Văn Bút Pháp đấu tranh cho các Nhà Văn Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhân ngày 15/11 — Ngày Quốc Tế Đấu Tranh Cho các Nhà Văn Bị Giam Cầm — cơ sở Việt Tân tại Paris và các thân hữu đã tổ chức buổi quảng bá tin tức tại khu phố thương mại Á Châu Paris 13 về tình trạng các nhà văn Việt Nam đang bị xách nhiễu và giam cầm. Đặc biệt trong buổi này có sự hiện diện của bà Fanny de Roquigny và cô Siam, thay mặt cho ông Philippe Pujas, tổng thư ký Văn Bút Pháp, vào giờ chót không đến được như dự trù. Một nhân vật đặc biệt khác là ông Wu Jiang, đại diện tổ chức Trung Hoa Dân Chủ Hải Ngoại. Ngoài ra Ban Tổ Chức còn nhận được điện thư chúc mừng và tài liệu do nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt (thành viên ủy ban bênh vực nhà văn bị cầm tù trung tâm văn bút Thụy Sì Pháp thoại, quan sát viên văn bút QT tại các khoá họp Nhân Quyền LHQ, hội viên nhà văn lưu vong và trung tâm Âu Châu Văn Bút VNHN).

Ông Nguyển Ngọc Bảo, đại diện đảng Việt Tân đã trao cho hai vị đại diện văn bút Pháp, các tập hồ sơ liên quan về các nhà văn VN, mà trong đó với trường hợp mới gần đây nhất, CSVN đã chụp mũ và ngụy tạo sữa đổi các chứng cớ, nhằm đổ tội hành hung gây thương tích cho nhà văn nữ Trần Khải Thanh Thủy (giải Hellman/Hammett của tổ chức Human Rights Watch 2007, Hội viên Văn Bút QT, thành viên khối 8406, Chủ bút tập san Tổ Quốc, khôi nguyên giải Nhân Quyền 2009 của Mạng Lưới Nhân Quyền VN).

Trong phần phát biểu, Ông Nguyễn Ngọc Bảo cho biết : « … những nguời Pháp gốc Việt rất quan tâm đến các vụ bắt bớ, kết án gần đây của các nhà văn, nhà báo, blogger và trí thức tại Việt Nam. Những việc làm duy nhất của họ mà bị nhà cầm quyền Việt Nam lên án đó chỉ là trình bày một cách ôn hòa niềm tin cho một nền dân chủ tại Việt Nam, sự kiện họ lên án những bất công phi lý không thể chấp nhận được tại Việt Nam, và việc họ công khai xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng sa và Trường Sa đã bị Trung Quốc ngang ngược chiếm đóng. Nhân dịp ông cũng đã lên tiếng cám ơn các vận động hiệu quả của các tổ chức tranh đấu cho Nhân Quyền như Ân xá Quốc Tế (AI), Phóng Viên Không Biên Giới, Human Rights Watch, Văn Bút Quốc Tế, Front Line Defenders, Tổ Chức Bảo Vệ các Ký Giả cho các nhà dân chủ tại Việt Nam. Ông cũng đã kêu gọi dư luận không quên những nhà văn, trí thức đang bị cầm tù này, không để họ chìm vào quên lãng, giúp đỡ gia đình họ về vật chất và tinh thần, vận động chính giới Pháp và quốc tế để can thiệp cho họ được trả tự do… »

JPEG - 33.5 kb

Vào ngày 20/10/2009, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế đã lên tiếng phản đối và yêu cầu CSVN tôn trọng điều 19 về các quyền dân sự và chính trị, mà nhà cầm quyền CSVN đã ký kết, hôm nay Văn Bút Pháp cũng đã bày tỏ sự hỗ trợ các quyền trên, cũng như phản đối các cuộc bắt bớ, giam cầm các nhà cầm bút VN: Trần Đức Thạch, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Văn Tính, Vũ Hùng, Phạm Văn Trội, Ngô Quỳnh, Nguyễn văn Túc, Nguyển Kim Nhàn, Nguyển Mạnh Sơn, và Trần Khải Thanh Thủy …

Và hiện diện trong ngày Quốc Tế đấu tranh cho các nhà văn bị tù 15/11/09 tại khu phố thương mại Á Châu ở Paris quận 13, Bà Fanny De Roquigny đại diện cho ông Tổng Thư Ký Văn Bút Quốc Tế (Pen Club International) Philippe Pujas, đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ nhà cầm quyền Việt Nam và bày tỏ sự hậu thuẫn hoàn toàn cho việc lên tiếng vận động cho các nhà văn, trí thức đang bị kết án và cầm tù tại Việt Nam, chỉ vì đã bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa. Đặc biệt, bà rất quan tâm đến trường hợp của bà Trần Khải Thanh Thủy vừa là một nhà văn, vừa là một người tranh đấu cho dân chủ rất can trường. Bà cho biết sẽ làm tất cả để cho dư luận biết tới trường hợp của các nhà văn, trí thức Việt Nam đang bị cầm tù.

Đông đảo đồng bào Việt và người dân bản xứ dừng lại để lắng nghe, chăm chú đọc, và trao đổi các thông tin về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt về tình trạng các nhà văn yêu nước đang bị cầm tù. (TND – Paris)

Bích chương kêu gọi xuống đường hỗ trở các Nhà Văn Việt Nam đang bị giam tù

- Xem toàn bộ hình ảnh ngày 15.11.2009 tại Paris

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…