Anh Hùng lúc sa cơ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Ghi chép về phiên toà xét xử nhà giáo Vũ Hùng tại Hà Nội sáng ngày 7/10/2009).

Vì những cơ may cũng là hy hữu, ngày 7/10/2009 tôi dã hoàn toàn được tự do để cùng một số đồng nghiệp của GD – ĐT Hà đông đã có mặt trước cổng Toà án nhân dân thành phố Hà nội ngày xét xử vụ án thầy giáo Vũ Hùng can tội vi phạm điều 88 Bộ luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam. Điều 88 là điều luật sẽ trừng phạt những ai can tội làm ra, lưu giữ và phát tán những tài liệu có nội dung tuyên truyền chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam với khung hình phạt là từ 3 đến 20 năm tù giam sau đó là những thời gian quản chế.

Nói là một phiên toà công khai mà tất cả chúng tôi đều phải chấp nhận là những công dân hè phố trong suốt thời gian diễn ra phiên toà. Cũng là một điều lạ là lần này không thấy sự ra quân rầm rộ của hệ thống truyền thông lề phải, không thấy không khí xung trận của các ngòi bút sát thủ của tướng quân Hữu Uớc ngày bắt giữ những người treo biểu ngữ ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…. Nội vụ phiên toà chỉ thực sự vỡ oà khi chiếc xe đặc chủng chở phạm của công an chở thầy giáo Hùng hú còi lao ra đường Hai Bà Trưng từ phía cổng sau của Toà án. Chiếc xe nhanh chóng mất hút trong lòng Hà Nội. Từ xa tôi thấy cô Mai lọt vào giữa vòng vây của một đám đông các ký giả cả ta cả tây, các đồng nghiệp, học trò của thầy Hùng do thiếu 1 trong 3 loại giấy tờ nên cũng phải làm công dân hè phố như chúng tôi. Trong đám đông đó, tôi thoáng thấy bóng nhà văn Trần Khải Thanh Thủy nguyên giáo viên Hà Tây, bà Trần Thị Lệ thân mẫu của nữ luật sư nổi tiếng, “Bông Hồng thép” Lê Thị Công Nhân đang thụ lý án tương tự như tội danh hôm nay toà vừa áp đặt cho thầy Hùng. Tôi còn kịp nhận ra nhiều gương mặt dân oan nổi tiếng khác nữa. Nhường cho đám đông huyên náo đang khao khát săn tin, tôi lánh vào bóng rợp của một cây Hoa Sữa bên đường và buồn bã ngắm nhìn dòng người, dòng đời, dòng xe cộ… đang dửng dưng, ơ hờ trôi qua mắt tôi. Cùng là công dân Hà Đông, tôi chỉ thực sự tiếp cận được cô Lý Tuyết Mai ở cửa chiếc xe đến đón cô và phụ thân của thầy Vũ Hùng. Nhận ra tôi, cô Mai cho biết sau hơn một năm bị giam giữ, thầy Vũ Hùng xuất hiện trước vành móng ngựa là một hình hài trắng xanh, với chiếc đầu trọc, không mặc đồ sọc dưa và đặc biệt nhất là không hề thấy anh ấy dùng các cụm từ: Tôi đã… Tôi thấy như thế là có tội… Tôi xin được hưởng lượng khoan hồng…. Qua những trả lời vắn tắt của cô Mai, tôi biết thầy Vũ Hùng một lần nữa lại công khai nhận là người trực tiếp viết biểu ngữ (Làm ra…) và theo thầy Hùng nội dung của biểu ngữ đó không hề có tội và không hề trái với ý nguyện của nhân dân Việt Nam hiện nay. Cô Mai cũng chia sẻ với tôi sự ngạc nhiên về một nguyện vọng mà thầy Vũ Hùng đã trình bầy trước toà rằng: “Tôi có nguyện vọng sớm được đoàn tụ với người thân trong gia đình”. Tôi nghĩ, đây là kết quả của một thương lượng có lợi cho tất cả mọi người, rất nhân bản và chấp nhận được. Không ai có thể dựa vào tình tiết này để xuyên tạc và bóp méo hình ảnh thầy Vũ Hùng.

Người đời có câu: “Anh hùng gặp lúc sa cơ cũng hèn!” là để lý giải và kêu gọi sự cảm thông cho kẻ vì lỡ bước mà không còn giữ được tiết tháo của một bậc cái thế. Câu châm ngôn này không còn mấy ý nghĩa trước những gì mà thầy Vũ Hùng đã thể hiện công khai trước toà. Sau hơn một năm bị bắt giữ bởi hành động treo biểu ngữ trên thành cầu Nam Thăng Long với các nội dung:

“Tham nhũng là hút máu dân

Lạm phát và tăng giá là giết dân

Mất biển, đảo là có tội với tổ tiên

Đề nghị Đảng cộng sản Việt Nam thực thi đa nguyên, đa đảng.”

JPEG - 88.2 kb

Đúng như những gì mà một nhà dân chủ hàng đầu ở Hà Nội đã lên tiếng trước công luận: Chính ông tổng bí thư Nông đức Mạnh và 15 ông trong bộ chính trị phải gương mẫu mà cùng nhau hô to 3 nội dung trên của biểu ngữ này. Còn nội dung thứ tư, xin để cho người dân được quyền biểu đạt nguyện vọng của họ một cách ôn hoà. Việc đảng cộng sản Việt Nam có thực thi, không thực thi hay chưa thể thực thi nội dung thứ tư của biểu ngữ là tuỳ thuộc vào trình độ trưởng thành về chính trị của đảng, là tuỳ thuộc vào những điều kiện khách quan hay chủ quan của thời cuộc và không ai gọi là có tội khi người đó ao ước Việt Nam có đa nguyên, đa đảng. Việc phiên toà buổi sáng 7/10/2009 vừa qua tuyên phạt thầy Hùng 3 năm tù giam và 3 năm quản chế bởi tội danh vi phạm điều 88 là quá khiên cưỡng và thiếu tính thuyết phục. Một lần nữa người đời lại có thêm một dẫn chứng hùng hồn về sự tồn tại của những phiên toà “bỏ túi”, những hình án “bỏ túi” chỉ tìm thấy ở CHXHCN Việt Nam.

….

Sau hơn một năm thầy Hùng bị giam giữ, người ta không thể trình ra được bất cứ một đoạn âm thanh nào, một đoạn VIDEO nào làm bằng chứng cho việc thầy Hùng đã thú nhận tội và xin được hưởng lượng khoan hồng và nhà cầm quyền Việt Nam cũng không thể có thêm bất cứ một lời khai nào từ thầy Hùng để bắt giữ nốt 2 thanh niên khác trong tình trạng bịt mặt xuất hiện trong cùng một bức ảnh do một người nào đó đã chụp lúc thầy Hùng treo biểu ngữ trên thành cầu Nam Thăng Long. Bức ảnh đó đã gây xôn xao cư dân mạng suốt một thời gian dài. Bức ảnh đó cũng là một thách đố không thể chấp nhận được đối với cơ quan an ninh Việt Nam, cơ quan đó đã từng tự hào là chưa từng thất bại trước bất cứ đối thủ nào kể cả Trung ương tình báo cục Hoa Kì (CIA).

Tinh thần và khí phách của thầy giáo Vũ Hùng trước phiên toà sơ thẩm ngày 7/10/2009 xứng đáng là biểu tượng quật khởi của tuổi trẻ Việt Nam trước lịch sử. Với cộng đồng những người làm GD – ĐT chúng tôi, hành động dũng cảm của thầy giáo Vũ Hùng đã nêu một tấm gương có ý nghĩa “Rửa mặt” cho cả một giáo giới đang u mê đi vì những hối thúc mưu sinh thật gieo neo. Cũng vì cuộc kiếm ăn thê thảm đó, giáo giới Việt Nam như ngày càng dễ thích nghi với lối sống ơ hờ, câm lặng đến bạc nhược trước các thế lực nội xâm, ngoại xâm đang cấu kết với nhau xô đẩy Tổ Quốc của Con Lạc Cháu Hồng đối diện với những hiểm hoạ thật khôn lường.

Tinh thần và khí phách của thầy giáo Vũ Hùng trước phiên toà sơ thẩm ngày 7/10/2009 xứng đáng là biểu tượng quật khởi của tuổi trẻ Việt Nam trước lịch sử.

Những gì đã diễn ra suốt hơn một năm nay liên quan tới người đồng nghiệp Vũ Hùng của tôi đã đủ để tôi nói rằng:

“ANH HÙNG” gặp lúc sa cơ vẫn… ANH HÙNG”

Xin ngả mũ chào người đồng nghiệp trẻ Vũ Hùng!

Xin chúc gia đình, người thân của thầy giáo trẻ Vũ Hùng sớm tìm được sự thăng bằng trong những bình yên của một khúc ngoặt mới, thử thách mới. Tổ Quốc và Nhân dân Việt Nam chân chính mãi mãi vinh danh Nhà Giáo Vũ Hùng.

Lịch sử không quên những người con dũng cảm như nhà giáo Vũ Hùng./.

Hà Đông những ngày thu tàn tháng 10 – 2009
Nguyễn Thượng Long
Nguyên giáo viên Địa Lí GD – ĐT Hoà Bình
và Hà Tây.
Nguyên Thanh tra Giáo dục Hà Tây.
Người Đương Thời GD – ĐT 2006
Chỗ ở: Thôn Văn La – Phường Phú La – Quận
Hà Đông – Thành phố Hà Nội.
ĐT: 0433521066 & 0953298198
Email: nguyenthuonglong571@gmail.com

Nguồn: Doi-Thoai.com

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.