Màu đen đớn đau

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hà Văn Thịnh, Khoa Sử, Đại học Khoa học Huế.

Mỗi ngày, nhiều lần, lên mạng rồi bấm vào Bauxitevn.info, thấy hiện lên dòng chữ “Trang mạng Bauxite Việt Nam lại tiếp tục bị tin tặc tấn công”. Bên cạnh dòng chữ đó là cái khung đen ngòm, càng lúc càng to hơn. Nghĩ, và xót xa…

Tôi đã từng bị ám ảnh mãi về cái màu đen trên trang bìa của Tuổi Trẻ Cuối Tuần nhân dịp Ngày Nhà báo Việt Nam, sau khi cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt mất. Những bức ảnh với các hình người, mặt người quằn quại trong nhức nhối sự bàng hoàng khó hiểu vì lẽ gì? Tại sao? Tất nhiên, đó là những bức ảnh được TTCT tuyển chọn từ những bức ảnh nổi tiếng của thế giới. Nhưng, điều đó có hề chi – bởi nó phản ánh về màu đen – màu của sự ngột ngạt, bức bối; màu của cái bi ai nghẹn tức ngay cả trong một tiếng thở dài. Tự nhiên, tôi nghĩ đến GS Nguyễn Huệ Chi – người mà khi viết, bao giờ tôi cũng viết hoa chữ Thầy! Sự trăn trở trước cái liều mạng của sai lầm, trước cái vô sỉ của nhận thức, trước cái ích kỷ của vô lương…; của Thầy và của Nhà văn Phạm Toàn, của GS TS Nguyễn Thế Hùng; của hàng triệu con dân Việt, không lẽ chỉ mãi là màu đen của tủi nhục và bất lực thôi sao?

Đôi khi, tôi nói với bạn bè và sinh viên rằng đất nước Việt Nam chỉ mạnh giàu khi thế hệ U60 như tôi đi hết để gặp Thị Nở, Chí Phèo. Đó là thế hệ đầy khiếm khuyết, trưởng giả và ích kỷ. Sự chắp vá về kiến thức, sự cực đoan về tính cách và cái tôi công thần hợm hĩnh đã biến rất nhiều người (kể cả tôi) thành những kẻ tội đồ của xã hội. Rất nhiều câu hỏi không thể trả lời: Tại sao lại có thể ngồi xổm trên vận mệnh quốc gia? Tại sao lại bưng mắt, bịt tai trước thảm hoạ phương Bắc đang đến rất gần? Tại sao không chịu hiểu rằng nỗi đau hàng ngàn năm không thể cởi bỏ được cho dù “hữu nghị” cách nào? Tại sao không biết những cái đầu lớn nhất của chủ nghĩa Đại Hán luôn cho rằng họ không thể chịu đựng được 3 “thứ”: Người Việt, người Nhật và người Mỹ? Tại sao không thể mời những người giỏi giang (nhiều lắm), họp Hội nghị Diên Hồng để bàn cách đổi thay để chấn hưng vận nước? Tại sao không nghĩ rằng những điều bức bối là có thật cho dù cố tình “nhìn nhưng nỏ chộ (thấy)”?…

Những câu hỏi ấy giống như màn đen trên trang Bauxite Việt Nam. Nó sắp lớn hơn một nửa màn hình. Tôi lại chợt nghĩ đến điều mà cựu Thủ tướng Đức Helmut Kohl đã nói:

“Cốc nước đầy một nửa thì hơn cốc nước vơi một nửa”. Cái gì đầy và cái gì đang vơi đây? Nếu cái nửa của màu đen cứ tiếp tục nặng dày hơn thì đất nước sẽ đi về đâu?

Tôi đã ngây thơ còn hơn cả một đứa trẻ khi viết Tin tốt lành với niềm tin rằng Bauxite đã Sống lại rồi, em ạ, Hỷ Nhi ơi (Tố Hữu). Lên 8 tuổi, tôi đã thuộc lòng bài thơ “Ba mươi năm đời ta có Đảng”. Ngày Tết, ai đến, bố tôi cũng bắt tôi đọc. Mỗi khi như thế, ông cười hạnh phúc lắm. Chắc rằng tôi đã đọc bằng những cảm xúc thơ dại thần tiên: Anh chị em ơi! Ba mươi năm đời ta có Đảng. Hôm nay ôn lại quãng đường dài. Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay. Qua sông nhớ suối. Có ngày, nhớ đêm. Thuở nô lệ dân ta nước mất. Cảnh cơ hàn trời đất tối tăm. Ngọt bùi đau xót trăm năm. Chim treo trên lửa, cá nằm dưới dao… (có thể tôi trích không thật chính xác vì đã gần 50 năm rồi). Tôi còn nhớ, tiền mừng tuổi (lì xì) mà các bác, các chú đã cho tôi, thưởng cho tôi vì đã thuộc lòng “30 năm đời ta có Đảng” nhiều lắm. Bố tôi là người đã và đang nói với tôi rằng chừng nào tôi chưa vào Đảng, chừng đó ông chết không nhắm được mắt(!)

Sự đau đớn của một lời nguyền thật khủng khiếp. Tại sao tôi không thể làm được điều mà tôi nghĩ chỉ cần mình cố một chút là được? Cố chịu đựng, cố tìm cách nói ít, hiểu nhiều, cố để nhắm tịt mắt lại trước biết bao điều ngang ngược, thô bỉ của rất nhiều đảng viên mà tôi thấy… Điều đau đớn hơn nữa là tôi biết rõ rằng đảng của khoa Sử, Đại học Khoa học Huế mà tôi đang tồn tại (không lâu nữa), toàn là những người tâm huyết, đáng trân trọng. Vậy, tại sao các đảng của quan chức lại đầy chặt sự tệ hại và dốt nát đến như thế? Chẳng hạn, chỉ có chuyện đá bóng thôi mà VFF không hiểu luật khi cho rằng dù đã nhập quốc tịch Việt Nam, cũng không có quá nhiều cầu thủ “ngoại” trong một đội bóng. Ngu đến như thế là cùng! Tại sao đã là người Việt lại còn phân biệt? Tương tự là ông Trần Đình Đàn, trước khi Quốc hội họp 2 ngày, ông khẳng định: ’Quốc hội ủng hộ chủ trương khai thác bô-xít’ (Vietnamnet, 18/05/2009). Ông Đàn còn uy lực hơn cả hàng trăm nghị sĩ. Nói như thế có khác gì coi đại biểu Quốc hội là số không? Cũng tương tự nữa là câu chuyện “cậu đánh máy” của ông Đào Duy Quát… Những người như thế vẫn tiếp tục điều hành niềm vui, mong ước của hàng triệu người; xoay chuyển đường đi của giống nòi; thử hỏi, vận nước không suy, đời dân không thảm mới là chuyện lạ!

Tôi đang cố hình dung cảnh mà thiên tài Tố Hữu đã viết: Chim treo trên lửa cá nằm dưới dao và cảnh Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn. Vùi con đỏ dưới hầm tai hoạ. Có lẽ, cần phải đến Tân Rai, Nhân Cơ để hiểu rõ thế nào là hầm, thế nào là màu đỏ của chất thải từ bauxite? Nếu bạn chui vào hầm, tất nhiên, chỉ có màu đen…

Huế, 3h45’, 27.12.2009

Nguồn: Dân Luận

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…