Sướng thật!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tấm hình PTT. Hoàng Trung Hải bắt tay TT. Ôn gia Bảo dễ thường chiếm giải nhất trong khoảng 10 năm nay, về tính chất gợi tình gợi cảm, khiến cho người xem dù hiền như Bụt cũng không cầm lòng đặng. Thái Hữu Tình tôi chỉ tiếc khi viết bài Làm kẻ thù sướng thật (bình về thuật bắt tay và cúi đầu) chưa có tấm hình này minh họa.

Cảm ơn các bloggers đã chộp được một tấm hình đáng treo lớn ở phòng khách chính phủ, hay phòng khách bộ Ngoại giao. Nhưng nghĩ rộng thêm, tôi lại muốn bổ sung vào lời bình chỉ quy nó về chuyện “Văn hóa bắt tay”, bởi như thế khiến người ta hiểu lầm rằng PTT chưa học cách bắt tay nên chưa biết, và nếu thế thì tình hình chỉ đáng ái ngại, và còn có thể khắc phục chẳng mấy khó khăn.

– Thử hỏi nếu bắt tay Thủ tướng một quốc gia khác (nước Lào chẳng hạn) hoặc bắt tay một đại biểu của dân… thì liệu PTT có thói quen nâng cả hai tay và miệng như hoa nở thế không, hay lúc ấy PTT còn kiêu kỳ hơn cả ông Ôn Gia Bảo trong tấm ảnh? Tức là PTT cũng biết đủ kiểu chứ đâu cần học thêm?

Vấn đề là trong tình huống tức thời, đôi bàn tay hay khóe cười của con người thường trực tiếp bộc lộ cái niềm riêng trong đầu, trong tim của họ, như một phản xạ, quên cả ngụy trang, khiến cho một Phó Thủ tướng lại quên cả “nghĩ mình phương diện quốc gia”?

Tất nhiên nếu PTT có tài diễn kịch thì có thể làm khác, nước đỡ mất thể diện.

Nước mất thể diện, đáng tiếc, nhưng nhờ thế mà dân biết một sự thật, cần hơn.

Trong cái bắt tay, Văn hóa không thể tách khỏi Kinh tế và Chính trị. Ông ấy thấy hân hạnh thì ông ấy nâng hai tay, ông ấy sống trong niềm hoan lạc, các dự án thành công thì ông ấy hớn hở. Bắt người vui đừng cười cũng chẳng ích gì? Người thật không đáng trách. Đáng trách là một dân tộc không có tâm thức hân hoan như thế lại cứ phải để những người sống hớn hở như thế thay mặt, rồi lại trách người ta làm gì?.

JPEG - 30.4 kb
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.

– Trang Web của chính phủ hẳn cho là ảnh đẹp nên mới đăng lên. Không thể nói BBT của web chính phủ cũng chưa hiểu về “văn hóa bắt tay”, mà ở đây phải có sự tương đồng, chứ dân chúng nhìn thì nhất định dị ứng (hoặc chỉ đăng lên để chơi khăm thôi). Tâm trạng và não trạng vừa khúm núm vừa hân hoan này chắc không phải của riêng ông PTT, nếu có sự khác biệt như thế thì ông ấy sẽ bị cách chức ngay. Vậy tấm ảnh được đăng trên web chính phủ còn cho ta biết một điều lớn hơn, nằm ngoài cá nhân ông PTT.

– Thưởng thức một tấm ảnh có sức gợi cảm mạnh không gì bằng cho nó một cái tên.

Đối “ảnh” sinh tình, bạn bè tôi đua nhau đặt tên bức ảnh, xin kể vài cái tên bật ra lúc cảm hứng cho vui, ví dụ:

“Hai tầm ngoại giao”

“Hân hạnh quá, đồng chí ơi !”

“Nụ cười bô-xít”

“Nụ cười quên Tổ quốc” (thành ngữ dân gian về sự cười tít mắt)

“Cứ thế, đồng chí nhá”

“MÔI cười, RĂNG lạnh”

“Líu cả lưỡi bò”

“Kẻ thù và nỗi hân hạnh”

“Vui mừng này có vui mừng nào hơn”

“Bức ảnh trêu tức dư luận”

“Chiêu Thống vận đồ Tây”

“Gạch đỏ đây, Diên Hồng đâu?” (phòng họp này bọc toàn gạch đỏ)

Bên kia biên giới mới là quê hương!” …

Thôi xin dứt lời bằng hai chữ vân vân…

12-9-09
THT

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.