” vì đã vạch trần các âm mưu phá hoại đất nước và bán nước cầu vinh?

Du đảng là gì, nếu không phải là bao vây/cô lập tòa án bằng trùng lớp nhiều thứ lực lượng cơ động/giao thông/PCCC/bảo vệ/dân phòng; là tổ chức thay đổi chiếu khán của ủy viên Hội đồng Thẩm phán Quốc tế, ngăn cản các đoàn ngoại giao, ngăn cản luật sư của Hiệp hội Luật gia Quốc tế (IBA- mà nạn nhân là một thành viên), ngăn cản phóng viên của các tờ báo quốc tế, và chận đường nhân dân đến theo dõi/dự thính phiên tòa áp án người phản biện; là huy động thuê bao hàng xóm nạn nhân vào lấp kín phòng xử trong lúc thân nhân/bằng hữu của nạn nhân phải đứng ngoài mưa; là phá nhiễu âm thanh các đoạn phát biểu của nạn nhân trước vành móng ngựa; là cấm phóng viên chụp ảnh/thu âm làm phóng sự phiên xử; là tịch thu cả điện thoại di động của những người bước vào phòng xử; là cấm tiệt báo chí tường thuật/trích đăng/bình luận phần đối thoại/tranh luận trước tòa của các nạn nhân? là chỉ cần 15 phút nghị án cho một tội danh có thể lên mức tử hình; thậm chí, là bắt giữ/hạch sách/thẩm vấn người dân ngồi uống càphê ở quán nước trước tòa?…

– Cùng Tắc Biến, Biến Tắc Tị –

Các thắc mắc hợp hiến hay vi hiến, pháp quyền hay bạo quyền… đều không còn là vấn đề, một khi đảng và nhà nước đã mất hết/mất trọn/mất ráo mọi quyền lực chính thống của một chính quyền. Đến mức phải chọn lấy các hành xử ti tiện nhất là hình sự hóa mọi lời lẽ phản biện và sử dụng/giả danh du đảng để phân định Đúng/Sai.

Liên Xô và các chế độ Đông Âu cũ đều từng trải và từng thuộc vào bậc thầy của các cách hành xử đê tiện đẫm máu và nước mắt đó trước khi kết thúc.

Hiện tượng “Hết Thời Rồi” đang rần rật tự diễn biến trong lòng chế độ Việt Nam.

Các cuộc cách mạng màu (thời hậu chiến tranh lạnh) cũng có chung điểm khởi từ sự chối từ lẫn ý muốn chấm dứt cung cách cai trị du đãng hèn hạ và đê tiện của các chế độ độc tài bản địa: “Hết thời rồi” tại Serbia năm 2000. “Hoa hồng” tại Georgia năm 2003. “Màu cam” tại Ukraina năm 2004. “Uất kim hương” tại Kirzistan năm 2005. “Màu xanh” tại Lebanon năm 2006…

Hiện tượng “Hết Thời Rồi” đang rần rật tự diễn biến trong lòng chế độ Việt Nam. Cũng không còn là vấn đề ở đây nữa, về mọi hoang mang cầm quyền hay cầm thú.

Vấn đề là thời điểm của một cuộc cách mạng trắng (áo trắng và khăn tang trắng). Biết đâu đó cũng là dịp đánh đấu hoành tráng của đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long?

21/01/2010
Blogger Đinh Tấn Lực

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!