Hồi Ký Bí Mật Của Một Nhà Lãnh Đạo Trung Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thứ Năm, ngày 14 năm 2009

Tác giả: Adi Ignatius

Cách đây 20 năm, khi xe tăng và binh lính của nhà cầm quyền Trung Quốc dập nát cuộc biểu tình của sinh viên tại Thiên An Môn vốn đang là sự chú ý của thế giới, người tử thương chính trị lớn nhất là ông Triệu Tử Dương, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc và cũng là người đã có nhiều nỗ lực nhất để tránh đổ máu.

Vì thua mưu mẹo của phía bảo thủ, ông Dương đã bị tước quyền hành và bị quản chế tại gia. Là người đủ tài trí để giới thiệu chính sách kinh tế tư bản vào Trung Quốc thời hậu Mao Trạch Đông, nhưng ông Dương đã phải sống 16 năm cuối đời trong vòng giam lỏng và ít khi được phép ra khỏi nơi ông cư ngụ trong một ngõ hẻm thanh vắng tại Bắc Kinh. Với mái tóc bạc dần, ông Dương đã trải qua nhiều ngày giờ cô đơn chơi golf trong sân nhà.

Nhưng hóa ra ông Dương đã không ngừng suy nghĩ về Thiên An Môn. Với sự can đảm và tài biến hóa, ông đã tìm được cách bí mật viết lại về kinh nghiệm của mình trong cương vị quyền lực cao nhất của Trung Cộng dù đang bị cách ly và theo dõi nghiêm ngặt. Và còn đáng kinh ngạc hơn nữa, ông đã chuyển được hồi ký của mình ra nước ngoài. Hồi ký của ông Dương mang tựa đề Tù Nhân của Nhà Nước: Hồi Ký Bí Mật Của Tổng Bí Thư Triệu Tử Dương. Tập hồi ký bí mật đã cho độc giả một cơ hội nhìn sâu hơn vào một trong những chế độ mờ ám nhất thế giới tại thời điểm then chốt của Trung Quốc. Tập hồi ký cũng đánh dấu lần đầu tiên một nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đã nói một cách trung thực về cuộc sống của ông trên đỉnh cao quyền lực. Quan trọng hơn cả, hồi ký của ông Dương có thể khuyến khích những nhà lãnh đạo tương lai duyệt lại biến cố Thiên An Môn và nhìn nhận lỗi lầm thảm khốc của nhà cầm quyền trong vụ việc. Hằng trăm người đã bị giết hoặc cầm tù bởi nhà cầm quyền, nhưng ngày nay rất ít người Trung Hoa biết đầy đủ sự kiện này.

Trong hồi ký của mình, ông Dương, qua đời năm 2005, viết chi tiết về những bi kịch và xung đột phía sau hậu trường trong lúc biến cố Thiên An Môn đang diễn ra. Ưu tiên hàng đầu của những nhà lãnh đạo Đảng không phải là dập tắt cuộc nổi dậy, mà là giằng co quyền lực giữa phe bảo thủ và phe cởi mở. Phe cực đoan đã cố gắng trong nhiều năm liền để phá hoại những cải cách kinh tế và chính trị mà ông Dương đã khởi động. Theo cuốn hồi ký thì biến cố Thiên An Môn đã cung cấp cho phe bảo thủ lý cớ để bẻ ngược tiến trình phát triển. Thời điểm then chốt theo lời kể của ông Dương là cuộc gặp gỡ tại tư gia của Đặng Tiểu Bình ngày 17 tháng 5 năm 1989, gần ba tuần lễ trước khi cuộc đàn áp đẫm máu xảy ra. Ông Dương tranh luận rằng chính quyền nên lui lại, thôi các lời hăm dọa người biểu tình và tìm cách làm giảm sự căng thẳng. Hai người thuộc khối bảo thủ lập tức đứng lên phê bình ông Dương và đổ lỗi vì ông mà cuộc biểu tình tăng cường độ. Đặng Tiểu Bình là người có quyết định sau cùng, và ông đã ban hành tình trạng thiết quân luật và chuyển quân vào thủ đô. Tại điểm đó một sự bất đồng hiếm thấy trong lịch sử tại cấp cao nhất của Đảng đã xảy ra. Ông Dương không tiếp tay: “Tôi từ chối không làm người Tổng Bí Thư dùng quân đội đàn áp sinh viên.”

Với sự nghiệp chính trị xem như đã chấm dứt, ông Dương đi đến quảng trường Thiên An Môn để nói chuyện với hàng ngàn sinh viên đang biểu tình. Thủ Tướng Lý Bằng, đối thủ chính của ông Dương cũng đi theo, nhưng ông Dương cho biết là họ Lý đã “hoảng sợ” và rút nhanh khỏi hiện trường. Trong nước mắt, ông Dương nói với sinh viên qua loa cầm tay: “Chúng tôi đã đến qúa trễ”. Ông kêu gọi sinh viên rời Thiên An Môn để làm giảm căng thẳng. Rất ít số sinh viên nghe lời ông. Hai tuần sau, xe tăng và quân đội được lệnh kéo vào thành phố.

JPEG - 35 kb
Trong nước mắt, ông Dương nói với sinh viên qua loa cầm tay: “Chúng tôi đã đến qúa trễ”. (Ảnh: AP)

Khi cuộc đàn áp tại Thiên An Môn bắt đầu, ông Dương chỉ có thể rùng mình khi nghe tiếng súng liên thanh pop-pop-pop gần nơi ông ở. Ông viết: “Ngồi trong sân nhà với gia đình, tôi nghe tiếng súng bắn dữ dội. Vở thảm kịch kinh động thế giới đã không thể tránh khỏi, và nó đang diễn ra.”

Nỗ lực của ông Dương đòi hỏi khả năng bảo mật lẫn âm mưu. Ngay dưới mắt kiểm soát của những kẻ canh giữ, ông Dương đã thu âm khoảng 30 cuốn băng, mỗi cuốn dài khoảng 1 tiếng. Theo nội dung các cuốn băng, thì hầu hết đã được thu âm vào khoảng năm 2000. Ngay cả người trong gia đình cũng không hay biết gì về việc này. Những băng thu âm cassettes được kể lẫn lộn với các băng nhạc trẻ em và băng hát cải lương ở quanh nhà. Ông Dương chỉ đánh dấu thứ tự những băng cassettes bằng bút chì rất mờ, chứ không ghi tựa đề hay chú thích gì khác. Những băng âm đầu ghi lại các buổi thảo luận với bạn bè, nhưng hầu hết các băng còn lại chỉ thu lời của ông, và có vẻ như đọc từ một bản văn do ông soạn trước.

Khi ông Dương đã hoàn tất phần thu âm kéo dài khoảng 2 năm, ông tìm cách chuyển cho một vài bạn hữu mà ông tin tưởng và cũng là đảng viên cao cấp. Mỗi người chỉ giữ vài băng để tránh việc bị mất hoặc bị tịch thu trọn bộ. Sau khi ông Dương chết cách đây 4 năm, vài người biết về những băng thu âm này — tuy nhiên không thể liệt kê tên ở đây được vì sợ nhà cầm quyền Trung Quốc trả thù — đã bắt đầu nỗ lực âm thầm đầy khó khăn để tập trung về một nơi và xả băng để phát hành. Sau đó, một bộ băng nữa, có thể đó là bản gốc, cũng đã được tìm thấy lẫn trong đồ chơi của các cháu ông trong phòng làm việc.

Cấu trúc quyền hành được mô tả trong hồi ký là rối động và lộn xộn. Theo lời kể của ông Dương, Đặng Tiểu Bình là một nhân vật mâu thuẫn vừa thúc đẩy ông Dương tiến hành các cải cách kinh tế vừa đòi hỏi phải đàn áp bất cứ những ai thách thức quyền hành của Đảng. Đôi lúc Đặng Tiểu Bình được mô tả không phải là một hoàng đế, nhưng là một con rối bị điều khiển bởi ông Dương hoặc các đối thủ của ông Dương, tùy theo ai trình bày được sự việc với họ Đặng trước.

Sau khi bị quản chế tại gia, ông Dương chẳng còn gì để làm ngoài việc bị ám ảnh bởi những chuyện quá khứ, đi ngược lại thời gian để nghiền ngẫm chi tiết những lý lẽ Nhà Nước đã dùng để buộc tội ông. Những lần ông muốn ra khỏi nhà đều bị cản trở với những báo động đến mức khôi hài. Ví dụ, sau một thời gian dài, nhà cầm quyền đành cho phép ông chơi bi-da tại câu lạc bộ dành cho lãnh đạo, nhưng họ đuổi hết mọi người khác ra ngoài, và chỉ cho ông Dương chơi một mình. Nhà Nước đã thành công trong việc giữ ông trong bóng tối và bịt miệng ông, cũng như cản trở hầu hết những ai muốn thăm viếng ông. Ông Dương nói trong băng thu âm: “Cổng hộ nhà tôi thật lạnh lẽo và hoang vắng.”

Tuy nhiên, bên trong cánh cổng, ông Dương miệt mài thu âm cuốn hồi ký mà nay cho ông tiếng nói sau cùng về những gì đã xảy ra và những gì đáng lẽ đã có thể tránh được. Đây cũng là một hành động sau cùng thật xứng đáng với con người đã đóng góp to lớn cho Trung Quốc hiện đại. Mặc dù Đặng Tiểu Bình thường được nhận công trạng hiện đại hóa nền kinh tế Trung Quốc, nhưng chính ông Dương mới là người mang lại các cải cách — từ việc huỷ bỏ chế độ nông trường tập thể của Mao Trạch Đông đến việc tạo khu kinh tế tự do dọc theo bờ biển — thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc tỉnh dậy sau nhiều năm tháng tê liệt. Và cũng chính ông Dương phải liên tục chống đỡ trước những đối thủ đầy quyền lực không muốn thấy thay đổi.

Đất nước Trung Quốc mà họ Dương mô tả đang sống mạnh. Hàng lãnh đạo đất nước tiếp tục khuyến khích tự do kinh tế nhưng đe dọa hoặc bắt giữ những ai kêu gọi thay đổi cải tiến chính trị. Vào cuối năm ngoái, hơn 300 nhà hoạt động Trung Quốc đã đánh dấu 60 năm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền bằng cách ký tên chung vào Hiến Chương 08, một văn kiện kêu gọi đảng cải cách hệ thống chính trị và tôn trọng tự do ngôn luận. Bắc Kinh đáp lại theo lề thói cũ. Đó là tra khảo những người đã ký và bắt giữ một số người, trong đó có cả nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), người đã tham gia cuộc biểu tình tại Thiên An Môn.

Trong phần kết thúc cuốn hồi ký, ông Dương kết luận rằng Trung Quốc phải trở thành nền dân chủ đại nghị để có thể đáp ứng với những thay đổi của thế giới hiện đại. Đây là một nhận xét rất đáng nể phục của một con người suốt đời phụng sự Đảng Cộng Sản, và nhận xét đó nhiều phần sẽ khơi dậy một cuộc tranh luận khắp nơi trên mạng Internet của Trung Quốc. Mục tiêu cao nhất của ông Dương là một nền kinh tế hùng mạnh, nhưng ông từng bước đã thấy rõ rằng mục tiêu đó không thể tách rời khỏi nỗ lực phát triển dân chủ. Việc Trung Quốc có tránh được một thảm kịch Thiên An Môn kế tiếp hay không lệ thuộc nhiều vào vận tốc đưa nền dân chủ đến quốc gia này.

Ignatius là chủ bút báo Harvard Business Review và cũng là một trong những người phụ trách ấn hành cuốn Tù Nhân Của Nhà Nước.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.