Những Diễn Tiến Của Năm 1989 tại Đông Âu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm sự sụp đổ của bức tường Bá Linh vào ngày 9 tháng 11 năm 1989, xin mời quý độc giả cùng nhìn lại chuỗi diễn tiến trong năm 1989 tại các quốc gia Đông Âu dẫn đến biến cố lịch sử này và kéo đến sự sụp đổ của khối cộng sản Đông Âu.

Ban Biên Tập web Việt Tân


Tháng 1

- 11-01-1989: Quốc hội Hung Gia Lợi biểu quyết chấp nhận quyền tự do hội họp và tự do ngôn luận.

JPEG - 37.2 kb

- 19-01-1989: Đảng Công Nhân Thống Nhất Ba Lan (Đảng Cộng sản Ba Lan) tổ chức họp khẩn thảo luận các yêu sách của Công Đoàn Đoàn Kết để ngưng các cuộc đình công. Kết quả là đảng Cộng sản Ba Lan chấp nhận chính trị đa thành phần và chấp nhận sinh hoạt công đoàn đa thành phần.


Tháng 2

- 06-02-1989: Hội Nghị Bàn Tròn giữa Công Đoàn Đoàn Kết và Đảng Công Nhân Thống Nhất Ba Lan khai mạc.

- 10-02-1989: Hội Nghị Ban Chấp Hành Đảng Công Nhân Hung Gia Lợi biểu quyết cho Tối Cao Pháp Viện xét lại vụ chính biến 1956.

JPEG - 44.7 kb

- 12-02-1989: Hơn 1000 công nhân hầm mỏ vùng Đông Bắc Kosovo (thuộc Cộng hòa Serb) lãng công và biểu tình đòi tự trị đã châm ngòi cho làn sóng chống đối bùng nổ giữa các Cộng hòa quốc trong liên bang Nam Tư.

- 27-02-1989: Người Albania tổ chức biểu tình tại khu tự trị Kosovo bị chính quyền Serb đàn áp. Hội đồng cán bộ liên bang ban hành lệnh thiết quân luật tại Kosovo.


Tháng 3

- 15-03-1989: Hơn 75 ngàn người biểu tình tại Budapest đòi quân đội Liên Xô triệt thoái và đòi bầu cử tự do.

- 22-03-1989: Hung Gia Lợi Tổ Chức Hội Nghị Bàn Tròn giữa thành phần đảng viên cấp tiến trong đảng Cộng sản Hung với các đảng đối lập.


Tháng 4

- 05-04-1989: Hội nghị Bàn Tròn Tại Ba Lan bế mạc, hai bên đồng ý thiết lập Tổng thống chế, công nhận sự hợp pháp của Công Đoàn Đoàn Kết.

- 16-04-1989: Sáu nhân vật kỳ cựu của đảng Cộng sản Romania đưa kiến nghị yêu cầu Tổng Bí Thư Ceausescu từ chức, nhưng Ceausescu từ chối.

JPEG - 35.3 kb

- 17-04-1989: Công Đoàn Đoàn Kết chính thức đăng lục là Nghiệp Đoàn Tự Quản.


Tháng 5

- 08-05-1989: Công nhân, trí thức Đông Đức khởi xướng biểu tình tại Thủ đô Đông Bá Linh chống cuộc bầu cử gian lận trong cuộc bầu cử Hội Đồng Nhân Dân địa phương.


Tháng 6

- 04-06-1989: Tổng Tuyển Cử lần I tại Ba Lan. Tỷ lệ đi bầu là 62%. Công Đoàn Đoàn Kết thắng lớn, chiếm 161 ghế ở Hạ Viện và 99 ghế Thượng Viện.

- 06-06-1989: Hội Nghị Hiệp Thương giữa đảng Cộng sản Hung với các đảng đối lập. Trên thực tế thì đến ngày 13 tháng 6 mới bắt đầu sau khi các bên đồng ý về thủ tục và nội dung thảo luận.

- 07-06-1989: Tối Cao Pháp Viện Hung Gia Lợi chính thức ra phán quyết phục hồi danh dự cho cố Thủ tướng Imre Nagy và những người liên hệ trong vụ chính biến 1956 do Hồng quân Liên Xô đàn áp. Cựu Tổng bí thư Janos Kadar, người theo lệnh Liên Xô treo cổ Imre Nagy đã tự sát.

JPEG - 42.3 kb

- 16-06-1989: Hung Gia Lợi tổ chức lễ cải táng cố Thủ tướng Imre Nagy và gọi đây là ngày Hòa Giải Dân Tộc.

- 23-06-1989: Đảng Công Nhân Xã Hội Chủ Nghĩa Hung Gia Lợi bầu Miklos Nemeth làm chủ tịch đảng, tuyên bố từ bỏ con đường vô sản chuyên chính và chọn Imre Poszgay làm ứng viên Tổng thống.

JPEG - 23.7 kb

Tháng 7

- 09-07-1989: Tổng thống Hoa Kỳ George Bush viếng thăm Ba Lan.

PNG - 141.6 kb

- 11-07-1989: Tổng thống Hoa Kỳ George Bush viếng thăm Hung Gia Lợi.

- 11-07-1989: 500 người dân Đông Đức chạy qua biên giới Hung xin tỵ nạn chính trị.

Tháng 8

- 19-08-1989: Ceausescu kêu gọi các nước Cộng sản ở Đông Âu ngăn chận phong trào dân chủ hóa ở Ba Lan nhưng không nước nào hưởng ứng.

Ceausescu

- 24-08-1989: Quốc Hội Ba Lan bỏ phiếu bầu Luật sư Tadeusz Mazowieckj (cố vấn Công Đoàn Đoàn Kết) làm Thủ tướng Ba Lan. Ba Lan có Thủ tướng không cộng sản sau 45 năm kiểm soát của đảng Công Nhân Thống Nhất Ba Lan)

Tháng 9

- 14-09-1989: Bất chấp sự phản đối của chính quyền Đông Đức, chính quyền Hung Gia Lợi cho người tỵ nạn Đông Đức đi sang Tây Đức.

- 27-09-1989: 70 ngàn người tham dự cuộc tuần hành đầu tiên tại thành phố công nghiệp Leipzig mở đầu cho cuộc đấu tranh quy mô chống chế độ độc tài Honnecker vào mỗi tối thứ hai hàng tuần.

- 27-09-1989: Quốc hội Cộng Hòa Slovenia thông qua tu chính hiến pháp đòi ly khai khỏi Liên Bang Nam Tư, khởi đầu cho làn sóng ly khai của các nước Cộng hòa trong Liên bang Nam Tư.


Tháng 10

- 03-10-1989: Hơn 17 ngàn người Đông Đức đã được Tây Đức chuyên chở trên những xe lửa chạy xuyên qua Ba Lan, Tiệp Khắc để vào Tây Đức tỵ nạn kéo dài cho đến ngày 4 tháng 10 mới chấm dứt.

- 06-10-1989: Đảng Công Nhân Xã Hội Chủ Nghĩa Hung Gia Lợi tổ chức đại hội bất thường đổi tên đảng thành đảng xã hội.

JPEG - 23.2 kb

- 07-10-1989: Đông Đức tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Gorbachev tham dự và khuyến cáo Honnecker nên thay đổi đường lối. CSVN cử Nguyễn Văn Linh cầm đầu phái đoàn sang tham dự và đã chứng kiến sự sụp đổ của Đông Đức.

JPEG - 25 kb

- 16-10-1989: 160 ngàn người biểu tình tại Thành phố Leipzig áp lực đòi chính quyền Honnecker từ chức, nếu không sẽ vận động cuộc tổng đình công trên toàn quốc.

- 18-10-1989: Ban lãnh đạo đảng Cộng sản Đông Đức áp lực Honnecker từ chức vì lý do sức khoẻ. Egon Krenz lên thay thế.

JPEG - 44.4 kb

- 23-10-1989: Quốc Hội Hung Gia Lợi biểu quyết đổi tên là Cộng Hòa Hung. Hơn 80 ngàn người tham gia biểu tình tưởng niệm những người đã hy sinh trong biến cố 1956.

- 23-10-1989: 500 ngàn người biểu tình tại thành phố Leipzig ăn mừng chiến thắng vì kéo sập nhà độc tài Honnecker nhưng tiếp tục đấu tranh đòi bầu cử tự do.


Tháng 11

- 04-11-1989: Hơn 1 triệu người Đông Đức tham gia biểu tình tại thủ đô Đông Bá Binh đòi tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do lập hội.

- 06-11-1989: Đảng Công Nhân Thống Nhất Ba Lan tổ chức đại hội tuyên bố bỏ độc tài vô sản chuyên chế và dân chủ tập trung.

GIF - 6.5 kb

- 07-11-1989: Ceausescu của Romania ra lệnh đóng cửa biên giới giữa Hung và Romania để ngăn chận làn sóng dân chủ tràn vào Romania.

- 08-11-1989: Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Thống Nhất Xã Hội Chủ Nghĩa Đông Đức (Đảng Cộng sản Đông Đức) áp lực toàn thể Ủy viên Bộ chính trị từ nhiệm.

JPEG - 36.3 kb

- 09-11-1989: Chủ tịch Đảng Cộng sản Đông Đức, đồng thời là chủ tịch nước bị áp lực của dư luận và trong nội bộ đảng nên tuyên bố mở cửa bức Tường Bá Linh. Đêm này đã có hơn 100 ngàn người bên Đông và Tây túa ra đường và đập phá bức tường Bá Linh.

- 14-11-1989: Thủ tướng Đức, Helmut Kohl viếng thăm Ba Lan. Cùng ngày, Đại hội đảng Cộng sản Romania lại bầu Ceausescu tiếp tục làm Tổng Bí Thư.

- 17-11-1989: Xung đột giữa công an và sinh viên trong một buổi lễ tưởng niệm một sinh viên anh hùng Tiệp đã đứng lên chống Hồng Quân Liên Xô năm 1968. Cuộc xung đột này đã kích thích hàng chục ngàn sinh viên ngày hôm sau bỏ học xuống đường biểu tình lên án cuộc đàn áp ngày hôm sau.

- 19-11-1989: Giới trí thức và văn nghệ sĩ trong nhóm Hiến Chương 77 hội họp thành lập Diễn Đàn Dân Sự bầu kịch tác giả Havel làm Chủ tịch để điều hướng phong trào đấu tranh của sinh viên.

JPEG - 39.9 kb

- 20-11-1989: Hơn 500 ngàn người biểu tình tại Thành phố Leipzig Đông Đức, đòi hỏi thống nhất nước Đức.

- 21-11-1989: Thủ tướng Tiệp Khắc, ông Ladislav Adamec thuộc thành phần cấp tiến, đã mở cuộc gặp gỡ đại diện Diễn Đàn Dân Sự nhằm yêu cầu cộng tác giữ ổn định tình hình, trong khi đó Tổng bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc Milos Jakes lên đài truyền hình tố cáo Diễn Đàn Dân Sự vận động dân chúng làm loạn. Sự khác biệt quan điểm của lãnh đạo đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã giúp cho Diễn Đàn Dân Sự khai thác, tổ chức các áp lực quần chúng.

JPEG - 39.3 kb

- 23-11-1989: Diễn Đàn Dân Sự Tiệp Khắc huy động 300 ngàn người biểu tình tại công trường Wenceslas đòi Tổng Tuyển Cử Tự Do.

- 23-11-1989: Hàng trăm công nhân thành phố Timisoara biểu tình trước văn phòng đảng Cộng sản chống đối việc Ceausescu tái đắc cử Tổng Bí Thư đảng.

- 24-11-1989: Truớc áp lực biểu tình của quần chúng và trước sự tan rã hàng loạt của các đảng Cộng sản tại Ba Lan, Hung Gia Lợi và nhất là sự sụp đổ bức tường Bá Linh, đảng Cộng sản Tiệp Khắc họp khẩn cấp, cách chức 7 cán bộ lãnh đạo giáo điều, đưa Karel Urbanek thuộc khuynh hướng cải cách lên làm Tổng Bí Thư để tìm cách đối thoại với Diễn Đàn Dân Sự để ổn định lại tình hình.

JPEG - 26.3 kb

- 25-11-1989: Diễn Đàn Dân Sự Tiệp Khắc huy động 500 ngàn người biểu tình đòi hỏi chính quyền Tiệp phải loại trừ thành phần giáo điều và tổ chức Tổng Tuyển cử tự do.

- 26-11-1989: Thủ tướng Tiệp Khắc Ladislav Adamec thuộc nhóm cải cách đã gặp kịch tác gia Valav Havel đại diện Diễn Đàn Dân Sự Tiệp Khắc thảo luận thành lập chính quyền liên hiệp nhưng bất thành.

JPEG - 54.2 kb

- 26-11-1989: Hung Gia Lợi tổ chức Trưng Cầu Dân Ý về việc bầu cử theo hình thức trực tiếp hay gián tiếp. Kết quả là bầu trực tiếp và cuộc Tổng Tuyển Cử Tự Do quyết định diễn ra vào ngày 25 tháng 3 năm 1990.

- 27-11-1989: Diễn Đàn Dân Sự Tiệp Khắc đã tổ chức cuộc tổng đình công hơn 1 triệu người tham dự tại công trường Wenceslas.

- 28-11-1989: Chính quyền Tiệp Khắc chấp nhận yêu sách của Diễn Đàn Dân Sự Tiệp Khắc sẽ tu sửa hiến pháp và thành lập tân nội các theo ý kiến của Diễn Đàn Dân Sự.

- 28-11-1989: Thủ tướng Tây Đức Helmut Kohl công bố ba giai đoạn thống nhất nước Đức trong bản đề cương 10 điểm nhưng phía Đông Đức không đáp ứng.

JPEG - 52.6 kb

- 29-11-1989: Quốc Hội Tiệp Khắc chính thức bãi bỏ điều khoản quy định vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản Tiệp Khắc trong hiến pháp.


Tháng 12

- 01-12-1989: Quốc Hội Đông Đức biểu quyết bỏ điều khoản công nhận quyền lãnh đạo đất nước và xã hội của đảng Công Nhân Thống Nhất xã Hội Chủ Nghĩa Đông Đức (đảng Cộng sản).

JPEG - 44.8 kb

- 07-12-1989: Hội Nghị Bàn Tròn giữa đảng Công Nhân Thống Nhất xã Hội Chủ Nghĩa Đông Đức và các nhóm quần chúng đối lập đồng ý chọn ngày 6 tháng 5 năm 1990 làm ngày Tổng Tuyển Cử Tự Do.

- 08-12-1989: Hội nghị Bàn Tròn giữa đảng Cộng sản Tiệp Khắc với các khuynh hướng đối lập khai mạc nhằm thảo luận về thể chế mới và Tổng tuyển cử tự do. Hội nghị bàn tròn đã đồng ý bầu kịch tác gia Vaclav Havel làm Tổng thống và Tổ chức Tổng Tuyển cử tự do vào ngày 10 tháng 6 năm 1989.

- 16-12-1989: Người Romania gốc Hung tại thành phố Timisoara biểu tình chống chính quyền thành phố trục xuất Linh Mục Laszlo Tokes ra khỏi nước vì các hoạt động đấu tranh nhân quyền. Ngày 18 tháng 12, Ceausescu ra lệnh tàn sát những người biểu tình khiến cho hơn 4 ngàn người thiệt mạng. Ceausescu đã đặt Timisoara trong tình trạng báo động nhưng đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình phản đối nổi lên khắp cả nước từ ngày 19 tháng 12 trở đi.

- 16-12-1989: Đảng Cộng sản Đông Đức tách làm hai nhóm: Một nhóm tiếp tục con đường cộng sản với tên cũ là Đảng Công Nhân Thống Nhất Xã Hội Chủ Nghĩa và Nhóm thứ hai là đảng Dân Chủ Xã Hội.

JPEG - 43.7 kb

- 19-12-1989: Thủ tướng Tây Đức (Helmet Kohl) và Thủ tướng Đông Đức (Hans Modrow) cùng ký chung văn kiện chuẩn bị việc thống nhất nước Đức vào ngày 3 tháng 10 năm 1990.

- 21-12-1989: Ceausescu tổ chức một cuộc mít tinh tại thủ đô Bucharest để ủng hộ chính quyền nhưng cuộc Mit tinh thất bại. Đa số người dân và các nhóm chống đối đã lợi dụng cuộc Mit tinh biến thành cuộc biểu tình chống Ceausescu và đòi từ chức. Ceausescu giận dữ ra lệnh công an đặc biệt bắn vào đoàn biểu tình khiến cho hàng chục người bị tử thương. Sự căm phẫn của dân chúng nổi lên một cách mạnh mẽ. Trước sự tàn sát dã man của Ceausescu, hơn một nửa quân đội đã nhập vào đoàn biểu tình, chống lại lệnh giữ an ninh thủ đô của Ceausescu khiến cho vợ chồng Ceausescu phải bỏ trốn.

- 22-12-1989: Mặt Trận Cứu Quốc Romania được thành lập với 39 thành viên trong ban lãnh đạo mà đa số là cựu đảng viên cộng sản bị thất sũng dưới thời Ceausescu tham gia công bố chính sách 10 điểm.

- 23-12-1989: Trước sức ép đòi ly khai của các Cộng Hòa Quốc Slovenia, Croatia, Macedonia, Bosnia – Herzegovina, Ban chấp hành Trung Ương của Liên Minh Những Người Cộng sản Nam Tư đã biểu quyết bãi bỏ chế độ độc đảng, công nhân chính thể đa nguyên. Quyết định này đã vô hình chung giải tán đảng Cộng sản Nam Tư vì sau đó các Cộng Hòa Quốc đã lần lượt ly khai khỏi chế độ Liên Bang. Chỉ có Cộng Hòa Serb và Montenegro thành lập Tân Liên Bang Nam Tư vào tháng 4 năm 1992.

JPEG - 40.8 kb

- 24-12-1989: Vợ chồng Ceausescu bị lực lượng quân đội ủng hộ Mặt Trận Cứu Quốc Romania bắt giữ và đưa ra tòa án đặc biệt. Cả hai vợ chồng bị xử bắn kín vào trưa ngày 25 tháng 12. Mặt Trận Cứu Quốc chính thức điều hành đất nước, dưới sự lãnh đạo của Ion Iliescu, cựu đảng viên lãnh đạo đảng Cộng sản Romania trước đây.

JPEG - 39.7 kb

- 29-12-1989: Quốc Hội Ba Lan biểu quyết chọn tên nước là Cộng Hòa Ba Lan. Biểu quyết bãi bỏ điều khoản công nhận sự lãnh đạo của đảng Công Nhân Thống Nhất Ba Lan.

- 29-12-1989: Kịch Tác gia Vaclav Havel chính thức trở thành Tổng thống không Cộng sản tại Tiệp Khắc sau 45 năm khống chế của đảng Cộng sản và Hồng Quân Liên Xô. Thủ tướng theo khuynh hướng cải cách của đảng Cộng sản Tiệp Khắc được bầu làm Chủ tịch Quốc Hội.

- 30-12-1989: Ion Iliescu với tư cách chủ tịch Mặt Trận Cứu Quốc và cũng là chủ tịch nước tuyên bố công nhận sự hoạt động tự do của các đảng phái, cho tự do hóa thị trường nông phẩm, chọn ngày 28 tháng 5 năm 1990 làm ngày Tổng Tuyển Cử Tự Do.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…