Tưởng niệm trận hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kẻ xâm lược dù lực lượng, vũ khí, phương tiện nhiều hơn ta, và dù biết có thể hy sinh tính mạng nhưng phải đánh để xác định đó là phần đất thuộc chủ quyền của Việt Nam. Phải đánh để chứng tỏ cho giặc biết chúng ta dù yếu nhưng không hèn và sẵn sàng quyết tử để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam.

Đó là những xác quyết bằng hành động của chính phủ và quân đội miền Nam Việt Nam vào ngày 19.1.1974.

Trong khi đó lãnh đạo Hà Nội chẳng những đã im lặng khi Trung quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa, mà còn phát biểu câu nói phản quốc: “Thà để cho người anh em láng giềng Trung Quốc giữ Hoàng Sa còn hơn để trong tay ngụy quyền Sài Gòn”.

Trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa 19.1.1974, dù chỉ 30 phút ngắn ngũi và 58 chiến sĩ hải quân VNCH đền nợ nước, trong đó có hạm trưởng Ngụy văn Thà, hy sinh chết theo tàu, nhưng giặc cũng đã phải trả một giá không nhỏ, với 4 Hạm Trưởng các chiến hạm tham chiến, gồm 3 đại tá và 1 trung tá đều bị tử thương. Bộ tư lệnh mặt trận của giặc gồm 1 đô đốc, 4 đại tá, 6 trung tá, 2 thiếu tá và 7 sĩ quan cấp úy cũng bị tử thương (theo tài liệu của Yên tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ).

Sau đó tuy giặc có chiếm được Hoàng Sa của ta, nhưng quân dân miền Nam Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ trên các diễn đàn quốc tế, đồng thời sửa soạn kế hoạch để tái chiếm lại Hoàng Sa. Tuy nhiên kế hoạch đã chưa thực hiện được vì chiến sự tại Việt Nam lúc đó ngày càng gia tăng khốc liệt nên phải lo bảo vệ sự sống còn phần đất tự do còn lại của đất nước trước sự đe dọa nhuộm đỏ của kẻ nội thù Việt Cộng.

Mặc dù đã chiếm được Hoàng Sa nhưng Trung Quốc đã không ngừng tại đó mà càng ngày càng lấn chiếm toàn bộ biển Đông, trong đó có nhiều đảo thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của ta.

Trong cuộc chiến bảo vệ Trường Sa vào ngày 14.3.1988, một lần nữa máu của 64 chiến sĩ hải quân Nhân Dân Việt Nam đã đổ xuống để bảo vệ cõi bờ. Quân Trung Quốc đã chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa mà không phải trả giá nào.

Đau đớn và oan uổng thay cho các chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam. Họ đã trở thành mục tiêu cho quân địch tác xạ, vì trong thời điểm quyết định đó, lãnh đạo Hà Nội đã ươn hèn trói tay họ, khi im lặng trước câu hỏi của Bộ Tư Lệnh Hải quân rằng: “Trung Quốc là bạn hay thù. Chúng đánh ta, ta có đánh trả không?”

Các thế hệ lãnh đạo Hà Nội tiếp theo đã kế thừa truyền thống ươn hèn trước bá quyền Trung Quốc, nên vẫn tiếp tục chẳng những trói tay lực lượng hải quân – khi bắt hải quân VN phải trơ mắt nhìn hải quân Trung Quốc bắn giết, bắt bớ, trấn lột ngư dân Việt Nam và ngang nhiên diễn tập trên Biển Đông – mà còn trói tay, trù dập người dân khi họ bày tỏ thái độ trước sự xâm lăng của Trung Quốc.

Với những hành động dùng bạo lực để cướp Hoàng Sa, Trường Sa và khống chế biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Bắc Kinh đang tiến hành; những ai còn xem phần lãnh thổ, lãnh hải này là của Việt Nam thì phải minh định rõ ràng Trung Quốc là quân giặc (kẻ thù) xâm lược, chứ không như lãnh đạo Hà Nội, tránh né chỉ dám gọi là „nước lạ“. Đồng thời phải biết ơn những người đã xả thân trong hai trận chiến Hoàng Sa và Trường Sa để bảo vệ những phần máu thịt của Việt Nam. Họ xứng đáng được sự tri ơn của toàn dân và phải có một vị trí xứng đáng trong lòng dân tộc.

JPEG - 20.4 kb

Năm 2009 nhà báo Huy Đức, và trước đó vào tháng 5 năm 2002 một sĩ phu Bắc Hà là tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, đã từng có đề nghị phải xây một đài tưởng niệm để vinh danh những chiến sĩ Hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ tổ quốc vào tháng 1.1974. Việc xây một đài tưởng niệm cho những anh hùng tử sĩ hy sinh vì lý tưởng chống xâm lăng bảo vệ đất nước trong các trận chiến Hoàng Sa (1974), biên giới (1979 – 1985), đến Trường Sa (1988) là điều cần làm vì hợp với truyền thống của dân tộc.

Tháng 2 năm 2009, đánh dấu 30 năm trận chiến biên giới phía Bắc, Trung Quốc xâm lược Việt Nam, tàn sát hàng vạn lương dân Việt Nam mà phần lớn là phụ nữ, trẻ con và người già, phá huỷ hàng chục thành phố thị trấn, đốt cháy hàng vạn ngôi nhà…, Hà Nội đã không cho tờ báo nào được đăng bài về cuộc chiến hào hùng đó, hoặc bất cứ bài viết nào tri ân những chiến sĩ hy sinh bảo vệ đất nước; ngược lại, nhà xuất bản Văn Học lại dịch và in cuốn sách „Ma chiến hữu“ ca tụng Hứa Thế Hữu, viên tướng chỉ huy trận chiến 1979 và đoàn quân xâm lược Trung quốc là những anh hùng.

Cũng trong năm 2009, Bộ Quốc Phòng CSVN dự trù tổ chức cuộc nói chuyện trực tuyến để giới trẻ nói chuyện với các chiến sĩ ở Trường Sa nhân tưởng niệm trận chiến Trường Sa, nhưng vào giờ phút chót đã hủy bỏ với lý do khó khăn kỹ thuật. Điều làm cho người ta khó hiểu là, với thời đại kỹ thuật và phương tiện tin học hiện đại ngày hôm nay thì những cá nhân cũng có thể thực hiện được một cách dễ dàng những cuộc hội nghị bằng internet, cớ sao với phương tiện dồi dào của nhà nước mà lại không làm được việc đó? Phải chăng đã có lệnh cấm từ Bắc Kinh? Hay phải làm như vậy để làm hài lòng, hầu có thêm những ân sủng từ phương bắc, để củng cố mười mấy cái ghế trong bộ chính trị? Hay là những phương tiện hiện đại và kỹ thuật tối tân chỉ để ngăn chận tường lửa, facebook và nghe lén thông tin điện tử mà thôi?…

Mùa hè năm 2007, sau khi Trung Quốc xây dựng một công trình trên một hòn đảo ở quần đảo Trường Sa mà Philipine nhận là của họ, Philipine đã lập tức phản đối mạnh mẽ và đưa máy bay đến đòi oanh tạc mà Trung Quốc không phản ứng gì cả, ngoài việc dùng cái máy nói tại Bắc Kinh để chưởi rủa. Ngày 14.9.2009 khi Nhật bắt giữ một thuyền đánh cá Đài Loan tại vùng đảo đang tranh chấp Điếu Ngư Đài và cáo buộc là vi phạm luật đánh cá của nước này qua việc xâm nhập vào vùng đặc khu kinh tế của Nhật. Lập tức chính phủ Đài Loan đã phản đối và đòi hỏi Nhật phải thả tức khắc công dân của họ. Khi Nhật bắt giữ thuyền trưởng Đài Loan để điều tra, Đài Loan đã phái 5 chiến hạm, trên đó có Bộ trưởng Quốc phòng cùng Chủ tịch Quốc hội, đến vùng đảo tranh chấp Điếu Ngư Đài để đối mặt với hải đội Nhật.

Những hành động trên của Đài Loan tại Điếu Ngư Đài và Philipine tại Trường Sa, đã chứng tỏ họ không khiếp nhược trước một nước lớn và mạnh hơn họ về kinh tế và quân sự. Đến bao giờ thì Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng mới dám đến Hoàng Sa để phản đối việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển Đông của VN? Hay họ chỉ núp sau Hội Nghề Cá, hoặc Ủy Ban Nhân Dân cấp huyện, hay các chiến sĩ hải quân đang trấn đóng tại Trường Sa để cúng kiếng, giả vờ thương tiếc những tử sĩ Trường Sa năm 1988? Những chuyện mà bất cứ cá nhân hay hội ái hữu nào cũng nói và làm được cả.

Tóm lại, với những hành động: ôm chân quân xâm lược, phản bội vong linh của các chiến sĩ vị quốc vong thân, và đàn áp những người yêu nước, những người lãnh đạo Hà Nội hiện nay ngày càng lộ rõ bản chất của họ là “Thậm Hèn Với Giặc – Cực Ác Với Dân”.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”