Biểu tình phản đối thủ tướng CSVN và tuỳ tùng viếng thăm Đan Mạch

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đông đảo đồng bào người Việt đã biểu tình phản đối thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng khi ông nầy viếng thăm Thủ tướng Đan Mạch sáng ngày 16/9/2009 tại thủ đô Copenhagen. Khí thế cuộc biểu tình rất sôi nổi, khiến Nguyễn Tấn Dũng tuy mang danh thủ tướng, đại diện Hà Nội, phải lủi chạy cửa hậu ra về.

Dù được biết tin rất trễ là một phái đoàn do Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu sẽ sang Đan Mạch trong hai ngày 16 và 17/9/2009, đại diện các hội đoàn đã cấp tốc triệu tập phiên họp. Một ban tổ chức bao gồm 13 đoàn thể, hội đoàn đã được cấp tốc thành lập để hoạch định công tác và vận động đồng bào biểu tình phản đối thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng. Đây cũng là hành động lên tiếng thay cho 85 triệu đồng bào trong nước.

Ban Tổ Chức quyết định tổ chức biểu tình bên ngoài Phủ Thủ Tướng ngay vào lúc diễn ra cuộc gặp gỡ giữa thủ tướng hai nước để đánh thẳng vào tư thế đại diện không chính đáng và không xứng đáng của Nguyễn Tấn Dũng và đảng CSVN, và một cuộc biểu tình thứ nhì ngay sau đó tại tiền đình Tòa Thị Sảnh thủ đô Copenhagen (Raadhuspladsen, KBH), nơi có rất đông người bản xứ qua lại.

Hàng trăm đồng bào các nơi đã về tham dự, vượt xa dự liệu của Ban Tổ Chức. Nhiều đồng bào đã phải vượt gần 500 km như bà con ở Hjorring, Esbjerg, Horsens, và Odense. Phái đoàn hùng hậu nhất là đồng bào Aarhus cũng đã vượt trên 300 km về cùng đồng bào thủ đô Copenhagen và các vùng phụ cận lên tiếng nói thay cho đồng bào quốc nội. Đặc biệt một số đồng bào từ Na Uy cũng sang tham dự.

Cuộc biểu tình diễn ra thật sôi nổi và sinh động với tiếng hô vang dội cả vùng trời, vọng vào nơi Nguyễn Tấn Dũng đang gặp thủ tướng Đan Mạch Lars Løkke Rasmussen như: “Nguyễn Tấn Dũng Go Home!”, “Tự do cho Việt Nam”, “Dân chủ Nhân Quyền cho Việt Nam”, “Nhà cầm quyền Hà Nội phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho LM Nguyễn Văn Lý và Luật sư Lê Thị Công Nhân”,…

Cùng với những hàng cờ vàng, biểu tượng tự do, tung bay trước gió, các biểu ngữ, hình ảnh, băng-rôn với những dòng chữ, khẩu hiệu bằng cả 3 thứ tiếng Đan Mạch, Anh, Việt đã nói lên mục đích của cuộc biểu tình. Tiêu biểu như: ”Nguyễn Tấn Dũng một tay đại nói láo” (khiến liên tưởng đến câu của NTD nói: “… ghét nhất và giận nhất là sự giả dối” (sic!), “Khai thác Bô-xít là khai tử Tây Nguyên”, ”Hà Nội, ngưng ngay việc khai thác Bô-xít”, “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam”, “Tự Do Internet & Báo Chí cho VN”, ”Nhân quyền cho VN”, “Hà Nội, trả tự do ngay cho nhà dân chủ Nguyễn Xuân Nghĩa”, “Trả tự do ngay cho Blogger Điếu Cầy”, v.v…

Ban Tổ Chức cho biết, đoàn biểu tình không chống những quan hệ ngoại giao giữa 2 nước nhưng phản đối sự bất xứng của các lãnh đạo đảng CSVN trong vai trò điều hành đất nước, đồng thời tố cáo trước chính giới, dư luận Đan Mạch và thế giới về những vi phạm trầm trọng các quyền tự do căn bản của người dân Việt Nam.

Khí thế cuộc biểu tình rất sôi nổi ngay trước cổng chính vào Phủ Thủ Tướng. Lúc 10 giờ 35 phái đoàn Nguyễn Tấn Dũng phải hớt hãi, vội vã lên xe để thoát ra cửa hậu dưới sự bảo vệ của nhân viên công lực Đan Mạch. Nhưng tại đây, đoàn Nguyễn Tấn Dũng vẫn phải đối diện với một số nhỏ bà con chặn đầu (vì qua kinh nghiệm các nơi, các phái đoàn CSVN thường phải chui cửa hậu, không dám đối diện với đoàn biểu tình). Bà con hô lớn những khẩu hiệu lên án các lãnh đạo đảng CSVN hèn với giặc – ác với dân.

Thỉnh nguyện thư của 13 đoàn thể hội đoàn đã được gởi đến Thủ Tướng Đan Mạch trước ngày Nguyễn Tấn Dũng đến xứ nầy, và được tuyên đọc trong giờ biểu tình trước Phủ Thủ Tướng. Với nội dung yêu cầu Thủ Tướng Rasmussen khi tiếp Nguyễn Tấn Dũng đặt thẳng vấn đề nhân quyền tại VN và áp lực Nguyễn Tấn Dũng trả tự do cho các nhà dân chủ bị giam giữ từ tháng 9 năm ngoái đến nay, tiêu biểu như các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Văn Túc, cô Phạm Thanh Nghiên, v.v… Và đặc biệt trả tự do cho LM Nguyễn Văn Lý và LS Lê Thị Công Nhân đang bị bệnh nặng trong lao tù VC.

Sau khi phái đoàn Nguyễn Tấn Dũng đã chui cửa hậu rời Phủ Thủ Tướng, đồng bào được Ban Tổ Chức hướng dẫn sang tiền đình Quốc Hội rất gần đó, tiếp tục nói lên nguyện vọng của cộng đồng người Việt mong muốn chính giới Đan Mạch quan tâm hơn nữa đến tình trạng nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do internet tại Việt Nam.

Khoảng 11 giờ 30 gìờ, đoàn biểu tình tạm nghỉ ngơi và dùng bữa ăn gọn nhẹ do nhiều bà con yểm trợ trong tinh thần thật vui tươi và thân mật vì vừa nói lên nguyện vọng của mình với chính giới Đan Mạch, vừa chia xẻ được thành công như trông đợi, nhất là lại đuổi được Nguyễn Tấn Dũng chạy cửa hậu ra về.

Sau đó, Ban Tổ Chức tuyên bố quyết định không đi tới địa điểm biểu tình thứ hai là Toà Thị Chính, thay vào đó là cùng nhau quy tụ lại tại chỗ, để ban tổ chức tường trình diễn tiến tổ chức, đón nhận những chia xẻ, tâm tình từ một số đại diện các đoàn thể đứng chung trong buổi tổ chức hay của một vài nhân sĩ và chính bà con hiện diện trong cuộc biểu tình. Xen kẽ là những bài ca đấu tranh để hâm nóng và làm vui tươi cho phần sinh hoạt cuối này.

Chúng tôi ghi nhận được rất nhiều xe bus mang bảng số từ nhiều nước, chiếc nào cũng đầy ắp du khách, đỗ lại, đi vào tham quan quốc hội. Nhiều người trong các đoàn du khách đã chụp hình, quay video đoàn biểu tình. Có người chạy vào đứng chung trong đoàn biểu tình sau khi đưa máy ảnh nhờ người khác chụp dùm.

Buổi biểu tình chấm dứt vào lúc 12 giờ 45 cùng ngày. Bà con ra về trong tinh thần đầy phấn khởi và không quên chúc nhau thượng lộ bình an.

Quang Ân ghi lại

Xem hình ảnh biểu tình tại http://www.viettan.org/spip.php?article8943

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.