Nghĩ về một phiên toà

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ban biên tập web VT: Tiết mục “Làng Dân Báo” sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và “ngoài luồng” của quần chúng Việt Nam.

Xin giới thiệu đến bạn đọc bài “Nghĩ về một phiên toà” của blogger Người Buôn Gió: http://nguoibuongio.multiply.com/jo…


Sau hơn 1 năm giam giữ, ngày mai 8-10-2009 vụ án Phạm Văn Trội sẽ được đưa ra xét xử. Một thời gian rất dài để bộ máy hành pháp điều tra, xem xét và tìm chứng cớ kết tội Phạm Văn Trội.

Một năm để củng cố chứng cớ kết tội. Bị cáo Phạm Văn Trội bị truy tố vào điểm C khoản 1 điều 88 Bộ Luật Hình Sự như sau:

C/ làm ra, tàng trữ các tài liệu có nội dung chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Những luận cứ theo như cáo trạng đưa ra về hành vi cấu thành tội phạm vi phạm điều 88 của Phạm Văn Trội là những hành vi dưới đây:

1- Viết bài “Đơn tố cáo về chính sách an ninh của nhà nước và đảng cộng sản’’.

2- Trả lời điện thoại phỏng vấn tuyên truyền vu khống là bị công an đánh đập. Nội dung trả lời được một số trang web như ykien, thông tin… đăng tải lại.

3- Lưu trữ trong hộp thư điện tử những tài liệu vu khống, xuyên tạc, kích động, chống đối… nhà nước Việt Nam.

Hành vi 1

– Phạm Văn Trội có nhận bài viết này do Trội viết, phản ánh lại sự việc Trội đi thăm nhà Vi Đức Hồi ở Hữu Lũng, Lạng Sơn bị nhân dân và công an địa phương đánh đập. Làm rõ sự việc trên cán bộ điều tra an ninh của Bộ Công An đã mời phó trưởng công an huyện Hữu Lũng ông Đỗ Thái Hòa để hỏi rõ, ở bút lục số 41 ông Hòa cho biết ngày 28-6-2008 khi biết ở nhà ông Vi Đức Hồi có một số người đến, công an huyện Hữu Lũng đã đến kiểm tra hành chính, giấy tờ tùy thân của những người này trong đó có anh Phạm Văn Trội. Anh Trội có phản ánh một số người dân địa phương phản đối việc anh Trội đến gặp Vi Đức Hồi và nhờ công an Hữu Lũng bảo vệ cho anh an toàn ra quốc lộ đi về. Công an huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn đã bảo vệ an toàn cho anh Trội ra đường quốc lộ. Ông Hòa khẳng định công an không đánh đập anh Trội và không nhận được đơn thư trình báo gì về vụ việc anh Phạm Văn Trội bị người khác đánh đập.

Với cách điều tra và kết luận đơn sơ, mộc mạc ấm áp tình người như vậy, một ông phó trưởng công an Hữu Lũng khẳng định không có chuyện đó, không có thư trình báo, vậy là đủ căn cứ để cơ quan điều tra và viện kiểm soát truy tố Phạm Văn Trội vào tội vu khống.

Hành vi 2

Hành vi hai là xâu chuổi, của hành vi 1. Nếu anh Trội viết lá đơn kia, tất nhiên khi có ai hỏi về vấn đề đó. Việc anh Trội trả lời là đương nhiên. Nhà nước Việt Nam đã không cho những trang web này là đáng tin cậy, bởi vậy họ đã chặn tường lửa những trang web này khiến người dân thường không thể nào biết được. Nay lại dùng những trang đó là chứng cứ để buộc tội PVT thật là lạ lùng cho cái cách tìm chứng cớ của pháp luật Việt Nam.

Hành vi 3

Lưu trữ trong hộp thư điện tử, tức lưu trên mạng in te nét có giống như tài liệu in giấy, đĩa cd ra giấy cất ở nhà không?

Những người dùng hộp thư điện tử không lạ gì khi trong hộp thư của mình nhiều khi có ai đó gửi những thư mà mình không muốn nhận. Nếu chỉ vì đọc hay chưa đọc mà không xóa đi thành yếu tố cấu thành tội lưu trữ thì thật mơ hồ. Thiết nghĩ lý lẽ để kết luận tội lưu trữ này của anh Trội là hoàn toàn thiếu cơ sở.

Kết quả bản án sẽ dựa trên quá trình xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa. Điều 178 của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự khoản 4 ghi rõ:

– Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải ghi rõ công khai hay xử kín.

Đến giờ phút này cách phiên tòa vài tiếng nữa, đến thân nhân và luật sư bào chữa cũng không biết là xử kín hay xử công khai.

Cho dù bộ… có quyết định là kết quả phiên tòa phụ thuộc vào sự tranh luận, diễn biến tại phiên tòa. Nhưng với một phiên tòa thế này, có lẽ phần tranh luận sẽ không được chủ tọa ưu ái cho lắm vì sát ngày 10-10 kỷ niệm giải phóng thủ đô. Cho nên phiên tòa sẽ diễn ra đơn giản như những chứng cứ kết tội vậy. Lại một giọng đọc quen thuộc như máy của vị chủ tọa khi tuyên án.

– Căn cứ vào kết quả điều tra và tranh luận tại phiên tòa, nhân danh… tòa án… tuyên phạt bị cáo 2 năm 6 tháng tù giam. Quản chế 2 năm tại địa phương khi mãn hạn tù.

Lan man cuộc đời.

Cách đây nửa tháng tôi có đến nhà Phạm Văn Trội, một căn nhà cấp 4 cũ kỹ ở vùng quê cách xa đường quôc lộ, chỉ có bộ bàn ghế và hai trước giường. Một cái tủ lâu năm mốc thếch trên nóc đặt ban thờ cha của Trội, một người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam đã từng ở trong lao tù của thực dân.

Phạm Văn Trội có một mẹ già rầu rĩ rót chén nước mưa đãi khách, người vợ trẻ ngơ ngác và hai đứa con thơ, đứa lên 3, đứa lên 7. Vườn nhà Trội trồng toàn chuối và cây chó đẻ, hai đứa con Trội đứng tần ngần trong vườn chuối nhìn khách.

Tôi nhớ lời khuyên của cậu bạn đang công tác tại nước ngoài. Thu nhập của cậu bạn rất khá. Cậu ấy vẫn khuyên tôi rằng “anh nên quan tâm đến vợ con mình, sống cốt sao kiếm tiền cho vợ con. Quan tâm đến xã hội làm mẹ gì cho rách việc, lụy vào thân. Giờ giỏi là phải kiếm nhiều tiền”.

Từ hôm ra khỏi trại giam của bộ công an hôm 5-9-2009 tôi đi làm chăm chỉ. Lần nào bàn bạc về giá cả, những người bên kia đều bảo tôi báo thêm 30 đến 40% cho phần của họ thêm vào. Nếu tôi không đồng ý thì tôi sẽ không có việc làm, và không có việc làm có nghĩa tôi không tài giỏi. Còn tôi đồng ý tức là tôi có việc, có tiền và tôi là người tài giỏi.

Ở Trung Quốc người ta thống kê, chỉ có 5% trong số những người giàu ở Trung Quốc thật sự là do tài năng, bản lĩnh. Còn lại là do quan hệ với người có chức quyền trong bộ máy nhà nước. Chỉ có 5% đó thôi mà Trung Quốc sản xuất đủ thứ hàng cạnh tranh với thế giới với mức giá không thể kém hơn.

Có bao nhiêu người giàu ở Việt Nam là do chính sức mình, không quan hệ lắt léo, không hối lộ, không a dua…

Trương Gia Bình có cổ phiếu lớn nhất, Ngọc Diệp xe hơi đắt nhất, Huỳnh Phi Dũng có Đại Nam Quốc Tự hay anh em nhà Xuân Trường ở Ninh Bình xây chùa Bái Đĩnh… phải chăng những doanh nhân thành đạt đó là có sử dụng những kỹ thuật khoa học tiến bộ phát minh từ trong nước.

Lạ lùng, ở một đất nước mà nền công nghiệp, khoa học kỹ thuật như Việt Nam đã làm được cái gì. Đến một cái khoan cầm tay, cái máy cắt… cũng nhập từ nước ngoài không làm nổi. Thế mà kinh tế vẫn khá lên, ít ai đi hỏi vì sao kinh tế khá lên do đâu. Những cái mà tự hào là hàng Việt Nam chất lượng cao này nọ thì dây chuyền, công nghệ, nguyên liệu cũng nhập từ nước ngoài với giá cắt cổ, người Việt Nam chỉ là nhân công trong quá trình sản xuất ấy. Chẳng hạn như nhà máy thép, một trong những ngành mũi nhọn thì từ máy cán đến phôi thép đều đi nhập khẩu cả, thậm chí chuyên gia nước ngoài còn phải đứng chỉ đạo.

Thực tế nội lực chẳng nhìn thấy gì, thế mà “đời sống nhân dân ngày một nâng cao, kinh tế tăng trưởng’’.

Tất nhiên không thể phủ nhận kinh tế phát triển do chính sách cởi mở, do người Việt sản xuất được nhiều thứ, cho dù sản xuất bằng máy móc, nguyên liệu, công nghệ nước ngoài, xuất khẩu nhiều hơn, áp dụng công nghệ này nọ… tất cả những thứ ấy làm cho kinh tế phát triển hơn.

Nhưng liệu có bao giờ chúng ta biết rằng nợ nước ngoài là bao nhiêu, số đất đai, tài nguyên của chúng ta mất đi nhiều hay ít. Chúng ta liệu có nghĩ rằng những con số này cũng là một phần đóng góp cho kinh tế mà chúng ta đang thấy đi lên.

Có thể nhiều người nghĩ anh Trội thật dại dột, không ở nhà chăm vườn tược phun chất kích thích, sửa chữa điện tử, kiếm tiền bằng cách lắp đồ Tàu giả đồ Nhật, đứt dây điện thì kêu cháy bảng mạch, cháy IC, tụ điện để lấy tiền của khách… tự dưng lao đầu vào việc xã hội để đến nỗi tù đày, bỏ lại vườn hoang, nhà trống, mẹ già vợ dại, con thơ.

Vậy xin hãy cứ khôn ngoan mà tận dụng cơ hội để kiếm tiền bây giờ đi.

Nhưng nếu đã khôn thì khôn cho trót, hãy tính luôn đến cả đời sau nữa. Nếu con, cháu mình thật thà, làm ăn chất phác, ngay thẳng thì chúng sẽ kiếm được những gì. Khi đất đai không còn, tài nguyên cạn kiệt vì tận thu bán tống, bán tháo lấy tiền trước mắt rồi khôn ngoan chia nhau. Khoa học, kỹ thuật vẫn trông chờ vào nước ngoài. Lúc đó chỉ có cách đi làm nô lệ cho người ta mà thôi.

Làm người khôn ngoan tất nhiên chả cần phải đắn đo lựa chọn.

Nhưng nếu không dại dột mà chọn cách làm người dại dột. Điều ấy quả không dễ dàng. Vì nó đòi hỏi cái mà xã hội này đang khan hiếm nhất, đắt đỏ nhất, đó là “lương tri”.

Một xã hội mà khi nhắc đến từ “lương tri, lương tâm, trách nhiệm’’ là bị bĩu môi, dè bỉu là dại dột. Xã hội ấy đi về đâu?

JPEG - 62.5 kb
NBG – Luật sư Huỳnh Văn Đông cùng hai cháu bé con anh Phạm Văn Trội.

JPEG - 41.5 kb
Vợ con anh Trội và những người bạn đến chia sẻ.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…