Đại Vệ chí dị

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ban biên tập web VT: Tiết mục “Làng Dân Báo” sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và “ngoài luồng” của quần chúng Việt Nam.

Loạt bài ngụ ngôn về nước Vệ khởi đầu với bài Đại Vệ chí dị của blogger Người Buôn Gió. Sau đó blogger Giáp Văn cảm hứng từ đó để họa bài Đại Vệ văn minh chí dị. Loạt bài này đã được nhiều giới ưa thích và tán thưởng. Xin giới thiệu với bạn đọc.

Trang blog Người Buôn Gió”: http://blog.360.yahoo.com/blog-t0IS…

Trang blog Giáp Văn:http://giapvan.blogspot.com/2009/04…


Đại Vệ chí dị

Nước Vệ trải qua nhiều năm khốn khó, đến năm ấy thì Mạnh Vương lên ngôi báu. Thiên hạ hí hửng mừng rỡ, ngoài đường, ngoài chợ xầm xì bàn tán đầy vẻ phấn khởi. Nào là Mạnh vốn dòng của tiên đế, mặt mũi khôi ngô, sáng sủa, tính tình thuần hậu ưa sự thật. Thế này là dân Vệ hưng rồi, con cháu rồng đã trở lại nắm vương quyền. Bọn sâu mọt sẽ không còn đất sống…

Sau khi ngôi tể tướng vào tay Dũng, dân Vệ lại đồn, tể tướng là loại tài ba, học rộng, chí khí tiến thủ khác người, trình độ ưu việt. Ngài quản lý triều đình đâu sẽ ra đó, trọng dụng người hiền tài, xử trí anh minh lỗi lạc. Vận nước Vệ hưng thật rồi.

Ấy là đầu năm đại hội triều đình lần thứ XXX.

Dũng nắm ngôi tể tướng, có lần vi hành trong dân. Nghe thấy có kẻ mù lòa ở chợ nói rằng.

– Cái nước Vệ này càng ngày càng thiên về cường bạo ?

Người buôn bán đi qua, có đứa hiếu sự dừng lại hỏi nguyên do, kẻ mù nói.

– Vua thì Mạnh,quan thì Dũng thế có phải là toàn cường bạo đó sao ?

Dũng về triều tức tốc tìm kẻ có tên là Nhân để cho làm phó của mình. Hòng bịt miệng lời đồn đại về triều đình trong dân. Ba tháng sau Dũng vi hành ra chợ, lại nghe kẻ mù ấy nói.

– Phàm mọi mối quan hệ trong đời đều cần lấy chữ Tín. Làm quan càng cần phải giữ chữ Tín thì dân mới tin. Dân tin thì mọi việc mới suôn sẻ trôi chảy. Nước Vệ cường bạo có thừa, cái chữ Nhân kia cũng năm bày đường Nhân. Cái Nhân của kẻ đại trượng phu khác với cái Nhân của đám quần thoa. Nước Vệ mà không có chữ Tín thì khó mà thu phục được nhân tâm.

Dũng về bàn với Mạnh, xin tìm người Tín để làm quan đầu triều. Tìm mỏi mắt trong đám quan lại không có đứa nào đáng tên là Tín cả. Mấy năm sau chán nản thôi không tìm nữa.

Lại nói về dân Vệ, sau mấy năm sống dưới sự cai trị của vua quan mới. Con rồng chả thấy tinh tướng đâu, lòi đuôi ra giống tắc kè hoa. Càng trị vì lâu càng mưu mô xảo quyệt, biến hóa khôn lường. Sâu mọt được thể càng ngày càng sinh sôi, phát triển lúc nhúc. Tài ba học rộng cũng chả tăm hơi, lúc cần bán lúa thì cấm, lúc cần cấm thì lại cho bán, lạm phát leo thang, vật giá đắt đỏ, nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng. Dân tình lừa lọc nhau kiếm nắm gạo cho qua bữa, quan lại thì gia sức vơ vét thuế má, tài nguyên. Xã hội đảo điên, đạo đức xuống cấp. Đứa nào ma lanh thì sống, thật thà thì khốn đốn cả lũ.

Tề Bá Vương ở phía Bắc thấy nội tình nước Vệ rối ren, mới sai sứ sang Vệ đưa thư nói với Mạnh vương rằng.

– Nước các ngươi vốn là chư hầu của ta từ lâu, cảm cái tình ấy mà ta nói cho Vệ ngươi rõ. Lòng người Vệ oán thán triều đình lên đến tận mây xanh, không khéo trừ bỏ mối nguy ấy thì có ngày vua quan các ngươi chả còn dinh cơ nguy nga, bạc vàng, châu báu mà hưởng nữa đâu. Cái họa diệt vong ngay trước mắt đó.

Mạnh Vương nhận thư lấy làm lo sợ lắm. Bèn thân chinh sang Tề cầu kiến sự giúp đỡ. Tề Bá Vương cùng Mạnh Vương cắt máu ăn thề. Ký kết hiệp ước liên minh can thiệp nội bộ lẫn nhau khi có biến. Đổi lại Tề Bá Vương nói ý mình.

– Nước Tề ta có con ngựa gỗ, muốn ăn cỏ cao nguyên nước Vệ, liệu nhà ngươi có giúp được chăng ?

Mạnh Vương vái lịa lịa ríu rít rằng.

– Đại Vương nói một con, chứ mười con tôi cũng xin hầu đại vương.

Hàng nghìn thanh niên nước Tề kéo ngựa gỗ sang cao nguyên nước Vệ. Lão đại thần nước vệ cùng các sĩ phu thấy nguy cơ tiềm ẩn bèn dâng biểu can ngăn. Mạnh vương và Dũng phán rằng.

– Có mấy ngàn dân phu và con ngựa gỗ, làm gì mà các ngươi phải lo cuống lên như vậy, các ngươi an phận mà sống, đây là chủ trương lớn của triều đình. Cỏ để không cũng vậy, cho ngựa gỗ nước Tề ăn. Họ giả tiền có thêm ngân sách cho cao nguyên, thế không tốt sao. Cấm bàn.

Kẻ mù ở chợ đi xin ăn, lải nhải rằng.

– Nước Tề đồng ruộng bát ngát phì nhiêu, thảo nguyên mênh mông. Thế mà nhọc công kéo ngựa sang tận cao nguyên nước Vệ ăn cỏ. Há chả phải chuyện bất thường sao ? Tỉ như trong bụng ngựa chứa đồ binh khí, nếu có biến thì không thể hình dung mà nói hết.

Lời ấy đến tai triều đình, lập tức Mạnh sai Dũng sang Tề triều kiến. Khi đi dặn dò.

– Chuyến này ngươi đi, cốt phải thật khéo để làm sao dân Vệ ta thấy rằng nước Tề đối đãi nước Vệ như anh em ruột một nhà. Cho dân Vệ khỏi dị nghị, dèm pha.

Dũng sang chầu được Tề Bá Vương cho quan lại địa phương đón tiếp long trọng lắm. Về đến Vệ huênh hoang nói rằng.

– Đấy các người đúng là bọn hủ nho, nước Tề đãi Vệ ta như anh đối với em. Làm sao mà có chuyện thế này, thế nọ được.

Dân Vệ biết rằng nước Tề là nước mà từ trước đến này, chuyện anh em giết nhau tranh giành ngội vị, quyền lợi là nhiều nhất thiên hạ. Nhưng chả sử gia nào dám nói sợ đi ngược chủ trương lớn của triều đình. Quanh quẩn lại bàn đến kỳ đại hội triều đình tới, sẽ có vị này thẳng thắn, cương nghị vì dân vì nước, tay kia kiến thức uyên thâm… lên nắm ngôi. Nước Vệ lại sắp hưng rồi.


Đại Vệ văn minh chí dị (1)

(Lấy cảm hứng từ “Đại Vệ chí dị” của Người Buôn Gió)

Giáp Văn

Lại nói, sau khi tể tướng nước Vệ đi rồi, Đào Vương là vua nước Tề mới quay sang nói với cận thần:

– Nước Vệ tuy nhỏ nhưng ngoan cố kiên cường. Tiên đế đã bao phen mang quân chinh phạt, mấy nghìn năm rồi mà việc vẫn chưa xong. Xét theo sử sách, thì nước này Bắc giáp Động Đình, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Nam Hải. Trải qua mấy nghìn năm, nước Tề ta đã thu phục gần hết, chỉ còn lại phần nhỏ ở phía Nam. Nhưng cứ vài trăm năm, lại có kẻ dấy binh nổi loạn đòi cố quốc. Trước có chị em nhà Trưng Trắc, Trưng Nhị đánh lên Tượng Quận. Sau lại có bọn Tây Sơn đòi lưỡng Quảng, đòi cả công chúa. Sở dĩ như vậy là do văn minh nước Vệ độc đáo, hun đúc kết tinh truyền từ đời này sang đời khác.

Tể tướng nước Tề là Bảo, thấy vậy mới thưa rằng:

– Ngay đến cả quốc bảo của chúng ta như Kinh Dịch, Lạc Thư Hà Đồ, cũng có kẻ xấu miệng nói rằng xuất xứ là từ nước Vệ. Xem thế đủ biết, văn minh nước ấy thâm sâu khôn lường.

Đào Vương thấy vậy liền nói tiếp:

– Dân xứ ấy, bất kể đàn ông hay đàn bà, cũng anh dũng khác thường. Nhớ lại năm xưa, Thị Trinh nổi loạn, Lục tiên sinh mang quân đánh dẹp sáu tháng không xong, sau phải sai quân sĩ tụt quần diễu võ. Trinh thấy thế xấu hổ rút lui nên Lục tiên sinh mới có cơ bình phạt. Cho nên, muốn thu phục, vạn bất đắc dĩ mới phải dụng binh.

Cả hai trầm ngâm suy tính, bất giác Đào Vương nói:

– Xưa tiên đế bình phạt nước Vệ, tuy chỉ cai trị chưa đến hai chục năm, nhưng đã kịp đốt sách diệt sĩ. Cái gì quí báu cũng kịp chở về nhà. Nhờ thế mà dân Vệ lung lay như cây mất gốc suốt mấy trăm năm. Nếu không, nước Tề ta khó mà được như bây giờ, ta với các ngươi có khi cũng không có mặt. Nay ta học theo người xưa, tàn sát văn hóa, thì nước Vệ tự nhiên suy yếu. Nguyện ước của tiên đế nhờ thế mà có cơ thực hiện.

Bảo tể tướng thấy thế liền hùa theo:

– Đại Vương nói chí lý. Mấy chục năm nay ta đã cho không phim ảnh, nên dân Vệ suốt ngày xem phim dã sử nước Tề, đến mức thuộc sử Tề hơn cả sử Vệ. Chưa kể, dân xứ ấy sau mấy chục năm loạn lạc đói khổ, giờ chỉ chăm chắm lo cái trước mắt mà không nghĩ đến chuyện lâu dài. Kể như mỗi khi ta mua móng trâu móng bò, mua ếch, rắn, mèo thì vài vụ sau nhất định mất mùa đói kém. Nên kế của Đại vương, nếu bỏ chút công của, lại nhằm vào lòng tham sân si của quan lại và dân chúng thì dễ thực hiện lắm.

– Vậy ngươi định tính sao? Đào Vương hỏi. Bảo liền nói tiếp:

– Nước Vệ có cái mỏ nhôm lớn, nằm ở cao nguyên, là nơi hiểm yếu chiến lược. Nay vì túng quẫn, triều đình nước Vệ đã nhờ Đại Vương giúp sức đào lên chia phần để bán. Vậy Đại Vương mượn cớ giúp đỡ, cử hai vạn quân xuất thân từ vùng nghèo khó, giả làm phu đào mỏ đi sang. Lại dẫn thêm vài nghìn người phục dịch, mang theo nhiều quần áo, băng đĩa karaoke, phim ảnh và năm trăm cân vàng. Nội trong ba năm, có thể xong đại sự.

Ngươi nói rõ hơn xem! Đào Vương gắt.

– Muôn tâu! Trải qua nghìn năm cai trị mà xứ ấy vẫn không bị Tề hóa, chung qui cũng chỉ tại cái lũy tre làng. Cái lũy tre ấy ngăn cách sinh hoạt của dân chúng với triều đình, nên văn hóa xứ Vệ mới tồn tại dai dẳng như vậy. Thì nay cái xứ cao nguyên kia cũng thế, ở vùng hẻo lánh cách biệt, dân chúng nam đóng khố, nữ mặc váy thêu, hát sử thi Đăm Săn, gõ cồng múa chiêng, rất đặc biệt. Mỗi khi có dạ hội liên hoan to nhỏ, lại mang những thứ ấy ra nhảy múa trình diễn…

– Ngươi dài dòng quá. Nói gọn ta nghe! Đào Vương sốt ruột gắt lớn.

– Thưa vâng! Nay ta mang nhiều quần áo sang phát không cho dân chúng, thì họ không đóng khố mặc váy nữa. Lại mang băng đĩa karaoke phim ảnh cho không, thì họ không hát sử thi nữa. Lại lấy năm trăm cân vàng, đúc thành cồng chiêng, rồi cho đổi một cồng chiêng đồng lấy một cồng chiêng vàng thì nhất định dân chúng sẽ mừng húm. Nhưng cồng vàng gõ không kêu, chiêng vàng đánh không ra tiếng, thì cái trò múa cồng múa chiêng tự nhiên chấm dứt. Dân chúng tham vàng, sẽ tự đánh giết lẫn nhau, văn minh vùng ấy tự nhiên bị diệt.

– Hay! Đào Vương vỗ đùi đánh đét một cái, rồi hỏi:

– Còn gì nữa không?

Bảo thấy vậy, vui mừng ra mặt, tâu tiếp:

– Hai vạn quân sĩ sẽ cho kết hôn với người bản địa. Bọn này ở nhà không lấy được vợ, có cơ làm loạn. Nay cho sang bên ấy tiện cả đôi đường. Còn bọn phục dịch sẽ cho mở nhà hàng ăn uống giải trí, bán các món ăn Tề, hát các bài hát Tề. Sau ba năm, sẽ có hai vạn Tề con, lại có thêm một cái Tề-thao ở đó. Vậy coi như có một nước Tề nhỏ trong lòng nước Vệ. Lúc ấy, đại sự hà cớ gì lại không thành!

– Còn gì nữa không? Nếu không, tiến hành ngay lập tức! Đào Vương phấn khích đến độ không giữ được bình tĩnh. Thấy vậy, Bảo càng vui hơn, dõng dạc tâu tiếp:

– Muôn tâu! Khi khai mỏ rửa quặng, ta bí mật đổ thêm chút thuốc độc. Thuốc này theo đường sông suối mà chảy về xuôi. Nước sông nước giếng, tôm cua cá, lúa gạo cấy trồng, trâu bò lợn gà, kể cả người dân uống nước, đều sẽ bị nhiễm độc. Lúc ấy dân chúng sức khỏe suy yếu, tinh thần bạc nhược, lại suốt ngày xem phim Tề, mặc quần áo Tề, ăn món ăn Tề, vui chơi hú hí ở Tề-thao, thì sức đâu mà kháng cự. Muôn tâu bệ hạ! Cái này là bất chiến tự nhiên thành. Hoặc giả, một trận gió to là bay sạch…

– Diệu kế! Quả là diệu kế! Phen này ta một tên trúng năm sáu đích. Ước nguyện của tiên đế có cơ thành hiện thực!

Đào Vương phấn khích cùng cực, ngồi nhổm hẳn lên ngai vàng, mắt sáng rực, quát lớn:

– Bay đâu! Y kế thi hành!

Quần thần dạ ran rồi lui ra, bàn bạc cắt cử việc mang người mang của đi sang nước Vệ.

Liverpool, 30/4/09.


Đại Vệ văn minh chí dị (2)

Giáp Văn

Lại nói, triều đình nước Vệ nghe tin Tề Bá Vương mang người mang của sang giúp việc bóc đất khai mỏ thì mừng lắm, liền mở cuộc họp báo rao tướng lên rằng phen này nước Vệ sắp giàu rồi! Vệ ta sắp có thêm khoản tiền to để bỏ vào ngân khố rồi!

Có vị võ tướng, vốn là khai quốc công thần, tuổi tuy đã gần trăm nhưng mắt vẫn tinh anh, nhìn rõ dã tâm của Tề Bá Vương, nhưng sợ lòng dân vọng động, nên hai lần bí mật dâng biểu can ngăn. Triều đình tuy có tiếp biểu, nhưng giấu biệt tăm không cho dân chúng biết. May có kẻ nhanh tay nhanh mắt, lại có lòng với nước với dân, nửa đêm lẻn vào phủ Tể tướng chép lại, mang ra phát tán tứ phương. Dân nước Vệ nhờ thế đọc được, mới biết cái họa diệt vong đã ở sát sau lưng. Trong nhà ngoài ngõ, nam phụ lão ấu, ai ai cũng lo lắng mất ăn mất ngủ. Mấy tay mõ làng cũng không đứng ngoài cuộc, ngày đêm rao giảng chuyện nước Tề sắp mang quân sang khai mỏ nước Vệ. Chưa bao giờ tình hình Vệ quốc lại căng thẳng trầm trọng đến như vậy.

Thế nên, các vị bô lão cùng các sĩ phu nước Vệ mới tính chuyện tổ chức hội nghị Diên Hồng, phân tích thiệt hơn để soạn biểu can gián triều đình. Có vị tuổi già sức yếu, cũng không ngại đường xa, cưỡi lừa bất kể ngày đêm đi hơn trăm dặm có mặt đúng giờ. Có vị sức tàn lực kiệt, cũng ngồi lên võng bảo con cháu khiêng đi. Các bậc danh sĩ khoa bảng, vốn người nước Vệ nhưng đang sinh sống làm ăn thuyết giảng ở các nước Mẩy, Ngố, Nhất, Phù, Đủ, Tấn, Tất, Tần, Tật… cũng thu xếp trở về. Nội trong dăm chục năm trở lại đây, chưa có khi nào người nước Vệ lại cần kíp và đồng lòng như vậy.

Những tay trẻ tuổi không được tham dự hội nghị, thì xin ký tên điểm chỉ tỏ lòng hưởng ứng. Để thêm bằng cớ, có kẻ còn vào tận xứ cao nguyên ghi ảnh chụp hình. Kẻ có chút học thức, lại thạo nghề khai mỏ, thì ngồi tính toán chi li xem việc bóc đất rửa quặng lời lỗ bao nhiêu thiệt hại thế nào. Tất cả mới ngã bổ chửng ra rằng, nếu không tàn phá thiên nhiên cây cỏ, đầu độc sông suối thì phần lỗ là cầm chắc trong tay. Nên hội nghị lại càng đồng tâm nhất trí. Nhất hô vạn ứng, nội trong ba ngày, có đến mấy nghìn người xin tham gia soạn biểu ký tên can gián triều đình. Danh sách quá dài, giấy không đủ viết, các bô lão mới đành lựa lấy hơn trăm người, phần nhiều là các vị chức cao vọng trọng, cùng các sĩ phu khoa bảng đã thành danh, định ngày lành giờ tốt, đồng tâm soạn biểu dâng lên triều đình nước Vệ.

Rồi ngày ấy giờ ấy, tất cả xa gần họp mặt, tắm nước thơm, đốt trầm hương soạn biểu. Kể rõ sự tình, nói rõ cái nguy trước mắt, cái khốn lâu dài, lại thêm mười điều thua lẽ thiệt:
Việc không cần thiết, chớ nhọc sức dân

Không giúp việc làm, không thêm ngân khố

Đường xa cách trở, vận chuyển làm sao

Thiếu nuớc trên cao, thiếu điện chạy máy

Hại cỏ hại cây, hại người hại vật

Hiểm yếu chiến lược, không thể bỏ qua

Rước hổ về nhà, ngoại bang xâm nhập

Văn minh suy kiệt, Vệ tộc diệt vong

Một lần sẩy chân, muôn đời nô lệ…

Biểu soạn xong, sao thành ba bản, lại thành kính thắp hương khấn Quốc tổ Quốc mẫu, cầu Người phù hộ độ trì cho con dân nước Vệ qua cơn nguy khốn, rồi nhằm phòng Vụ quốc, phủ Tể tướng và điện Vệ Vương thẳng tiến.

Bô lão đi trước, chí sĩ đi sau, xếp thành hai hàng, áo the khăn đóng… Chưa bao giờ việc dâng biểu lại diễn ra long trọng như vậy.

Đến phòng Vụ quốc, biểu được dâng lên, đón tiếp trọng thị. Bô lão nghẹn lời, chí sĩ rơi nước mắt. Nhờ hồng phúc tổ tiên, nước Vệ ta sắp được cứu rồi!

Trời cao đất thấp, gió mát hiu hiu, lòng người hớn hở, cả đoàn lại chỉnh đốn hàng ngũ, sửa sang y phục, tiến sang phủ Tể tướng và điện Vệ Vương. Thì hỡi ôi, phủ và điện xưa nay không có thói quen nhận biểu tận tay. Muốn gửi gì trình gì, phải qua nhà mõ.

Ừ thì nhà mõ! Vận nước làm trọng, khó nhọc lúc này kể đến làm chi. Nhà mõ cạnh đây, nói khó một tí thì mõ chuyển…

Trong nhà ngoài ngõ, nam phụ lão ấu lại khấp khởi mừng thầm. Biểu đã dâng lên, thấu tình đạt lý, lẽ nào triều đình không xem xét.

Rồi cũng đến ngày đến tháng, thỏa niềm mong mỏi muôn dân, công chiếu ban ra, ngắn gọn súc tích: Khai mỏ nguyên cao là chưởng tru lớn của đình triều. Bán cầm!

Dân chúng chết đứng. Chí sĩ chết ngồi. Các vị bô lão nước mắt hai hàng, xót không thể tả.

(còn nữa)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…