Sáu Thông Điệp Từ Một Tuồng Cải Lương Hồ Quảng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ban biên tập web VT: Tiết mục “Làng Dân Báo” sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và “ngoài luồng” của quần chúng Việt Nam.

Xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết “Sáu Thông Điệp Từ Một Tuồng Cải Lương Hồ Quảng” của blogger Đinh Tấn Lực: http://dinhtanluc.multiply.com/jour…

— –

Một trong những vở hài chưa tan tiếng cười rộ cả nước là Cuộc Thi Biển Đảo, kết thúc vào ngày 3-10-2009 vừa qua, với diễn viên được trao giải “tâm mỏng-mặt dày” là Đào Duy Quát, dựa vào thành tích cổ vũ cho cuộc diễn tập cuả hải quân thiên triều trên vùng biển lưỡi bò.

Một trong những kết luận sau Hội Thảo Biển Đông (17-3-2009, Hà Nội, do Học viện Ngoại Giao tổ chức) chính là khuyến nghị Bốn Hóa: Xã hội hóa, Công khai hóa, Quốc tế hóa (đối ngoại), và Phi nhạy cảm hóa (đối nội?).

Nay, nhà nước CHXHCNVN long trọng gia cố thêm vào đó cái “hóa” thứ năm là Hồ Quảng hóa: Vào 3 ngày 25-26-27 cuối tháng 11 này, nhà nước ta sẽ tổ chức và tự thân trình diễn một vở cải lương có nhan đề là “Biển Nam Trung Hoa: Hợp Tác Vì Sự Ổn Định Và Phát Triển Khu Vực”.

Điều gì khiến cho một hội nghị theo kiểu workshop thời thượng có sắc thái hoành tráng và tầm cỡ quốc tế như thế lại tự động biến thành một vở cải lương trước cả buổi diễn?

Một là: Cụm từ “Biển Nam Trung Hoa” không chỉ chễm chệ trên chủ đề hội nghị, mà còn được lặp lại thêm 22 lần nữa trong toàn bộ 3 tệp hồ sơ “Ý Niệm”, “Chương Trình”, và “Danh Sách Khách Mời”. Phải chăng, thông điệp số 1 của nhà nước ta, thông qua ban tổ chức bao gồm Học viện Ngoại giao và Đoàn luật sư VN, là: Chính thức nhìn nhận danh xưng và chủ quyền “Biển Nam Trung Hoa” này trên vùng biển mà TQ từng vẽ 9 gạch hình lưỡi bò?

Hai là: Khách mời chính yếu và thượng đẳng danh dự, đứng hàng đầu bảng danh sách này là GS Ji Goxing, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Chiến Lược (của Trung Quốc) tại Thượng Hải. Có tổng cộng khoảng trên dưới 30 khách mời trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á, cộng thêm khoảng 40 khách mời quốc tế, và phía chủ nhà gồm 9 hoặc 10 Gs/Ts Việt Nam, phần lớn thuộc Học viện Ngoại giao và Đại học Hà Nội. Không được mời tham dự là những học giả đầy khả năng và tâm huyết về chủ đề Biển Đông, như các nhà nghiên cứu Nguyễn Nhã, Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Quang A, Đinh Kim Phúc, Hoàng Việt, cùng các cựu thành viên của Viện Nghiên Cứu Phát Triển (IDS) cũ. Điều này phản ánh thông điệp số 2 là: Trọng tâm của hội nghị thiên về cách ứng xử của nhà nước (sao cho vừa đủ để phục vụ tốt cái định hướng tuyên truyền đối nội lẫn đối ngoại), hơn là để tìm kiếm một giải pháp thuận lòng dân.

Ba là: Đối với tác nhân chính yếu là TQ, thì đây là thông điệp số 3 của nhà nước ta: Chứng tỏ nỗ lực giữ đúng lời cam kết “không làm phức tạp thêm tình hình”. Nghĩa là: Duy trì Ổn Định mối tương quan vương bá-chư hầu, thực thi sâu sát tinh thần buổi khấu kiến của vợ chồng CTN Nguyễn Minh Triết theo lệnh triệu tập của vợ chồng Hồ Cẩm Đào ngày 15 đến 18-5-2007. Đó chính là bước đầu thỏa thuận nền móng cơ sở của kế hoạch “2 hành lang – 1 vành đai” (kinh tế) giữa TQ với VN, cũng là sự thể hiện vai vế đôi bên trong Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc.

Bốn là: Phô diễn tình trạng thiếu cân sức về tầm nghiên cứu: Ngoài buổi trình diễn về “Cuộc thi tìm hiểu biển đảo” đậm đà màu sắc đố vui để học, nhà nước ta không có những công trình nghiên cứu quy mô ở tầm vóc quốc gia về Biển Đông và Chủ quyền lãnh hải của ta trên Biển Đông… Chưa ai quên, chỉ mới cách đây 2 tuần, trong hội nghị Liên chính phủ của Tổ chức điều phối các quốc gia thuộc vùng biển Đông Á (COBSEA), phái đoàn VN đã nêu bật “mối quan tâm về vấn đề rác thải biển, quản lý hệ sinh thái, quy hoạch không gian biển…”, nghĩa là kiến thức và sức lực đóng góp trong khu vực trí tuệ quốc doanh của ta chỉ tới ngần đó là hết mức. Thông điệp số 4 ở đây là: Chính phủ nước CHXHCNVN không màng việc mất đất mất biển mà chỉ cần thêm viện trợ cho các dự án linh tinh.

Năm Là: VN sẽ khấu trừ vào tiền viện trợ mọi chi phí khách sạn, ăn uống và du ngoạn cho tất cả khách mời trong suốt 3 ngày hội nghị (25-26-27/11/2009), kể cả tour du ngoạn Hà Thành cùng 2 bữa tiệc hoành tráng khai mạc và bế mạc hội nghị. Nhà nước VN long trọng đảm bảo không xảy ra các trường hợp phải dời phòng họp đến 43 Tú Xương, rất đông dân phòng canh chừng đầu ngõ, tham dự viên bị người của “cơ quan chức năng” đến chụp ảnh hay lột áo, diễn giả bị hăm dọa và phải cáo lỗi …bận việc đột xuất, phóng viên ngại đến viết tin… Thông điệp số 5 ở đây là: Hội Nghị phải khác với Tọa Đàm. Dù cùng dẫn về một hướng, con đường vẫn có 2 lề! Quốc doanh (dù khánh tận) vẫn giữ vai chủ đạo trong mọi tình huống.

Cuối cùng là: Ban tổ chức vở tuồng bề thế “Tây nói Tây nghe” sắp diễn này nhất định không bán vé vào cửa cho mọi khán giả VN, nhưng được biết phần lãi sô diễn đã quyết toán sẵn vào phong bì cho mỗi thành viên, trích từ ngân sách và các khoản viện trợ. Thông điệp nội bộ sau cùng này là: Chất lượng bồi dưỡng quan trọng gấp triệu lần chất lượng nội dung, theo đúng truyền thống XHCN, đặc biệt là trong những hội nghị quốc tế trang trọng thế này. Dân ta chỉ được quyền nghe lại những bài tường thuật màu hồng từ truyền thông lề phải, và tất nhiên là chỉ có quyền vỗ tay.

*

Mọi thắc mắc, trước, trong, và sau Hội Nghị, đều có thể gửi về:

Dr. Tran Truong Thuy
Director, South China Sea Studies Program, Diplomatic Academy of Vietnam
69 Chua Lang, Dong Da, Hanoi
email: truongthuy@mofa.gov.vn
Tel: 84–4–38344540, ext. 105
fax: 84-4-38343543

11-11-2009
Blogger Đinh Tấn Lực

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…