Hỏi & đáp về vụ khai thác bô-xit tại Tây Nguyên

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

1. Bô-xít là gì và được dùng như thế nào?

Bô-xít (Bauxite) là một loại quặng dùng để sản xuất aluminum

2. Bô-xít được khai thác ra sao?

Quặng Bô-xít thường chỉ là một lớp mỏng dưới mặt đất, việc khai thác Bô-xít bắt đầu là phải phá huỷ lớp thảo mộc trên mặt đất, sau đó xúc bỏ đi lớp đất mầu để đào lấy lớp bauxite ở bên dưới. Sau khi xúc hết lớp Bô-xít rồi thì hết cả chỉ còn lại một vùng hoang vu, không trồng tỉa gì được nữa.

3. Dự án bô-xít được bắt đầu vào lúc nào? và ai là bộ phận quyết định?

Dự án bô-xít bắt đầu từ tháng 11/2007 và hoàn toàn do lãnh đạo CSVN quyết định

4. Xin cho biết thêm về nơi đang diễn ra việc khai thác bô-xít tại Việt Nam

Nơi có mỏ bô-xit quan trọng ở Việt Nam là tại tỉnh Dak-Nông, một tỉnh nằm ở phía bắc Bảo Lộc, giữa Đà Lạt và Cambôt. Hai địa điểm đầu tiên đang tiến hành việc khai thác là tại xã Nhân Cơ thuộc Dak-Nông và xã Tân Rai ở ngay Bảo Lộc.

5. Nếu so sánh bùn đỏ và chất độc da cam thì chất nào nguy hại hơn?

Bùn đỏ nguy hại hơn rất nhiều, chất độc da cam chỉ là một khối lượng nhỏ trong khi bùn đỏ sẽ có cả ngàn tấn, cả triệu tấn. Chất độc da cam chưa rõ sẽ tạo nên những bệnh gì trong khi bùn đỏ có thể làm phỏng cháy da thịt con người, giết chết toàn bộ tôm cá nếu đổ vào sông ngòi và cây cỏ cũng bị hủy diệt bởi nước bùn đó. Điều nguy hiểm hơn nữa là Tây Nguyên là một vùng cao nên nếu bùn đỏ tràn ra, nó sẽ chẩy xuống các vùng thấp và lan ra xa cả trăm cây số.

6. Những công ty nào sẽ giúp CSVN và Trung Quốc thực hiện việc khai thác bô-xít?

Công ty TKV, một công ty quốc doanh của nhà nước CSVN và công ty Chinalco của Trung Cộng

7. Tác hại môi sinh ra sao? Vùng Tây Nguyên sẽ ra sao trong 5, 10 năm tới?

Tây Nguyên sẽ trở thành một vùng hoang vu, một bãi rác khổng lồ, một trái “bom bẩn” gồm cả triệu tấn bùn đỏ. Bụi phủ nhiều cây số vuông sẽ hủy hoại cả vùng đất, giết chết đi tất cả cây cỏ và những loài vật sinh sống trong vùng.

Cả hàng triệu tấn bùn đỏ đe doạ hai con sông Đồng Nai và sông Serepôk, một nhánh sông của sông Cửu Long. Sông Serepôk chạy từ Dak-Lak và nhập lại với sông Cửu Long tại Cambốt. Nguy cơ có thể lan tới vùng Biên Hoà và Sài gòn qua con sông Đồng Nai và châu thổ sông Cửu Long.

Bùn đỏ sẽ được tồn trữ tại Tây Nguyên, và chất độc của bùn có thể ngấm xuống luồng nước uống của dân chúng tại Tây Nguyên và vùng lân cận.

8. Trên thế giới, người ta khai thác quặng bôxit ra sao mà không nguy hại mà vẫn có lời?

Phải có điều kiện thiên nhiên đặc biệt thì khai thác bô-xit mới có lời và không nguy hiểm. Bên Úc khai thác bô-xit có lời vì nơi đào lấy quặng không phải là vùng sản xuất trà, cà phê, hột điều, hạt tiêu như Tây Nguyên. Đã thế bên đó đất rộng người thưa, có địa điểm thuận tiện để tồn trữ bùn đỏ, nơi khai thác tương đối gần bờ biển nên phí tổn vận chuyển nhẹ.

9. Lợi ích về kinh tế trong việc khai thác bô-xít như thế nào?

Tây nguyên không phải là một sa mạc không trồng trọt được gì, đó là một vùng tương đối trù phú đang sản xuất trà, cà phê, cao su, hột điều, hạt tiêu, ca cao vv…

Sau vài năm khai thác bô-xít, vùng Tây Nguyên sẽ phế bỏ và thành một vùng đất sỏi đá không còn trồng trọt được gì, trong khi các vườn trà và cà phê thì lợi tức sẽ tiếp tục mãi mãi.

Giá sản xuất Alumina ở Việt Nam tương đối cao vì phải dùng than đá nhập cảng, phí tổn chuyên chở than đá từ hải cảng vào tới Dak-Nông và Alumina từ Dak-Nông ra tới ngoài cảng tương đối cao. Nay với tình trạng kinh tế suy thoái trên thế giới, khai thác bô-xit vào lúc này xác suất lỗ sẽ cao, vì giá thị trường của Alumina đang xuống.

10. Những nguy cơ về việc khai thác bôxit đã quá hiển nhiên, lãnh đạo CSVN không thể nào không biết, sao họ vẫn làm?

Lãnh tụ CSVN ở cấp quốc gia muốn có hậu thuẫn chính trị của Trung Cộng cho chế độ của họ. Trong khi đó lãnh tụ nhỏ hay tại địa phương thì lo vơ vét cho đầy túi tham. Ngoài ra cũng vì không có phản ứng chống đối quyết liệt từ người dân, nên nhà nước đã tùy nghi khai thác bô-xít.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…