Mối lo Diễn Biến Hòa Bình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

The New York Times 25/05/2009 – Tuyết Đan phỏng dịch

TP.HCM, Việt Nam – Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN), cũng như đảng đàn anh của họ ở Trung Quốc, đã nhận rõ mối đe dọa số 1 mà họ phải đương đầu. Cái nguy cơ đang ló dạng được gọi là “diễn biến hòa bình”.

Điều này nghe có vẻ như người đọc tin thủy văn báo động trời quang, mây tạnh. Nhưng những người đẻ ra chủ nghĩa “Lêninít -Thị Trường” (Thị trường XHCN), mang đến tăng trưởng tư bản nhanh chóng cho các nước độc đảng tại châu Á, thì lại rất nghiêm túc. Ác mộng của họ không phải là một cuộc nổi dậy cách mạng, nhưng là soi mòn bởi từng giọt, từng giọt, từng giọt của dân chủ tự do.

Hai mươi năm sau Thiên An Môn, nổi loạn đang ngủ yên và sinh viên cũng đang ngoan ngoãn từ Bắc Kinh đến Hà Nội. Họ đã chọn phát triển thay vì dân chủ cho tương lai dự kiến được. Họ có thể muốn có thêm tự do, nhung không đến độ họ sẽ đương đầu với hệ thống như thế hệ Thiên An Môn đã làm.

“Nhiệm vụ chính của Trung Quốc hiện nay là phát triển”, một thủ khoa trường Đại Học Bắc Kinh đã nói với đồng nghiệp của tôi là Sharon LaFaniere. Đây cũng là tâm trạng ở Việt Nam này, nơi mà sự thăng tiến từ xe (gắn) máy lên xe (hơi) ôtô có vẻ là mối quan tâm của thế hệ tiếp nối hơn là thúc đẩy cho có một nền dân chủ đa đảng.

Cũng như ở Trung Quốc, tư tưởng thực tiễn này là hệ quả của những tang thương quá khứ. Cả hai nước đều đã trải qua nội chiến trong suốt hạ bán thế kỷ 20 và đã phải trả một giá rất đắt. Vì thế, ổn định được coi trọng, nhất là khi nó nâng cao mức sống một cách nhanh chóng. Nhưng cũng có nhiều tư tưởng thay đổi khác khiến cho “diễn biến hòa bình” trở thành bóng ma làm mất ăn, mất ngủ các Bộ Chính Trị cộng sản Á Châu.

JPEG - 9.2 kb
Earl Wilson/The New York Times

Kỹ thuật đã lấn hết đất của độc tài toàn trị. Đêm đen mao-ít và stalinít đã được gửi gấm cho lịch sử nhờ những công ty viễn thông. Cả Trung Quốc và Việt Nam, chẳng có nước nào có tự do. Nhưng đồng thời, cũng chẳng có nước nào bị giới hạn tự do trong việc làm cho dân mình đau khổ vì tự do.

Shi Guoliang, người nghiên cứu về quan niệm xã hội của giới trẻ tại Trường Đại Học Thanh Niên ngành Khoa Học Chính Trị tại Bắc Kinh, đã nói với phóng viên tờ Financial Times rằng “Sinh viên không còn tọa kháng nữa, họ sử dụng blog và Twitter”.

Đúng là, chính quyền Trung Quốc đã ngăn chặn một số trang web xét thấy mang tính thù nghịch. Tự do internet bị giới hạn. Ở đây, tại Việt Nam, nơi mà mọi sự thường thư giãn kiểu nhiệt đới hơn ở phía bắc, sự tự do này rộng rãi hơn nhiều. (Hiềm khích giữa Việt Nam với Trung Quốc luôn phải nằm dưới tình hữu nghị chính thức).

Tại cả hai nước, truyền thông và mạng toàn cầu được sử dụng như là những nút xì hơi an toàn của những chế độ độc đảng, nơi mà chủ nghĩa cộng sản chỉ còn là cái nhãn hiệu dán cho kẻ cầm quyền không hơn không kém.

Đại để, tôi có thể nói, thời đại cách mạng đã qua rồi. Google đã nuốt chửng động lực cách mạng. Đó là sự khác biệt căn bản giữa thế hệ Thiên An Môn và “Thế Hệ Toàn Cầu” đang lên tại Châu Á. Sức nóng gia tăng trong một không gian khép kín. Khi các bức tường hay những biên giới bị rò rỉ, sức nóng sẽ lan tỏa ra ngoài.

Như thế, cán bộ đảng, sau khi đã thấm nhuần bài vở của Mao, của Hồ, có gì phải sợ hay không sợ “diễn biến hòa bình”?

Cuộc bùng vỡ hầu như không có tiếng động của hệ thống cộng sản xô viết và các cuộc cách mạng nhung ở Đông Âu đã để lại một ấn tượng không phai lạt nơi các tác giả của những cuộc đàn áp êm thắm của thế kỷ 21. Họ cảnh giác không đập nóng mà bắt nguội.

Hệ thống của họ kín đáo. Nó không đặt cơ sở trên sự khủng bố và trại cải tạo, nhưng trên việc thiết lập những đường ranh đỏ (lề phải) để giới hạn quyền tự do khi tự do bắt đầu mang ý nghĩa là quyền tố cáo và tổ chức chống lại nhà cầm quyền.

Như vậy, điều mà những người bảo vệ chủ nghĩa cộng sản đàn áp với tấm mặt nạ tư bản lo sợ không phải là những tổ chức cách mạng được trang bị AK-47, nhưng lại là những tổ chức phi chính phủ (NGO) trông rất hiền lành. Các tổ chức này được theo dõi bởi những nhà lý tưởng, đại trí thức, tai to mặt lớn phương Tây, núp sau chiêu bài Nhân Quyền và pháp quyền, để xóa nhòa những đường ranh đỏ và rút ruột gan cán bộ cộng sản.

Ông Jonathan Pincus, người điều khiển một ngành của Trường Harvard Kentucky ở TP. HCM đã nói với tôi: “Anh có thể đăng ký hoạt động cho một công ty tại đây trong vòng một ngày, nhưng anh hãy quên đi việc đăng ký hoạt động cho một NGO hay một tổ chức thiện nguyện”. Một phái đoàn Nga gần đây đã tới Việt Nam để cố vấn làm thế nào chống lại đe dọa NGO.

Thật là đáng tiếc và cực kỳ tai hại. Tốt nhất là đừng trở thành kẻ thù của điều thiện. Sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc và Việt Nam, tính chung có đến khoảng 20% nhân loại, đã khiến hàng trăm triệu người thoát khỏi nghèo đói kể từ khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Phương Tây không ở thế có thể làm hơn.

Có điều là chỉ một chủ thuyết đã khiến cho nhân loại điêu đứng. Trong một khoảnh khắc, sau khi bức tường Berlin sụp đổ, thị trường tụ do, các hệ thống tự do đa đảng, dường như đã quét sạch một thứ trên bước toàn thắng của chúng. Nhưng từ Moscova đến Bắc Kinh, đến Hà Nội, phản ứng đã diễn ra. Thị trường và chủ nghĩa quốc gia đã phát minh ra tự do và tuyển cử; tinh thần cao quý của Thiên An Môn và Berlin đã bị lu mờ.

Hoa Kỳ, ra đời như một ý niệm giải phóng, đã phải thành thật với ý niệm đó và cổ vũ những giá trị của nó. Nhưng, Hoa Kỳ phải kiên nhẫn. Khi mà giai cấp trung lưu ở Việt Nam và Trung Quốc ngày càng đòi hỏi những vật dụng họ tiêu thụ, họ cũng sẽ đòi hỏi chính quyền ngày một nhiều hơn.

Họ sẽ muốn nhiều minh bạch hơn, muốn có luật pháp không thay đổi, muốn y tế công cộng tốt hơn, muốn giảm thiểu tham những, muốn có nền giáo dục mở rộng hơn, muốn tự do ngôn luận nhiều hơn và muốn ít lằn ranh đỏ đi.

Các chế độ độc đảng sẽ bị áp lực nặng nề để cung cấp những thứ đó. Chỉ trong một phần tư thế kỷ nữa, tôi dám đánh cá rằng sẽ có dân chủ tự do hơn ở Bắc Kinh và Hà Nội. Tất cả sẽ được thực hiện qua diễn biến hòa bình, không cách nào khác.

http://www.nytimes.com/2009/05/25/opinion/25iht-edcohen.html

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.