Khi cả Đại Sứ Quán bỏ chạy – NHỤC

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ban biên tập web VT: Tiết mục “Làng Dân Báo” sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và “ngoài luồng” của quần chúng Việt Nam.

Sau đầy xin giới thiệu đến quý độc giả bài “Khi cả Đại Sứ Quán bỏ chạy – NHỤC” của blogger Minh T, thuật lại câu chuyện ông chứng kiến tại Đại sứ quán Việt Nam ở Tokyo, Nhật Bản. Câu chuyện cho thấy thêm một trường hợp về cách hành xử của những người đại diện cho Việt Nam, lại làm mất quốc thể cho đất nước.

Trang blog: http://blog.360.yahoo.com/blog-pvqH…


Câu chuyện tôi sẽ kể với các bạn dưới đây là chuyện mới xảy ra, còn nóng hổi. Rất tiếc tôi không có máy hình ngày hôm đó nên không thể ghi lại các hình ảnh cho các bạn xem để làm bằng chứng. Tôi chỉ viết lên đây với cảm xúc của một người Việt cảm thấy bị sỉ nhục trước một nỗi nhục do các quan chức Việt Nam trong Đại sứ quán VN tại Nhật gây ra. Bạn tin hay không thì tùy nhưng mà là chuyện có thật.

Câu chuyện xảy ra vào thứ 6 tuần vừa qua (ngày 15 tháng 5 năm 2009) tại Đại sứ quán VN ở Tokyo. Đoàn chúng tôi gồm các quan chức cảnh sát giao thông của tỉnh Saitama đến Đại sứ quán để yêu cầu Đại sứ quán VN giải thích và chứng thực về một Quyết định liên quan đến việc đào tạo, cấp bằng lái xe do ông Bộ trưởng giao thông vận tải VN Hồ Nghĩa Dũng ký gần đây đã làm phiền phức đến nhiều người VN làm việc và học tập ở Nhật khi xin đổi bằng lái xe của Nhật do Bộ Ngoại giao VN mà cụ thể là Đại sứ quán VN đã không thông báo khiến cảnh sát Nhật không thể cấp đổi bằng lái cho họ được do so sánh với quy định cấp bằng lái cũ của VN. Nhưng chuyện tôi sẽ kể không phải chuyện này mà là cái tôi chứng kiến tại Đại sứ quán ngày hôm đó.

Khi chúng tôi vào Đại sứ quán thì chỉ có những người Nhật và VN đang làm thủ tục xin VISA ở đó đang xúm xít quanh một cô gái Việt và bàn tán xôn xao, cùng với một anh chàng Nhật chồng cô ta đang la lối đòi kêu cảnh sát. Còn tại các bàn tiếp tân, làm việc không có một nhân viên Đại sứ quán nào cả. Khi tôi gõ bàn làm việc của họ, nói bằng cả thứ tiếng Nhật Việt để hỏi thì cũng không có một tiếng trả lời từ bên trong.

Một ông già tự xưng là giám đốc một xí nghiệp Nhật thấy tôi đứng kêu hoài thì đến vỗ vai tôi nói rằng: “Nhân viên đại sứ quán ở đây bỏ chạy hết rồi, ông kêu cũng không có ai trả lời đâu. Tôi ngồi ở đây từ đầu, chứng kiến hết tất cả vụ việc. Tôi tính xin VISA 3 tháng sang VN tìm cơ hội đầu tư, nhưng thấy cảnh này nản quá, không muốn đi nữa, đang đợi họ trở lại để kêu họ trả lại Passport đây“.

Tôi hỏi: “Chuyện gì đã xảy ra vậy, khủng bố à”.

Ông già: “Tôi không biết tiếng Việt nên không biết cái gì xảy ra, chỉ là tôi thấy cô gái kia đến làm giấy tờ, nói chuyện gì đó với nhân viên Đại sứ quán hình như bằng tiếng Việt nam, xong rồi khi cô gái cất cái Passport thì phải có màu xanh vào xách thì họ bắt đầu cãi nhau và cô gái tính bỏ đi, sau đó thì người nhân viên Đại sứ quán nhảy qua bàn làm việc, rượt theo giật cái xách đang đeo trên vai của ta khiến cái xách của cô ta bị đứt quai và cô ta té dập đầu cạnh bàn, ông thấy máu còn chảy đầy ra đấy. Khốn nạn thật. Tôi không nghĩ rằng họ là nhân viên ngoại giao được giáo dục đàng hoàng, cách làm việc giống côn đồ quá, cứ như là phim vậy“.

“Sau đó thì sao”. Tôi hỏi.

Ông già: “Sau đó thì cô ta ôm mặt đầy máu chạy ra ngoài xe kêu chồng cô ta vào, cái anh chàng trẻ đang la hét nãy giờ bên kia, đòi gọi cảnh sát và xe cứu thương đến xử lý đấy. Khi anh ta la hét chạy vào, la toáng bằng tiếng Nhật đòi kêu cảnh sát và luật sư thì các nhân viên ở đây hình như không hiểu tiếng Nhật nhưng qua thái độ của anh chàng đó thì hình như họ sợ thì phải và đột nhiên họ rùng rùng bỏ chạy hết. Báo hại chúng tôi cả đám người ngồi đây đợi không biết bao giờ mới xong giấy tờ của mình, tôi còn nhiều việc ở công ty chắc là đợi họ trở lại để lấy giấy tờ đi về thôi. Tôi nghĩ Đại sứ quán là bộ mặt của Quốc gia mà còn như thế này thì ở VN chắc còn khủng khiếp hơn phải không? À, mà cậu cũng định đi VN à. Tôi cảm thấy bất an quá.”.

Tôi trả lời: “Xin lỗi ông, tôi là người VN, tới đây có công chuyện, tự tôi cũng cảm thấy sỉ nhục về chuyện này bởi vì tôi là một người VN. Tôi xin lỗi ông vì cái chỗ nhơ nhớp này đã làm ông bất an. Xã hội nào cũng vậy thôi. Dân chúng trong nước của tôi hiền lành và đàng hoàng chứ không có côn đồ như những tên làm việc ở đây đâu.”

Quay lại chỗ vợ chồng cô gái tôi lại hỏi cô ta: “Chuyện gì xảy ra vậy, vết thương có nặng không? thằng nào đánh em, kêu chồng em bình tĩnh, cầm máu trước hết cái đã“. Anh chàng Nhật bổn chồng cô gái thấy tôi nói tiếng Việt nghĩ tôi là nhân viên Đại sứ quán nên đột nhiên nhào tới nắm cổ tôi và hét lên “Đồ khốn nạn, tại sao chúng mày đánh vợ tao đến như vậy“.

Gạt tay anh ta ra tôi nói: “Bình tĩnh, tôi là nhân viên công vụ, thông dịch của cảnh sát, những người đi với tôi là cảnh sát, từ từ nói chuyện, thẻ nhân viên của tôi đây”. “Ê, Konishi, cho anh ta coi Sổ tay cảnh sát viên của mày”, tôi gọi người cảnh sát tên Konishi đi cùng với tôi.
Nghe nói tới chữ cảnh sát thì mặt anh ta dịu lại và đổi thái độ, xin lỗi tôi. Sau đó kể hết tự sự cho các cảnh sát đi với tôi và nhờ họ lập biên bản. Nhưng các cảnh sát nói rằng họ không phải cảnh sát viên của Tổng nha cảnh sát Tokyo đồng thời Đại sứ quán VN đây là vùng đặc quyền ngoại giao nên họ không có nhiệm vụ cũng như quyền lập biên bản. Ông xếp đi cùng với tôi kêu mỗi người rút danh thiếp đưa ra cho anh ta và nói rằng nếu anh ta muốn kiện tụng ra tòa thì cả nhóm có mặt hôm nay họ sẽ ra tòa làm chứng.

Anh bạn cảnh sát Nhật của tôi ra xe lấy bông băng cứu thương vào băng bó cầm máu cho cô ta xong thì cô gái kể cho tôi nghe rằng cô ta tên là Hoa, dân ở quận Tân Bình, Sài gòn mới lấy chồng sang Nhật hơn một năm, hôm nay cô ta đến Đại sứ quán để gia hạn lại cái Passport nhưng sau khi làm xong thì người nhân viên Đại sứ quán nhũng nhiễu làm tiền, đòi cô ta trả tiền dịch vụ 60000 yen (khoảng 600 USD). Cô ta bất bình vì giá niêm yết gia hạn giấy tờ không phải như vậy nên đã xảy ra cãi vả. Người nhân viên đã chửi cô ta rằng “Địt mẹ, mày là con điếm Nhật“, giận quá nghĩ rằng không thể nói chuyện với những người vô học như vậy nên cô ta chỉ bỏ lên bàn trả đúng số tiền theo giá niêm yết và đi về. Cô ta không ngờ rằng nhân viên Đại sứ quán giở thói côn đồ giật xách từ phía sau làm cho cô ta té ngửa vào cạnh bàn và bị thương như vậy.

Nghe đến đấy máu nóng của tôi nổi lên, thú thật lúc đó có thuốc nổ thì tôi cũng cho nổ tung cả cái tòa đại sứ VN nhơ nhớp này, còn chuyện hậu quả thế nào tính sau.

Tôi nói với ông xếp đi cùng: “Tôi nghĩ hôm nay tôi không thể dịch làm việc ở đây được, bởi tôi mà thấy mặt mấy thằng nhân viên lưu manh của Đại sứ quán này chắc tôi ra xe của ông vác súng vô bắn tụi nó hết. Tôi chịu hết nổi rồi. Nhục nhã quá.”.

Cũng may có cô gái Việt nam cũng là thông dịch viên cho một hãng nào đó ngồi gần, nghe nói như vậy nên kéo vai tôi. “Dzậy chú về đi, nếu chuyện không quan trọng thì sẵn thông dịch cho hãng, cháu dịch giùm mấy ông này luôn cho, cháu thỉnh thoảng cũng có đi làm thêm thông dịch cho cảnh sát, cháu hiểu nguyên tắc làm việc của mấy chú. Cháu đi dịch ở đây nhiều lần, không có máu me chảy bị thương chứ mấy cái cảnh làm tiền của mấy ổng gần giống như dzầy cháu thấy nhiều lần cũng quen rồi.”.

Trao đổi với xếp và nhờ cô gái dễ thương dịch giùm tôi bỏ đi ra ngoài xe ngồi, lấy gói thuốc của tên bạn cảnh sát hút một hơi 3 điếu dù đã bỏ thuốc gần 5 năm mới cảm giác gần bình tỉnh trở lại, nhưng hình ảnh những người Nhật ngồi cười, bàn tán với vẻ khinh mạn, câu nói của ông già người Nhật cứ đeo theo ám ảnh tôi.
NHỤC.

Nhục thật, ước gì tôi sinh ra không phải là người Việt nam để có thể tâm bình khí hòa trước những nỗi buồn mang tên Việt nam do cái tập đoàn cầm quyền ngu dốt đang gây ra.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?