Nhà Dân Chủ Nguyễn Tiến Trung vẫn không được gặp gia đình và Nhà Giáo Vũ Hùng vẫn tuyệt thực

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Anh Nguyễn Tiến Trung, một nhà đấu tranh cho tự do dân chủ, bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam từ ngày 7-7-2009 đến nay đã gần 4 tháng mà gia đình hoàn toàn không có tin tức gì. Bà Lê Thị Minh Tâm, mẹ anh Nguyễn Tiến Trung, cho biết mỗi tháng gia đình chỉ được phép gửi cho anh 600.000 đồng. Gia đình rất lo lắng vì đã làm đơn xin vào thăm bốn lần mà không được chấp thuận.

Theo Bà Lê Thị Minh Tâm cho biết, luật sư Trần Lâm của đoàn luật sư Hải Phòng đã nhận lời bào chữa cho con bà, nhưng không được nhà nước CSVN chấp nhận vì cơ quan an ninh xác định rằng ông “có liên quan” trong vụ án. Hiện gia đình đang đi tìm một luật sư khác, nhưng không biết sẽ gặp những trở ngại nào nữa từ phía nhà cầm quyền CSVN.

Ngoài ra, vào ngày 22/10, hàng trăm giáo sư và sinh viên trường kỹ sư INSA, nơi anh Nguyễn Tiến Trung tốt nghiệp thạc sĩ trước khi về nước, đã biểu tình ở quảng trường thành phố Rennes, Pháp quốc. Cuộc tập họp này nhằm vận động công luận lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội hãy trả tự do cho nhà dân chủ trẻ tuổi này. Trong số những nhân vật và hội đoàn tham dự, có nhiều vị dân cử ở Rennes, ông Jean-François Julliard, tổng thư ký của hiệp hội Phóng Viên Không Biên Giới, v.v…

Được biết, bức thư kêu gọi trả tự do cho nhà dân chủ Nguyễn Tiến Trung tới nay đã nhận được hơn một ngàn chữ ký ủng hộ, và sẽ được chuyển đến thủ tướng François Fillon nhân dịp ông đến Việt nam vào tháng 11 tới đây.

Anh Nguyễn Tiến Trung bị bắt trong cùng khoảng thời gian với các nhà dân chủ Trần Anh Kim, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức vào tháng 7/2009.

Nhà giáo Vũ Hùng vẫn tuyệt thực phản đối bản án phi lý ngày 7/10/2009

Ngày 30/10/2009, Bà Lý thị Tuyết Mai, vợ nhà giáo Vũ Hùng đã điện thoại đến trại giam số I CA TP Hà Nội để xin thăm nuôi chồng nhưng cơ quan an ninh tại đây cho biết là bà không được phép thăm viếng vì nhà giáo Vũ Hùng vẫn tiếp tục tuyệt thực, điều mà họ cho là vi phạm qui luật trại giam. Công an không cho biết tình trạng sức khỏe của ông hiện nay ra sao.

Xin nhắc lại, nhà giáo Vũ Hùng đã bị đưa ra tòa án Hà Nội xét xử ngày 7/10/2009 sau một năm bị giam cầm và đã bị kết án 3 năm tù giam và 3 năm quản chế. Ngay sau phiên tòa, khi bị đưa trở về trại giam ông Vũ Hùng đã bắt đầu tuyệt thực để phản đối sự phi lý của bản án.

Vào chiều ngày 13/10/2009, thân nhân của nhà giáo Vũ Hùng gồm cụ thân sinh của ông, vợ ông là bà Lý Thị Tuyết Mai, và con gái của ông đã đến trại giam để thăm nuôi. Nhưng quản trại đã từ chối, không cho gặp với cùng lý do nêu trên. Đến ngày 15/10/2009 bà Mai được vào thăm chồng một lần duy nhất kể từ khi xử án. Bà cho biết thầy giáo Vũ Hùng ốm đi nhiều nhưng tinh thần rất kiên cường và khẳng định sự chính đáng của các việc ông đã làm.

Trong số 9 nhà dân chủ bị kết án vào đầu tháng 10/2009, sức khỏe của ông Nguyễn Văn Túc và nhà giáo Vũ Hùng đáng lo ngại nhất. Tuy nhiên cả 9 vị đều vững tin vào việc làm vì nước vì dân của mình và các việc làm đó sẽ có người tiếp nối. Các thân nhân cũng báo lại cho các ông biết sự ủng hộ, lòng cảm phục, và nỗ lực vận động của vô số bạn hữu và người Việt trong nước cũng như trên khắp thế giới.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?